Phải đấu thầu cung cấp dịch vụ xe buýt công khai, minh bạch
Phải đấu thầu cung cấp dịch vụ xe buýt công khai, minh bạch, khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các dịch vụ cao cấp. Đây là quan điểm của các vị khách mời tại Tọa đàm “Để xe buýt thực sự là một lựa chọn văn minh”, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 25/7.
Các đại biểu tham dự tại cuộc tọa đàm. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Xe buýt là sự lựa chọn không thể thiếu của một đô thị văn minh. Để người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng, trong đó có xe buýt, từ nhiều năm qua Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng như nhiều địa phương khác đã triển khai một loạt biện pháp. Tuy nhiên, dường như bức tranh vận tải xe buýt tại hai thành phố lớn nhất nước vẫn chưa “sáng” được như kỳ vọng.
Những năm qua, dù các địa phương đã có nhiều hình thức hỗ trợ, ưu tiên, nhưng không ít khách hàng vẫn quay lưng với xe buýt. Đây là bài toán mà cả chính quyền và nhiều doanh nghiệp xe buýt vẫn loay hoay chưa tìm được đáp án. Phân tích của Tiến sỹ Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, vẫn còn những vấn đề khiến xe buýt chưa hấp dẫn.
Dịch vụ của xe buýt chưa tạo được sự yên tâm cho người dân. Xe buýt có khi còn là “hung thần” đường bộ gây ra nhiều vụ tai nạn, gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, bất tiện hơn xe máy, thái độ của nhân viên chưa phù hợp…
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, hoạt động của xe buýt công cộng tại các đô thị lớn, còn nhiều vấn đề tồn tại kéo dài, chưa giải quyết được. Đặc biệt, sau đợt giãn cách xã hội để phòng, chống COVID-19 và cơn bão giá xăng dầu vừa qua đã đẩy các doanh nghiệp vận tải xe buýt vào tình thế hết sức khó khăn.
Video đang HOT
Có vòng xoáy luẩn quẩn, hành khách xoay lưng với xe buýt, nhiều người cảm thấy không còn thói quen đi xe buýt nữa bởi mất mấy tháng, thậm chí cả năm trời không đi và họ đã dần quen đi xe cá nhân nên muốn phục hồi lại càng khó khăn hơn. Ít khách đi, trợ giá cho các doanh nghiệp xe buýt bị giảm xuống, nên không có tiền để đổi mới phương tiện, đầu tư cho hạ tầng xe buýt, thậm chí chi lương cho cán bộ nhân viên của công ty còn khó khăn. Đã có nhiều công ty xe buýt phản ánh lỗ. Nhiều doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh bỏ bến. Và như vậy, dịch vụ xe buýt chất lượng ngày càng giảm đi và hành khách lại càng từ chối.
Đề cập đến câu chuyện một doanh nghiệp xe buýt ở Hà Nội xin trả lại tuyến, hay một loạt đơn vị kinh doanh vận tải xe buýt tại TP Hồ Chí Minh “đồng thanh” kêu lỗ vì không có khách hàng, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đưa ra một thực tế là có những địa phương, mỗi năm chi hàng nghìn tỷ đồng để trợ giá, nhưng xe buýt vẫn kêu lỗ, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không được trợ giá vẫn rất phát triển mà Công ty Phương Trang là một ví dụ. Doanh nghiệp này “bơi ngược dòng” khi mở thêm 8 tuyến xe buýt mới tại Khánh Hòa vào hạ tuần tháng 4 vừa qua.
Nêu kinh nghiệm từ Phương Trang, ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, tầm hoạt động của doanh nghiệp này rất lớn, do vậy họ hòa chung vào tổng thể kinh doanh của mình để đưa ra những hình thức vận tải rất mới, rất hiện đại và chấp nhận lấy chỗ này bù chỗ kia. Nhu cầu của người dân giờ cao hơn, coi trọng sự thuận lợi, an toàn, chất lượng phục vụ văn minh, giá vé chỉ là thứ yếu. Phương Trang đã đi đúng hướng, chưa vội vàng tính toán đến lợi nhuận. Đây là điều ít doanh nghiệp làm được.
Phân tích về vấn đề này, Tiến sỹ Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, “nếu làm tốt, trợ giá là thừa”. Nếu nhăm nhăm vào trợ giá mà bản chất muốn đào “bầu sữa “của Nhà nước thì đương nhiên không hiệu quả. Phương Trang chú ý đến chất lượng dịch vụ, khách được phục vụ tốt, an toàn và những mục tiêu đặt ra đạt được… sẽ mang lại hiệu quả kinh tế. Phương Trang là doanh nghiệp lớn và rất mạnh dạn khi xác định lỗ và chịu rủi ro để thành công. Công thức ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra là: phương tiện hiện đại chất lượng tốt, hài lòng khách hàng = hạch toán tốt…
Để vận tải xe buýt thực sự là sân chơi sòng phẳng cho các doanh nghiệp, xe buýt thực sự là lựa chọn của người dân, ông Nguyễn Văn Thanh nhận định, phải đấu thầu cung cấp dịch vụ xe buýt công khai, minh bạch, khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các dịch vụ cao cấp, người dân sẽ được hưởng lợi từ đó và chính người dân chọn lựa, sàng lọc những doanh nghiệp làm ăn không đứng đắn. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có biện pháp để xử lý.
Cũng theo ông Thanh, bên cạnh những biện pháp hạn chế các phương tiện cá nhân, phải có biện pháp phù hợp để xe buýt phát triển. Ùn tắc giao thông lỗi đầu tiên là do quy hoạch đô thị. Không thể đổ lỗi cho xe buýt to làm tắc đường.
