Phải có giấy phép lái xe mới được điều khiển xe đạp điện
Tại dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, xe đạp điện sẽ được coi là xe gắn máy và người điều khiển sẽ phải có giấy phép lái xe (GPLX) hạng A0.
Xe đạp điện sẽ được coi là xe gắn máy và người điều khiển phải có GPLX hạng A0 – Ảnh minh họa
Nhiều quy định mới
Chiều nay (8/6), Tổng cục Đường bộ VN đã tổ chức họp báo giới thiệu những quy định mới trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Bà Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, dự thảo Luật bổ sung các khái niệm phương tiện giao thông thông minh, vận tải khách công cộng, các hành vi bị nghiêm cấm phù hợp với Luật phòng chống tác hại của rượu bia.
Về quy tắc giao thông, bà Hạnh cho biết, dự thảo Luật bổ sung nguyên tắc đảm bảo người điều khiển giao thông phải đứng ở vị trí thuận tiện cho người tham giao thông quan sát và nhìn thấy rõ cả ban đêm và ban ngày; sửa đổi quy định về thắt dây an toàn toàn tại các vị trí có dây an toàn theo quy định của Công ước về Giao thông đường bộ.
“Về các quy tắc để bảo vệ người yếu thế như người già, người khuyết tật, trẻ em như quy tắc tập trung nhường đường cho người đi bộ, quy tắc nhường đường cho xe buýt, xe đưa đón học sinh thực hiện việc di chuyển ra, vào điểm dừng đón, trả khách trên đường, quy định việc phải sử dụng ghế chuyên dụng dành cho trẻ em dưới 13 tuổi”, bà Hạnh nói.
Video đang HOT
Liên quan đến đèn nhận diện phương tiện, bà Hạnh cho biết, dự thảo Luật cũng đưa ra các quy định liên quan đến nhận diện, đây là nội dung luật hóa theo quy định tại Điều 32 Công ước về Giao thông đường bộ. Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp và phù hợp với thực tiễn Việt Nam sẽ không quy định cứng tất cả các xe phải bật đèn nhận diện mà chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện để vừa bảo đảm quy định của công ước Viên vừa đảm bảo cơ chế phòng ngừa tai nạn cho người dân.
Theo bà Hạnh, từ khi Luật có hiệu lực, tất cả phương tiện kể cả mô tô hay xe máy đều phải thiết kế có đèn nhận diện. Về mặt kỹ thuật đèn nhận diện không phải đèn chiếu sáng, đèn nhận diện có thể kết hợp với đèn chiếu sáng hoặc độc lập. Đèn nhận diện sẽ không phải có công tắc riêng mà sẽ được tự động bật sáng khi xe khởi động.
Đối với hệ thống báo hiệu đường bộ, bà Hạnh cho biết, dự thảo Luật đưa các quy định về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu đường bộ, quy định cụ thể hơn về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, trong đó điểm mới đáng chú ý là quy định về tín hiệu đèn xanh được nội luật hóa theo công ước về Biển báo và tín hiệu đường bộ, theo đó “Tín hiệu đèn xanh là báo hiệu được đi, trừ trường hợp hướng định đi tới đang bị ùn tắc nếu tiến vào nút giao thì sẽ không thoát ra khỏi nút giao trước khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang báo hiệu cho các hướng khác tiến vào nút giao”. Quy định về tín hiệu đèn xanh này cũng hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện quy tắc loại trừ không áp dụng trong trường hợp nếu hướng đi đang bị ùn tắc mà đi vào sẽ không thoát ra được.
“Đây là quy định vừa phù hợp với công ước và định hướng cho giao thông văn minh trong thời gian tới làm sao khi đèn xanh tại nút giao có ùn tắc phương tiện cũng không được tiến vào. Nhiều nội dung quy định không nhằm mục đích xử phạt, mà chỉ định hướng đảm bảo giao thông văn minh, tránh ùn tắc”, bà Hạnh cho biết thêm.
Cũng theo bà Hạnh, hiện nay đang nổi lên thực trang mất an toàn cho xe đạp điện, xe máy điện. Dự thảo Luật đã bổ sung các quy định để giải quyết dứt điểm thực trạng này. Trong đó đưa ra khái niệm thế nào là xe đạp điện. Theo đó, đối với loại xe có công suất trên 250 vol sẽ được gọi là xe gắn máy. Toàn bộ xe đạp điện hiện nay sẽ được quy định là xe gắn máy để quản lý.
“Dự thảo Luật sẽ điều chỉnh phân hạng GPLX phù hợp Công ước quốc tế về giao thông đường bộ tạo điều kiện cho việc sử dụng GPLX của Việt Nam ở nước ngoài và GPLX nước ngoài tại Việt Nam, theo đó các hạng của giấy phép lái xe đã được bổ sung thêm hạng A0 (xe dưới 50cm3) và C1 (xe có trọng lượng 7400kg). Việc phân hạng GPLX này sẽ không làm phát sinh thủ tục hành chính cấp lại cho các GPLX đã cấp và đang còn hiệu lực. Việc cấp GPLX theo hạng mới sẽ được thực hiện đối với người cấp lần đầu và việc cấp GPLX đã hết hạn sẽ thuộc trường hợp được cấp lại. Riêng đối với GPLX hạng A0 được thực hiện theo lộ trình để người dân có thời gian thực hiện”, bà Hạnh lý giải.
