Phải có thêm đầu mối, xăng dầu mới theo cơ chế thị trường’
Cho rằng Nghị định 84 là bước tiến, doanh nghiệp được định giá tối đa 7% và còn 93% nữa mới hoàn toàn theo cơ chế thị trường song theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú “cần cố hết sức để phạm vi này thu hẹp”.
Tại cuộc tọa đàm về “ Minh bạch hóa thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường” do Cổng TT ĐT Chính phủ tổ chức ngày 20/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho hay, Bộ đã rà soát nghị định 84 và sẽ trình Chính phủ trong 1-2 ngày tới. Trả lời câu hỏi Nghị định 84 ra đời 3 năm, kinh doanh xăng dâu vân chưa theo cơ chê thị trường, Thứ trưởng Tú cho hay, việc xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam xuất phát từ một nền kinh tế tập trung bao cấp. Do vậy, việc chuyển đổi đó không thể diễn ra trong ngày một, ngày hai.
“Nghị định 84 chưa phải là bước cuối cùng để kinh doanh xăng dầu theo thị trường. Sau này còn nhiều bước nữa để kinh doanh hoàn toàn theo cơ chế thị trường”, ông Tú nói.
Hiện cả nước có 13 đầu mối kinh doanh xăng dầu. Petrolimex đang nắm giữ 48% thị phần xăng dầu. Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, phải có nhiều đầu mối hơn nữa, xăng dầu mới có thể theo cơ chế thị trường.
Trả lời câu hỏi thời điểm để xăng dầu theo cơ chế thị trường, Thứ trưởng Tú cho rằng “không thể nói khi nào được”. Việc tiến tới thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường phụ thuộc vào tình hình kinh tế đất nước, trình độ của doanh nghiệp… Theo ông, Nghị định 84 chỉ là một bước tiến, cho phép doanh nghiệp tự định giá trong phạm vi 7%, còn 93% nữa mới theo cơ chế thị trường. “Do đó, trong phạm vi có thể, cần cố gắng để có thể thu hẹp điều này. Nghị định 84 phải thay thế bằng một nghị định nào đó”, Thứ trưởng Tú nói.
Xăng dầu được điều hành theo Nghị định 84. Ảnh: Hoàng Hà.
Vừa qua, giá xăng thành phẩm tại thị trường Singapore hạ nhiệt, trong khi đó, giá trong nước vẫn “bất động”. Một số ý kiến cho rằng, cần điều chỉnh giá xăng dầu phù hợp với thị trường thế giới. Khi giá xăng dầu thế giới giảm thì trong nước phải hạ nhiệt và khi giá thế giới tăng cao, người dân sẵn sàng chấp nhận trả tiền “đắt hơn”.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú đặt câu hỏi ngược lại: “Với người dân, điều quan trọng là có xăng dầu để mua và hay là vấn đề giá?”. Theo ông, thời bao cấp, giá rất rẻ nhưng không có hàng bán. Đôi khi người dân phải xếp hàng từ nửa đêm để mua. “Điều hành phải tính tới làm sao để mọi người đều có thể dễ dàng mua được xăng dầu và sau đó, tính tới giá cả hợp lý”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Bùi Ngọc Bảo thừa nhận, đúng là dư luận đặt ra câu hỏi giá xăng dầu có minh bạch không, có lên nhanh, xuống chậm không. Mỗi lần điều chỉnh giá đều công bố các yếu tố cấu thành giá và “ai cũng tính toán được”, tuy nhiên, theo lãnh đạo Petrolimex, “giá xăng dầu chỉ minh bạch tại thời điểm đó”. “Nhìn cả chu kỳ thì không minh bạch. Vì tất cả những yếu tố tại thời điểm đó không theo chuẩn mực nào”, ông Bảo nói.
Nhìn lại kết cấu giá năm 2012, ông Bảo lấy ví dụ, giá bình quân của thế giới đối với mặt hàng xăng chỉ tăng 3% so với 2011 nhưng giá xăng bình quân trong nước lại tăng 11%. Trong công thức giá của Nghị định 84 quy định rất minh bạch các cấu thành yếu tố giá, trong đó có vấn đề về thuế, tỷ giá, giá quốc tế. Ông Bảo nhấn mạnh: “Ba dữ kiện này cùng &’chạy’ cả thì rõ ràng ảnh hưởng đến giá cuối cùng”.
