‘Phải dạy giáo viên trung thực’
“ĐH Sư phạm là nền tảng của giáo dục nên phải dạy giáo viên tương lai tính trung thực, không để tình trạng học sinh giơ tay thẳng là thuộc bài, giơ tay cụp là chưa thuộc”, PGS Trần Hữu Nghị đề xuất.
Tại Hội nghị chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 sáng 23/1, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng Trần Hữu Nghị cho rằng, cách dạy và học ở Việt Nam rất kém so với các nước. Điều này được chứng minh bằng thực tiễn ngay trong gia đình ông.
Hai đứa cháu cùng 6 tuổi, một đứa học trong nước và một đứa sang Australia. Ba năm sau thầy Nghị ngỡ ngàng khi thấy cháu đi nước ngoài có khả năng phân tích mọi việc, còn bé trong nước thì không. Khi cùng đưa hai đứa đến một trung tâm dạy nhảy, về nhà bé học ở Australia tự tin nói ra năm điểm chưa được và hai điểm được của trung tâm, bé còn lại chỉ im lặng.
“Cháu gái đi nước ngoài nói với tôi, cô giáo ở Việt Nam quá nghiêm khắc và có lúc mắng học sinh, còn giáo viên ở Australia thì dễ gần, thoải mái hơn”, thầy Nghị kể và cho rằng, các trường sư phạm nên thay đổi cách dạy và học để sinh viên ra trường truyền đạt được kiến thức cho học sinh.
Thầy Trần Hữu Nghị cho rằng các trường sư phạm cần dạy giáo viên tương lai đức tính trung thực. Ảnh: Hoàng Thùy.
Vị hiệu trưởng khẳng định, giáo viên mới hiện nay không tự tin và tính trung thực không cao. Khi có người dự giờ, giáo viên kiểm tra bài sẽ để học sinh giơ tay, nhưng trước đó đã dặn các cháu nếu biết thì giơ thẳng, không biết thì cụp xuống, cô chỉ gọi những em giơ tay thẳng. Tất cả điều đó vô tình đã dạy học sinh tính không trung thực.
“ĐH Sư phạm là nền tảng của giáo dục nên phải dạy sinh viên trung thực. Nền giáo dục đang có vẻ không tin nhau. Bộ không tin Sở, Sở không tin giáo viên, giáo viên không tin học sinh… Như vậy thì làm sao có thể phát triển”, thầy Nghị băn khoăn.
Video đang HOT
Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội Phạm Văn Đại thừa nhận, bên cạnh những thành tích đạt được thì Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu so với trình độ các nước trong khu vực, chưa phù hợp với các vùng miền, cơ sở vật chất chưa đảm bảo và đất dành cho trường học còn thiếu.
Ông Đại cho biết, giáo dục của thủ đô so với cả nước là mũi nhọn, tuy nhiên việc dạy và học trong nhà trường hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức. Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu và đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.
“Năng lực nghề nghiệp của một số nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, ông Đại thừa nhận.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục Nam Định cho rằng, nếu quyết tâm làm thì chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ có chuyển biến. Ngành giáo dục chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng giáo dục nên cần đặc biệt chú ý cơ chế, chính sách để thu hút sinh viên giỏi vào trường sư phạm.
“Chất lượng đầu vào của các trường sư phạm hiện nay thấp. Ông cha ta đã nói có bột mới gột nên hồ, một học sinh trung bình không thể thành giáo viên giỏi sau 4 năm học ở ĐH Sư phạm. Thầy giỏi mới có trò giỏi, không có thầy giỏi thì chất lượng giáo dục không thể chuyển biến”, ông Tuấn nói.
Khẳng định trường luôn quan tâm đến việc đào tạo giáo viên giỏi, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Minh cho hay trường đang tìm mọi cách để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và thu hút sinh viên giỏi vào học. Tuy nhiên, việc thu hút những em giỏi cần có chính sách ưu tiên đặc biệt.
“Chúng tôi sẵn sàng tham gia đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015″, ông Minh nói và đề xuất, cần phải đầu tư thỏa đáng cho các trường đại học trọng điểm về đào tạo giáo viên.
Vị hiệu trưởng cho hay, ông sẵn sàng cam kết trước xã hội về chất lượng đào tạo, nhưng cần có sự thay đổi trong việc công nhận bằng cấp, trong tuyển dụng và sử dụng, không thể đánh đồng chất lượng giữa các trường. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm nhận sinh viên thực tập của các trường, doanh nghiệp vì hiện nay việc liên hệ cho sinh viên sư phạm đi thực tập rất khó khăn.
Tiếp nhận ý kiến của lãnh đạo các trường, sở, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sẽ tăng cường đầu tư về tài chính, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hiện tại và giáo viên mới cho hai ĐH Sư phạm trọng điểm. Bộ trưởng nhắc nhở, lãnh đạo các đại học cần tôn trọng thương hiệu của trường, nếu dễ dãi để sinh viên được bằng giỏi, được một, hai lứa, xã hội sẽ không tin tưởng nữa.
“Bộ đang cân nhắc có nên đặt vấn đề miễn thi cho người được bằng giỏi hay không vì vấn đề này một số trường đang quản lý rất lỏng lẻo”, Bộ trưởng Luận nói.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thì cho rằng các nhà trường muốn tồn tại phải vươn lên, phải tạo áp lực từ bên trong. Vì giáo dục là đào tạo nhân lực nên phải đánh giá, sàng lọc giáo viên. Sinh viên tham gia đánh giá giảng viên, giáo viên tham gia đánh giá hiệu trưởng, ban giám hiệu, cơ quan quản lý cấp dưới tham gia đánh giá quản lý cấp trên…
“Chính sách đối với cán bộ nhà trường không nên bình quân, thu nhập mỗi người phải phù hợp với hiệu quả đóng góp chứ không đơn thuần là thâm niên, bằng cấp. Trong nhà trường cần có phương châm đổi mới theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa và dân chủ hóa”, Phó thủ tướng nói.