Dự thảo Luật GTĐB sửa đổi mới nhất sẽ không hồi tố đối với mô tô, xe máy không được nhà sản xuất thiết kế đèn nhận diện – Ảnh minh họa
Không hồi tố đối với xe không thiết kế đèn nhận diện
Trả lời câu hỏi về quy định xe ô tô cá nhân chở trẻ em dưới 13 tuổi phải có loại ghế riêng, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, thời gian qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến xe chở học sinh. Luật GTĐB năm 2008 chưa có quy định riêng cho đối tượng này. Dự thảo Luật lần này, dành riêng 1 điều quy định đối tượng xe chở học sinh, trong đó sẽ quản lý tất cả tổ chức, cá nhân có sử dụng xe đưa đón học sinh và phải có giấy phép hoạt động. Trong dự thảo Luật chưa quy định cụ thể nếu đưa ra quy định cứng xe chở riêng một đối tượng sẽ khiến lãng phí cho doanh nghiệp. Vì vậy, sẽ quy định theo hướng ghế có thể tháo lắp rời.
Liên quan đến câu hỏi về quy định đèn nhận diện, ông Phạm Minh Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT cho biết, việc tổ chức giao thông của Việt Nam cơ bản là giao thông hỗn hợp. Trong dòng giao thông hỗn hợp này, mô tô, xe máy là phương tiện yếu tiện yếu thế. Quy định xe tham gia giao thông vào ban ngày phải có đèn nhận diện là giải pháp kỹ thuật giúp giảm tai nạn giao thông hay giảm mức độ nghiêm trọng của tai nạn xảy ra.
Hiện Cục Đăng kiểm VN đang xây dựng Tiêu chuẩn của đèn nhận diện, khi xe sản xuất mới sẽ phải đáp ứng các tiêu chí như vị trí dễ nhận biết, mức độ sáng không gây chói mắt đối với người đối diện. Đặc biệt, dự thảo Luật sẽ không hồi tố đối với những xe sản xuất không gắn đèn nhận diện liền theo xe.
Trả lời quy định đối với quy định khi đèn xanh mà giao lộ có ùn tắc phương tiện cũng không được tiến vào, ông Tâm cho biết, mục đích của quy định này là để đảm bảo giao thông cho thông thoáng. Về xử lý, khi Luật ban hành và xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính sẽ có nghiên cứu sửa đổi phù hợp, đảm bảo các quy định phù hợp thực tiễn.
Hiệp sĩ bị đánh gãy chân vì lấy lại tài sản cho dân: Vì sao chưa khởi tố?
Sau khi lấy lại được tài sản cho người bị cướp, anh Huy bất ngờ bị một người đàn ông say xỉn đe doạ và đánh gãy chân phải nhập viện với tỷ lệ thương tích 17%.
Mới đây, anh Tăng Quốc Quy (40 tuổi, ngụ phường Đông Hoà, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) vừa có đơn yêu cầu khởi tố lên cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, liên quan đến vụ việc anh bị đánh gãy chân với tỷ lệ thương tích 17%, nhưng người gây án vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật dù sự việc xảy ra hơn 8 tháng.
Trong đơn, anh Huy trình bày, khoảng 8h30 ngày 2/9/2019, anh cùng vợ đang đi ăn ở ngã ba Gò Mã phường Đồng Hòa, TP Dĩ An, Bình Dương thì nghe có người tri hô kẻ cướp xe đạp điện. Anh và vợ quay đầu xe đuổi theo tên cướp và tri hô cho người dân biết, tên cướp hoảng sợ bỏ xe lại nhảy lên xe đồng bọn thoát thân.
Anh Huy bị đánh gãy chân, thương tích 17%.
Sau khi lấy lại được xe đạp điện bị cướp, anh và vợ đưa xe quay lại quán ăn để trả lại cho người dân. Tuy nhiên, trên đường về có một người đàn ông (sau đó xác định tên Hiền) chạy ngang qua say xỉn chửi thề, doạ đánh anh Huy.
Vừa về tới quán ăn, anh Huy bất ngờ bị người đàn ông này dùng gậy đánh ngã xuống xe, sau đó tiếp tục đánh trúng chân anh Huy gãy chân, bất tỉnh.
"Ông ấy còn dặm chân vào tôi mấy cái thì được mọi người can ra, lúc đó có nhiều người xung quanh làm chứng, lúc đó CSGT và Công an phường Đông Hoà cũng có tới lập biên bản gửi lên công an xã", anh Huy trình bày.
Sau khi đến bệnh viện, anh Huy bị xác định đa chấn thương, gãy xương chân nặng phải phẫu thuật nối xương. Công an TP Dĩ An sau đó đưa anh Huy giám định thương tích vơi tỷ lệ 17%, đồng thời lấy lời khai và báo sau 2 tháng sẽ trả lời.
Tuy nhiên sau 2 tháng chờ đợi, anh Huy vẫn chưa thấy trả lời nên đã gọi cho Công an TP Dĩ An thì nhận được thông báo là chưa đủ chứng cứ.
"Đến nay, sau hơn 8 tháng, ông ấy vẫn né tránh không gặp tôi và nói công an không cho gặp. Trong thời gian tôi nằm viện, họ chỉ đến gặp xin lỗi 1 lần, hỗ trợ 5 triệu đồng rồi về. Trong khi phía công an đến nay vẫn chưa khởi tố vụ án", anh Huy bức xúc nói.
CSGT bị tố vòi 6,2 triệu đồng phủ nhận vụ việc CSGT bị tố cáo không thừa nhận việc đòi 6,2 triệu đồng của người vi phạm. Trong khi đó, người tố cáo không nhớ mặt CSGT, số điện thoại đòi tiền không còn liên lạc được. Tại buổi họp báo chiều 4/6 của UBND TP.HCM, ông Nguyễn Thế Lâm, Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM, thông tin với báo chí về...