Vấn đề thuế trong kinh doanh xăng dầu được thảo luận sôi nổi hâm nóng nghị trường. Lãnh đạo Petrolimex cho rằng, thuế được vận hành thiên về bình ổn giá khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ông Bảo phân tích, khi giá thế giới cao thì điều chỉnh hạ thuế, để giá bán thấp, thậm chí nhiều thời điểm thuế về bằng 0%, dẫn đến “đương nhiên giá bán sẽ không theo xu thế thế giới, chỉ tăng vừa phải”. Khi giá hạ thì Bộ Tài chính điều chỉnh thuế, nhưng khi điều chỉnh thuế tăng lên thì cơ hội hạ giá lại không còn. “Do đó, tôi cho rằng để giải quyết vấn đề này phải thực hiện đúng quy định, là phải ổn định thuế”, ông Bảo nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú phản hồi, nếu áp mức thuế 1 năm thì lợi cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhưng người dân thiệt khi tăng giá bất thường. Như vậy đi ngược lại chỉ đạo của Thủ tướng là điều hành giá linh hoạt.
Đồng tình quan điểm trên, Phó Cục trưởng phụ trách Cục quản lý giá Bộ Tài chính Nguyễn Anh Tuấn, cho hay, thuế xuất nhập khẩu xăng dầu thực hiện theo cam kết khi gia nhập WTO là từ 0 đến 40%. Theo ông Tuấn, đây là cơ hội sử dụng công cụ thuế để thực hiện bình ổn giá.
Thừa nhận phải thực hiện đúng cam kết khi gia nhập WTO, song ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng cần đưa ra một mức thuế cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Năm 2009, thuế nhập khẩu của Petrolimex nộp cho nhà nước là 11.000 tỷ đồng. Năm 2011 Petrolimex nộp hơn 1.000 tỷ đồng. Nhà nước bù 9.000 tỷ để ổn định giá. Thực tế vài năm gần đây, Petrolimex không thể xây dựng được kế hoạch lợi nhuận và chỉ tiêu ngân sách bởi “giá không ổn định nên không thể làm được điều này”.
Bảo lưu quan điểm ổn định thuế, ông Bảo dẫn chứng, các nước như Campuchia, Lào đều áp dụng thu thuế tuyệt đối và rất thuận tiện trong xây dựng ngân sách. “Tâm điểm dư luận bức xúc là tăng không theo thị trường, giảm cũng không theo thị trường. Muốn điều ấy không xảy ra thì phải ổn định giá. Giá lên bao nhiêu thì giảm thuế, và giá giảm thì tăng thuế để giữ mức giá ổn định”, ông Bảo nói.
Để không khí bớt căng thẳng, ông Nguyễn Anh Tuấn xoa dịu, mỗi sắc thuế ban hành thì đều phải được tính toán, lấy ý kiến các đối tượng tham gia với các mục tiêu: động viên ngân sách, là công cụ điều tiết sản xuất, thực hiện điều chỉnh giá… tùy theo từng thời kỳ thì chúng ta tính toán mục tiêu nào là trên hết. Cá nhân ông đánh giá thời gian qua bình ổn giá xăng dầu được thực hiện nhịp nhàng giữa các bộ, ngành. “Tôi xin nói là bình ổn, chứ không phải ổn định, nếu không còn công cụ nào thì phải tăng giá, còn doanh nghiệp phải chia sẻ”, ông nói.
Theo VNE
"Không thể nói giá xăng dầu không minh bạch"
"Những ai cho rằng giá xăng dầu không minh bạch, xin dành 1 giây đồng hồ, giở bất cứ một tờ thị trường nào ban hành vào bất cứ ngày nào, trong đó đều công bố rõ giá cơ sở của xăng dầu vào đúng ngày hôm đó, theo đúng công thức của Bộ Tài chính".
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã nói như vậy khi nói về tính minh bạch của giá xăng dầu tại Việt Nam, tại cuộc tọa đàm "Minh bạch hóa giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều nay 20/12.
Theo khẳng định của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục quản lý giá Bộ Tài chính, Việt Nam thực hiện quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện các quy định của pháp luật, trong đó có các Nghị định của Chính phủ. Hiện tại, điều hành giá xăng dầu đang thực hiện theo Nghị định 84 và bám sát 4 điều cơ bản trong Nghị định này: Điều 3, 22, 26 và 27, có sự giám sát, kiểm soát giá xăng dầu với các doanh nghiệp. "Chúng tôi cho rằng cơ chế giá này rất công khai, minh bạch", ông Tuấn nói.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú: "Những ai cho rằng giá xăng dầu không minh bạch, xin dành 1 giây đồng hồ, giở bất cứ một tờ thị trường nào ban hành vào bất cứ ngày nào, trong đó đều công bố rõ giá cơ sở của xăng dầu vào đúng ngày hôm đó, theo đúng công thức của Bộ Tài chính. Do vậy, không thể nói là không minh bạch".