“Tôi đề nghị nghiêm túc xử lý quy hoạch đô thị rõ ràng, thậm chí phá bỏ những nhà cao tầng làm ách tắc giao thông, sau đó mới đến tổ chức giao thông. Tiếp đến là đầu tư hạ tầng giao thông. Việc này cần làm bài bản để doanh nghiệp vào cuộc bằng cơ chế khuyến khích, trợ giá, đấu thầu minh bạch. Đấu thầu phải rõ ràng bao nhiêu năm, xe của nước nào… Quan trọng nhất là kiểm soát nguồn thu”, ông Nguyễn Văn Thanh nêu giải pháp.
Vị chuyên gia này cho rằng, cần làm rõ cách trợ giá cho người dùng xe buýt, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới dịch vụ và phương tiện, doanh thu càng cao càng phải khuyến khích, chứ không khoán.
Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, theo ông Đào Viết Ánh, các địa phương cần nghiên cứu đề án xe buýt của riêng mình và tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp đầu tư. Nghiên cứu nhu cầu đi lại của người dân để tổ chức đấu thầu nhằm kêu gọi các doanh nghiệp vận tải tham gia. Những tuyến kém phải yêu cầu doanh nghiệp đổi mới và cải thiện dịch vụ, nếu hết thời hạn không thực hiện thì thu hồi để các doanh nghiệp uy tín tham gia.
Hiện tại một số địa phương chỉ định thầu, nhưng không có bộ tiêu chí và thời hạn cụ thể. Một số còn sai trong bộ tiêu chí và bắt doanh nghiệp tham gia. “Tôi ủng hộ đưa ra đấu thầu công khai minh bạch và bộ tiêu chí chất lượng dịch vụ để người dân biết và chấp nhận chất lượng dịch vụ. Đừng bao cấp xin – cho nữa để doanh nghiệp tự quyết định chất lượng dịch vụ, người dân cũng tự quyết định, chất lượng cao thì giá cao mà chất lượng vừa thì vừa tiền”, ông Ánh nói.
Lãnh đạo Công ty Phương Trang cũng cho rằng, muốn hạn chế được phương tiện cá nhân, trước mắt không thể ép người dân đi những phương tiện giao thông công cộng chất lượng quá kém, không được đầu tư bài bản ngay từ ban đầu về thái độ phục vụ, về luồng tuyến, thời gian khoảng cách…
Cần Thơ đề xuất bổ sung thêm vốn vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP
Sau hơn một tháng (27/4 - 30/5) triển khai giải ngân vốn theo Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội Cần Thơ đã giải ngân cho 830 lượt khách hàng với số tiền 41,55 tỷ đồng.
Người dân làm thủ tục vay vốn tại Phòng giao dịch huyện Cờ Đỏ của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Sang/TTXVN
Nguồn vốn từ các chương trình thuộc Nghị quyết 11/NQ-CP đã góp phần giảm bớt khó khăn cho nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội được các cấp, các ngành và người dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện đến nay, thành phố Cần Thơ đã giải ngân hết chỉ tiêu cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam phân bổ bổ sung nguồn vốn này để tạo điều kiện cho người lao động có vốn để sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn sau đại dịch COVID-19.
Tiếp tục tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Cần Thơ triển khai cho vay kịp thời, có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách để góp phần thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chính sách hỗ trợ đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, không để phát sinh tiêu cực, lợi dụng trục lợi chính sách.
Theo rà sát của Ngân hàng Chính sách xã hội Cần Thơ và các sở, ban ngành liên quan, trong 2 năm (2022 - 2023), nhu cầu vốn vay các đối tượng thụ hưởng Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trên 750 tỷ đồng; trong đó, nhu cầu vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với số tiền trên 475 tỷ đồng; nhu cầu vốn vay nhà ở xã hội là 245 tỷ đồng. Đợt 1, Ngân hàng Chính sách xã hội Cần Thơ được giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng các chương trình cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP trên 159 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn được Trung ương phân bổ, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội Cần Thơ đã giải ngân cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 805 hộ, với số tiền 40 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; 4 hộ vay vốn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, với số tiền 1,05 tỷ đồng; 17 khách hàng thuộc đối tượng vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến số tiền 260 triệu đồng; 3 cơ sở giáo dục, mầm non vay số tiền 240 triệu đồng.
Theo ông Lăng Chánh Huệ Thảo, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Cần Thơ, để đạt được kết quả nêu trên là do sự nỗ lực, chủ động thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của Ngân hàng Chính sách xã hội Cần Thơ từ khâu rà soát đối tượng, chuẩn bị nguồn vốn vay đến khâu thực hiện các hồ sơ thủ tục vay vốn đều được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
Dự kiến đến cuối năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội Cần Thơ sẽ tiếp tục giải ngân cho 16 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với số tiền 1,28 tỷ đồng; giải ngân cho 92 khách hàng có nhu cầu mua máy vi tính cho học sinh, sinh viên với số tiền 920 triệu đồng và 250 khách hàng được vay vốn để xây mới, cải tạo nhà ở với số tiền 105 tỷ đồng.
Tổ chức các chuyến bay đón người Việt từ Ukraine về nước công khai, minh bạch Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu khẩn trương tổ chức các chuyến bay đón người Việt Nam và thành viên gia đình từ Ukraine về nước do các doanh nghiệp tài trợ, công khai, minh bạch, đúng quy định. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 1529/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến của Phó Thủ...