Theo VNE
Xóa sổ taxi "mù"
Công an 10 phường của Q.1 (TP.HCM) đã đồng loạt ra quân trấn áp, xử lý taxi lấy quá giá, taxi chiếm đoạt tài sản của hành khách, taxi "mù" hoạt động trái phép... nhằm lập lại trật tự tại trung tâm thành phố.
Các taxi "mù" bị tạm giữ - Ảnh: Đàm Huy
Taxi "mù" không chỉ nổi tiếng vì đồng hồ tính tiền thiếu trung thực và không kiểm định, mà còn phổ biến với chiêu chạy lòng vòng, chặt chém tiền của khách. Khoảng tháng 8.2012, 2 du khách Úc đón taxi từ bến Bạch Đằng về khách sạn ở khu phố Tây, đi khoảng 3 km. Thay vì đi một đường thẳng sẽ đến khu phố Tây nhưng tài xế taxi "mù" cố tình chạy lòng vòng qua nhiều tuyến đường ở Q.1, rồi mới đến nơi và đòi lấy 400.000 đồng. 2 du khách phản ứng, tài xế giả vờ thối lại 3 tờ 10.000 đồng, rồi bỏ chạy...
Đặc điểm chung của taxi mù
Các taxi "mù" có một số đặc điểm chung như: thường sử dụng loại xe KIA 4 chỗ, Innova 7 chỗ có màu sơn trắng hoặc xám dán nhiều logo, đề can giả của các hãng taxi uy tín số điện thoại gần giống với các số ĐT nóng của các hãng taxi có gắn bộ đàm nhưng không hoạt động gắn đồng hồ Km nhưng không có tem kiểm định hộp đèn đặt trên trần xe có kích cỡ nhỏ...
Theo hồ sơ tài liệu của cơ quan công an, lãnh địa mà các taxi "mù" thường đóng đô là ở các khu vực: khu phố Tây (đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám), chợ Bến Thành, bến tàu cánh ngầm, nhiều khách sạn ở Q.1, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (Q.3), nhà hàng, bệnh viện... hoặc đi rảo ở các quận: 4, 5, 7, 8... để tìm "con mồi".
Để chấn chỉnh tình trạng này, Ban Giám đốc Công an TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo cho Công an Q.1 tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát xử lý nghiêm các taxi "mù" hoạt động trên địa bàn quận. Thực hiện chỉ đạo này, những ngày qua, Công an Q.1 đã huy động Đội CSGT, CSTT, Cảnh sát 113 quận phối hợp với công an 10 phường lên kế hoạch xóa sổ taxi "mù". Trong những ngày đầu ra quân, Công an Q.1 đã xử lý hàng chục xe taxi vi phạm, trong đó tạm giữ 17 xe taxi "mù", hầu hết là xe có nguồn gốc thuê mướn. Số taxi này đều nhái bảng hiệu của một số taxi chính hãng uy tín dán logo, hộp đèn, đồng hồ tính cước giả... Khi cần, chỉ trong vòng 2 phút, tài xế taxi "mù" sẽ hô biến chiếc xe hơi du lịch 4 hoặc 7 chỗ ngồi thành taxi chính hiệu (bề trái của các logo có nam châm nên tháo dán rất dễ dàng bên hông xe).
"Nếu hành khách phát hiện tài xế taxi có biểu hiện lấy quá giá, cưỡng đoạt, cướp giật tài sản... thì hành khách ghi lại các thông tin về phương tiện, đặc điểm về tài xế báo ngay cho công an nơi xảy ra vụ việc để cơ quan chức năng có hướng xử lý" - trung tá Nguyễn Nhật Thành, Trưởng đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an Q.1, khuyến cáo.
Cần cải tạo lại thông tin đồng hồ tính tiền
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM, thừa nhận tình trạng taxi "chặt chém" hành khách vẫn còn tái diễn. Việc gian lận này ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín hoạt động taxi nói chung. Hiện đồng hồ taxi có nhiều điểm không rõ ràng khiến hành khách khó hiểu, dễ bị tài xế taxi tính tiền thêm. Các hãng taxi cần phải cải tạo lại đồng hồ tính tiền để hành khách dễ nhận biết được số tiền phải trả thông tin phải bằng nhiều thứ tiếng để hành khách biết được đi trong nội thành tính bằng tiền đồng, đồng hồ tính theo Km...
Nói về việc nếu một số tài xế taxi "mù" muốn tham gia chạy taxi hợp pháp bằng xe nhà, ông Hỷ cho rằng việc này là khó thực hiện, bởi từ năm 2010, TP.HCM đã ngưng không cho đăng ký mới xe taxi.
Theo TNO
Đáng khen 3 học sinh nhặt được 30 triệu đồng trả lại người đánh mất Trên đường đi học, nhặt được một bọc tiền lớn, 3 em học sinh ở huyện Đô Lương, Nghệ An đã cầm đến trường, sau đó trả lại người đánh mất. Hành động của các em được nhà trường tuyên dương ngay sau đó. Đó là hành động đầy ý nghĩa của 3 em học sinh gồm: Hồ Sỹ Tiến, lớp 12A1 Nguyễn...