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, Nghị định 84 chưa phải là bước cuối cùng để kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, đây là nghị định tiếp nối các Nghị định 187, Nghị định 55 và sau này còn nhiều bước nữa để kinh doanh hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Hiện tại, Bộ Công Thương đã hoàn thành việc rà soát Nghị định 84 và sẽ trình Chính phủ trong 1, 2 ngày tới.
Về ý kiến cho rằng Petrolimex độc quyền, dẫn dắt thị trường, ông Tú cho rằng, Petrolimex hiện nay chỉ còn 48% thị phần, 52% thị phần còn lại thuộc về 12 đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu trên cả nước. Kể từ ngày 1/10/2009 đến nay, khi Nghị định 84 có hiệu lực, cơ bản hoạt động định giá vẫn là do Nhà nước điều tiết (40 tháng), doanh nghiệp chỉ có 2 tháng.
Xăng A92 hiện có giá 23.150 đồng/lít.
Trả lời về ý kiến "Cơ chế giá hiện hành khiến lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng bị xung đột. Khi giá cả thế giới xuống thấp, lợi ích của người tiêu dùng bị xâm hại, ngược lại khi giá cả thế giới lên cao thì lợi ích của nhà nước lại bị thiệt hại", ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: Cơ chế giá phải bám sát tín hiệu thị trường thế giới và giá cơ sở tính theo giá xăng dầu thành phẩm, chứ không phải dựa trên giá dầu thô.
Hiện nay, "chúng ta tính giá cơ sở trong 30 ngày nên phải tính đủ thời gian để tính giá bán lẻ. Thời gian qua, do tính 30 ngày có lẽ hơi dài so với tín hiệu thị trường thế giới nên cần phải xem xét lại vấn đề này để kiến nghị các cơ quan chức năng. Xem xét Nghị định 84 cũng cần tính lại chu kỳ tính giá, ngắn hơn 30 ngày để không lỗi thời so với tín hiệu thị trường", ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, hiện có rất nhiều phương án đặt ra, cơ quan điều hành đang tính khoảng 10 ngày điều chỉnh một lần để phù hợp hơn với tín hiệu thị trường thế giới. "Trong Nghị định 84 cũng có quy định tối thiểu 10 ngày các doanh nghiệp mới được tăng giá và tối đa 10 ngày phải giảm theo tín hiệu thị trường thế giới. Đây cũng là một cơ sở nhưng chúng tôi thấy chu kỳ 10 ngày thì hơi ngắn, sẽ ảnh hưởng tới vấn đề lưu thông. Do vậy xác định lưu thông phải dài hơn và còn liên quan đến an ninh năng lượng. Vấn đề đặt ra là có nên điều chỉnh chu kỳ 30 ngày không. Chúng tôi đang nghiên cứu để có hướng để báo cáo cơ quan chức năng và có lẽ giảm chu kỳ tính giá độ 15 ngày", vị đại diện này cho biết thêm.
Bổ sung thêm về chi kỳ tính giá, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho hay: Bộ Công Thương lại quan tâm một số vấn đề khác là đảm bảo nguồn cung, dự trữ khi thị trường bất ổn, hệ thống cung ứng. Chúng ta phải có một lượng dữ trữ nhất định. Nguồn này đến từ đâu? Một là Nhà nước bỏ tiền ra. Hai là doanh nghiệp kinh doanh phải dự trữ. Trong tình hình hiện nay, nguồn lực Nhà nước có hạn nên Nhà nước dự trữ không nhiều. Chúng ta phải giao nhiệm vụ dự trữ cho doanh nghiệp trong 30 ngày.
Tuy nhiên, ông Tú cũng nhấn mạnh rằng: " Với người dân, điều quan trọng là có xăng dầu để mua và hay là vấn đề giá? Tôi nhắc lại vấn đề để chúng ta tự kết luận, thời bao cấp giá rất rẻ nhưng không có hàng bán, dân có lợi không? Đôi khi có hàng hóa thì phải xếp hàng từ nửa đêm để mua hàng hóa mà nhiều người không mua được. Điều hành phải tính tới làm sao để mọi người đều có thể dễ dàng mua được xăng dầu và sau đó, tính tới giá cả hợp lý. Đây là phương trình nhiều ẩn số chứ không phải chỉ để giải quyết một vấn đề".
Theo Dantri
Giá xăng đủng đỉnh vì chậm sửa luật Giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh nhưng như bao lần khác, giá trong nước vẫn đủng đỉnh. Nguyên nhân chính là do quy định quá lạc hậu của nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Đáng nói là nhiều lần lãnh đạo các bộ ngành đã thừa nhận sự lạc hậu này nhưng việc sửa đổi vẫn trì hoãn....