Phải có Bảo tàng Võ Nguyên Giáp
“Tôi hoàn toàn đồng ý, ủng hộ việc nên xây dựng, thành lập một bảo tàng danh nhân mang tên Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp” – PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà cho biết.
Người dân đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sáng 15/10 – Ảnh: Lam Giang
- Có nhiều việc phải làm sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Thiết thực, cụ thể nhất cần phải triển khai ngay, để từ đó kết nối hàng triệu, hàng triệu trái tim VN, là cần phải tổng kết, đúc kết di sản văn hóa, nhất là quân sự mà Đại tướng đã để lại. Chẳng hạn hơn 100 cuốn sách về đường lối, chủ trương, về học thuyết quân sự của Đại tướng. Không chỉ vậy, cần tổng kết đúc kết những kho tàng, những công trình về văn hóa, thơ ca của Đại tướng. Chúng ta phải có toàn tập, tổng tập về Đại tướng. Vì lâu lắm rồi VN chúng ta mới có một người như Đại tướng, một người mà cả thế giới phải kính trọng, ngay đến các đối thủ của Đại tướng cũng phải ngả mũ ngưỡng mộ Người.
* Cụ thể, theo PGS-TS, chúng ta cần phải làm gì?
- Chúng tôi là những người nghiên cứu lịch sử và thấy: tư duy, tư tưởng quân sự của Đại tướng ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng quân sự của VN. Chúng ta là người VN, chúng ta phải tự hào về điều này. Vì thế chúng ta cần nghiên cứu, có chương trình nghiên cứu về học thuyết quân sự, tư tưởng quân sự của Đại tướng, cần phải tổng kết, đúc kết để thấy rõ tư tưởng quân sự của Đại tướng, của VN. Tôi nghĩ nếu làm sẽ rất nhiều nhà khoa học, rất nhiều người VN hào hứng tham gia việc này.
Thứ hai, theo tôi, cần phải có những tượng đài hoành tráng về Đại tướng. Việc này không mới, bởi trong lịch sử chúng ta đã có những tượng đài hoành tráng về các anh hùng dân tộc, danh nhân nổi tiếng như Quang Trung, Trần Hưng Đạo… Với Đại tướng, cá nhân tôi cũng mong sẽ có những tượng đài và phải có ở khắp nơi, nhất là những địa danh lớn, địa danh gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp lẫy lừng của Đại tướng như Quảng Bình, Hà Nội, TP.HCM, Điện Biên…
PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà – Ảnh: Đức Bình
Video đang HOT
* Một bảo tàng thì sao, thưa PGS-TS?
- Chắc chắn phải có bảo tàng. Chúng ta đã có Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng thì cũng nên có thêm Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua đám tang, tôi có thể hiểu cả triệu người VN muốn tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng và họ cũng muốn bày tỏ tâm tư, tình cảm với Đại tướng.
Bảo tàng sẽ là nơi tập hợp tất cả kỷ vật, hiện vật về Đại tướng. Từng là một người lính, từng được gặp trực tiếp Đại tướng, tôi cũng có nhiều bức ảnh, nhiều kỷ vật liên quan đến Đại tướng muốn hiến tặng bảo tàng. Bảo tàng sẽ là nơi kết nối triệu trái tim Việt. Đến đó, mọi người, nhất là thế hệ trẻ sau này, sẽ thấy tự hào, cảm nhận được sức mạnh vô cùng to lớn từ Đại tướng.
* Theo ông, bảo tàng này sẽ xây dựng như thế nào, ở đâu?
- Những ngày qua, tôi thấy cả triệu người, trong đó rất nhiều là những bạn trẻ, những người chưa từng gặp mặt Đại tướng nhưng vẫn tìm về ngôi nhà 30 Hoàng Diệu để bày tỏ lòng cảm phục, niềm tiếc thương vô hạn với vị tướng huyền thoại của dân tộc. Chúng tôi – những người nghiên cứu lịch sử – thấy sau sự ra đi của Đại tướng là một hi vọng khi thấy hàng triệu người đang bày tỏ một niềm tin vào đất nước VN – đó là một niềm tin tươi sáng vào ngày mai.
