“Phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc”
Ông Vũ Mão: “Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước”.
LTS: Tiếp tục cuộc trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam góp ý cho Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, ông Vũ Mão, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII, VIII, IX đã chỉ rõ 5 nhóm vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, là nền tảng để phát triển đất nước. Với ý nghĩa quan trọng đó, tôi đã nghiên cứu kỹ những nội dung Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII liên quan đến các vấn đề kinh tế. Lĩnh vực kinh tế rất rộng lớn, ở đây tôi xin được đóng góp ý kiến vào một số vấn đề cụ thể:
Về quan điểm và nhận thức đối với phát triển các lĩnh vực kinh tế
Một là, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế trên cơ sở kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu.
Hai là, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn có chuyển biến, mức độ cơ giới hoá trong nông nghiệp tăng; nông nghiệp phát triển toàn diện hơn theo hướng khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây dựng nông thôn mới có nhiều tiến bộ.
Ba là, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập trung vào ngành chính, đẩy mạnh cổ phần hoá, triển khai thực hiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, nâng cao tính công khai, minh bạch và hiệu quả hoạt động.
Bốn là, phát huy vai trò quyết định của nội lực, đồng thời thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI và khu vực sản xuất nông nghiệp.
Năm là, giải quyết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá,xây dựng con người,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Ông VŨ Mão nhận định, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển để đạt được hai mục tiêu, vừa nâng cao sức mạnh cho nền kinh tế, vừa góp phần quan trọng để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. ảnh: Ngọc Quang.
Về phương hướng phát triển kinh tế
Một là, xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chú trọng những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế như GDP bình quân đầu người, tỉ trọng giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, tỉ trọng nông nghiệp, tỉ lệ đô thị hoá… những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội như chỉ số phát triển con người, tuổi thọ bình quân, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập…
Bên cạnh đó, phải chú trọng những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về môi trường như tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch, độ che phủ rừng, tỉ lệ giảm mức phát thải khí nhà kính…
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Video đang HOT
Ba là, cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công.
Bốn là, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Năm là, cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Về phát triển công nghiệp
Một là, thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học – công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm.
Hai là, phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ba là, chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường và công nghiệp văn hoá.
Bốn là, phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ; nâng cao hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp; sớm đưa một số khu công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động.
Về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Một là, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện cả về nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền vững.
Hai là, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hoá một cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Ba là, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu.
Bốn là, xác định vai trò hạt nhân của doanh nghiệp trong nông nghiệp, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước; phát triển hợp tác xã kiểu mới; hình thành các vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ.
Năm là, từng bước hình thành các tổ hợp nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ công nghệ cao.
Về phát triển khu vực dịch vụ
Một là, tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin.
Hai là, hiện đại hoá và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khóan, logistics và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác.
Ba là, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách giá dịch vụ giáo dục – đào tạo, y tế; phát triển dịch vụ giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, dịch vụ khoa học và công nghệ, văn hoá, thông tin, thể thao, dịch vụ việc làm.
Bốn là, hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chủ động phát triển mạnh hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước, tham gia vào mạng phân phối toàn cầu.
Về phát triển kinh tế biển
Một là, phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
Hai là, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá; kinh tế hàng hải như kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển; du lịch biển, đảo.
Ba là, có cơ chế tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển, thu hút mạnh hơn mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên biển, đảo một cách bền vững.
Bốn là, tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ngọc Quang (ghi)
Theo giaoduc
'Đường ray là kinh tế thị trường, đầu máy là kinh tế tư nhân'
Sau những tháng ngày 'chìm - nổi', doanh nghiệp tư nhân dần khẳng định được vị thế...
Việt Nam bắt đầu từ nền kinh tế chợ quê tới kinh tế mặt phố và cho đến hiện nay là "mon men" vào nền kinh tế siêu thị. Tất cả những giai đoạn này đều ghi nhận sự phát triển nội lực của doanh nghiệp tư nhân.
Mai Khanh "Thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế, còn kinh tế tư nhân chính là động lực của nền kinh tế. Nếu như ví nền kinh tế Việt Nam như con tàu cao tốc, thì đường ray chính là kinh tế thị trường, còn đầu máy chính là kinh tế tư nhân".
Đưa ra so sánh trên tại hội thảo "Động lực phát triển kinh tế tư nhân" diễn ra hôm 3/10, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, khi Việt Nam bắt đầu cải cách 30 năm trước, chúng ta thường dùng cụm từ "nền kinh tế nhiều thành phần", thực chất là kinh tế thị trường, và sau này chúng ta mới chính thức dùng "kinh tế thị trường" trong các văn kiện của Đại hội Đảng.
Nhưng tại thời điểm hiện nay, ông nói, kinh tế tư nhân mới chính là từ khóa, là sự thay đổi lớn nhất của tư duy.
"Ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta đều có thể thấy được bức tranh tương phản của các nền kinh tế chú trọng về kinh tế tư nhân và các nền kinh tế chú trọng kinh tế nhà nước. Nhưng nhìn chung, chúng ta không thể phủ nhận kinh tế tư nhân mới chính là động lực để phát triển nền kinh tế. Vai trò của Nhà nước rất quan trọng, nhưng động lực để phát triển lại chính là kinh tế tư nhân", ông Lộc phát biểu.
Đánh giá về vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói, từ chỗ có 4.000 doanh nghiệp, đến nay đã có 500.000 doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
Việt Nam bắt đầu từ nền kinh tế chợ quê tới kinh tế mặt phố và cho đến hiện nay là "mon men" vào nền kinh tế siêu thị. Tất cả những giai đoạn này đều ghi nhận sự phát triển nội lực của doanh nghiệp tư nhân.
Đề cập đến khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của kinh tế tư nhân, ông Trung tổng kết, Việt Nam đã đi một bước dài về chính sách. Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực năm 2000 được xem là cuộc cách mạng cho đội ngũ doanh nghiệp, tạo ra bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế.
"Chúng ta nói nhiều tới đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc... nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, để có thể tạo nên sự đột phá đó phải kể đến vai trò và vị thế to lớn của doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.
Với nhiều năm nghiên cứu về hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong sự phát triển của nền kinh tế, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nói: "Một nền kinh tế sẽ không thể phát triển được nếu kinh tế tư nhân không phải là đầu tàu. Việc hoàn thiện thể chế là do Nhà nước tạo nên. Doanh nghiệp là đối tượng sử dụng thể chế nên phải có trách nhiệm thúc đẩy để hoàn thiện thể chế, hay nói cách khác là phải chủ động để tạo sự thay đổi".
Theo ông Cung, thể chế bao gồm thể chế chính thức và phi chính thức. Thể chế chính thức là các luật lệ do Nhà nước ban hành và thể chế phi chính thức là các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Ngoài thể chế ra, hiện tại Việt Nam còn có "luật rừng". Nhưng nếu như thể chế chính thức và phi chính thức phát triển mạnh, thì có thể áp đảo được "luật rừng" và ngược lại.
"Cộng đồng doanh nghiệp cần đồng lòng, đồng sức và đồng lực thúc đẩy cho một thị trường đầy đủ và bao dung, vì sự phát triển và lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nước, trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng quốc gia", ông Cung nhấn mạnh.
Trước các vấn đề về khuôn khổ pháp lý và thể chế được nêu, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội nói: "Ủy ban Kinh tế Quốc hội nói riêng và Quốc hội nói chung đã theo dõi rất sát sao việc ban hành các văn bản. Trong Quốc hội cũng có hơn 40 đại biểu là doanh nhân. Họ thường xuyên đưa việc ban hành văn bản hướng dẫn chậm tại các kỳ họp Quốc hội. Qua đó, Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo cụ thể để từng bước khắc phục việc này. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp".
Ông Phúc hy vọng, thời gian tới, VCCI với vai trò là cơ quan đại diện của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân sẽ tiếp tục kiến nghị lên Chính phủ để thúc đẩy hơn nữa việc ban hành các văn bản pháp
Theo VnEconomy
Thủ tướng: "Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh quan điểm này khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng vào ngày 6/7. Thực hiện chương trình hoạt động sau kỳ họp, ngày 6/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri huyện Thủy Nguyên, báo cáo kết quả kỳ họp thứ...