Theo tôi, bảo tàng nên đặt ngay tại thủ đô Hà Nội, nơi Đại tướng gắn bó gần như cả cuộc đời mình. Bảo tàng mang tên Đại tướng phải ở Hà Nội, nằm cạnh chuỗi công trình, cụm di tích tiêu biểu để đông đảo đồng bào, du khách đến thăm. Tôi ủng hộ việc xây dựng một bảo tàng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay nơi Người từng ở – 30 Hoàng Diệu (Hà Nội). Tôi cũng muốn nhà Đại tướng sẽ thành thư viện, thành bảo tàng Đại tướng để các thế hệ sau đến đó tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng.
GS Phan Huy Lê (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN): Bảo tồn nhà 30 Hoàng Diệu Mặc nhiên, tôi cho rằng nên giữ ngôi nhà 30 Hoàng Diệu làm nhà lưu niệm để tiến tới làm Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bởi vì nơi đây bảo tồn nguyên vẹn dấu tích về cuộc sống của Đại tướng chứ không chỉ là những kỷ vật, hình ảnh. Trong ngôi nhà còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị gắn liền với cuộc đời Đại tướng, ngoài ra còn có các kỷ vật do bạn bè nước ngoài tặng Đại tướng. Đây cũng là ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt, phía dưới có hầm kiên cố mà Đại tướng sử dụng để làm việc trong những năm chiến tranh ác liệt. Tôi cho rằng ngôi nhà 30 Hoàng Diệu rất cần thiết phải được bảo tồn nguyên vẹn. Dĩ nhiên công việc này không hề đơn giản. Các cơ quan nhà nước có liên quan và cả gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giápcần phải có kế hoạch, phối hợp với nhau để thẩm định trước khi thực hiện ý tưởng. Nếu muốn xây dựng Bảo tàng Võ Nguyên Giáp trước hết phải làm được hai việc. Thứ nhất là bảo tồn nguyên vẹn những gì hiện có trong ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Thứ hai là phải thu thập thật nhiều hiện vật từ bên ngoài để bổ sung vào. Riêng Hội Khoa học lịch sử VN cũng sẵn sàng đóng góp xây dựng Bảo tàng Võ Nguyên Giáp.
Theo Xahoi
VTV truy tìm nhân viên tạo dáng chụp ảnh phản cảm trong Quốc tang
Trong ngày đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đất mẹ, một số phóng viên mang máy quay có logo VTV đã có những hành động phản cảm khiến dư luận bất bình.
Hình ảnh cười cợt, chụp ảnh phản cảm của các nhân viên cầm mic có logo VTV
Tuy nhiên, phó Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam cho biết "không ngoại trừ khả năng bị giả mạo".
Những hình ảnh khiến hàng triệu người bức xúc
Những ngày qua, trên các trang mạng đã lan truyền bức ảnh 3 nhân viên của VTV vô tư tạo dáng chụp ảnh, trong lúc chờ đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng.
Địa điểm này được cho là ở Cột cờ Hà Nội. Nhiều người chứng kiến sự việc kể lại rằng: Từ 6h ngày 13/10 và còn sớm hơn, nhiều người dân đã xếp hàng để mong muốn được đứng hàng đầu, gần hơn với linh xa của Đại tướng khi đi qua.
Bất ngờ 1 nhóm phóng viên của VTV lao ra và đứng chắn hết trước mặt nhân dân và 3 thanh niên của VTV trong lúc chờ xe linh cữu đi qua, họ hiên ngang đứng giữa đường đưa điện thoại ra tạo dáng, chụp ảnh.
Nhiều người khi chứng kiến cảnh đó đã không tránh khỏi sự bức xúc: "Khi mọi người dân Việt Nam đang đau buồn thì 3 thanh niên nhân viên của VTV lại có khuôn mặt hớn hở, vui vẻ trong ngày Quốc tang".
Một bạn đọc tên Như Hoa đã bày tỏ quan điểm về những hình ảnh này: "Khi xem những hình ảnh này tôi vô cùng tức giận. Trong khi nước mắt đang rơi trên khuôn mặt những cụ già, những cựu chiến binh và cả những em bé được sinh ra trong hòa bình, không hiểu vì sao những con người được ăn được học được đào tạo đại diện cho bộ mặt của đài truyền hình lại như vậy? Có lẽ họ nên học lại bài học đạo đức đầu tiên: Uống nước nhớ nguồn".
Lãnh đạo VTV: "Không ngoại trừ khả năng mạo danh"
Trong cuộc trao đổi với PV chiều 15/10, Phó Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Thành Lương đã chia sẻ quan điểm của VTV về vấn đề ba người dưới mác nhân viên của đài đã có hành động phản cảm trên.
"Trong ngày 13/10, tại địa điểm này, Đài truyền hình Việt Nam chỉ cử một nhóm phóng viên đi tác nghiệp thuộc kênh VTV1, và trên máy quay của Đài mang đi còn có số hiệu. Đồng thời, tại hiện trường cũng có sự có mặt của Phó Giám đốc Phạm Việt Tiến.
Tại đây anh Tiến đã thấy hai nhóm phóng viên cũng sử dụng máy quay có gắn logo VTV, anh Tiến có đến kiểm tra thì các phóng viên này nhanh chóng lủi mất" - ông Lương cho biết.
Phó Giám đốc Lương cũng chia sẻ hiện tại, ban lãnh đạo cũng đang khẩn trương truy xét các ban để tìm kiếm ba nhân viên có hành động phản cảm kia để kỷ luật, tuy nhiên chưa có thông tin.
Nữ phóng viên bị người dân phản ánh có lời nói thô lỗ, thái độ thiếu văn hóa với người dân
Về nữ phóng viên có mặt trong bức ảnh đã tỏ thái độ khó chịu với người dân đằng sau, VTV cũng đang cho tìm kiếm nhưng chưa có thông tin. Ông Lương cho biết thêm trong địa điểm đó chỉ có kênh VTV1 cử người đi, có thể sẽ có thêm phóng viên của kênh VTV4, tuy nhiên những người trong ảnh hiện không phải nhân viên của những kênh này.
Ông Nguyễn Thành Lương cũng chia sẻ: "Hiện tại có rất nhiều đơn vị lợi dụng hình ảnh logo của VTV để tư lợi với mục đích riêng. Ví dụ như gắn logo của VTV lên xe ô tô, hoặc tham dự sự kiện, cuộc họp nào đó, họ cũng sử dụng logo VTV trên máy quay để có vị trí tốt để tác nghiệp, cũng nhận phong bì... Lãnh đạo Đài cũng không ít lần phải nhờ đến công an và luật sư để can thiệp vào hiện tượng mạo danh này."
"Chúng tôi vẫn tích cực tìm kiếm những người này, sau khi xác minh trong Đài xong, nếu là nhân viên của Đài sẽ có hình thức kỷ luật, còn người bên ngoài mạo danh sẽ có biện pháp truy tìm." - Phó Giám đốc Nguyễn Thành Lương khẳng định.
Theo Xahoi
Nhiếp ảnh gia Na Sơn: "Sự thật là một người đang khóc Đại tướng" Đo la nhưng giai bay cua nhiêp anh gia Na Sơn khi tra lơi sau vu công đông mang "nem đa" anh. Anh do PV Minh Hoang (co măt luc đo) cung câp Nhiêp anh gia Na Sơn tưng tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế Tp HCM va đã từng làm việc trong ngành dầu khí, nhưng Na Sơn lại không tiêp...