Phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tiêu cực
Ngày 11-12, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong tháng 12-2012, TP sẽ triển khai thực hiện Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường thị trấn giai đoạn 2012 – 2015.
Cũng trong tháng 12, Sở Nội vụ triển khai hướng dẫn đăng ký và tổng hợp chỉ tiêu tuyển dụng công chức, viên chức làm việc tại các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã. Việc tổ chức thi sẽ tiến hành trong quý II-2013. Theo sở Nội vụ, do việc tuyển dụng đã được phân cấp nên các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước TP nếu để xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng. Sở Nội vụ cũng cam kết siết chặt thanh tra, kiểm tra đối với cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính và thực thi công vụ. Qua đó, sẽ xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém. Ngoài ra, cũng sẽ xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực, trì trệ tại đơn vị mình.
Theo ANTD
Hàng chục y, bác sĩ bỗng nhiên bị cắt phụ cấp nghề
Do lãnh đạo ngành y tế Bình Phước hiểu sai chính sách mà hàng trăm lao động ngành y tế bị mất quyền lợi.
Hàng trăm lao động ngành y tỉnh Bình Phước đến nay không được hưởng hoặc bị giảm phụ cấp ưu đãi nghề.
Tưởng được nâng, ai dè...
"Hơn 1 năm qua, hàng trăm lao động làm việc tại các khoa: Cấp cứu, X-quang, ICU, buồng mổ, sản, nhi, nhiễm, nội, ngoại và khu vực ngoại cảnh các khoa cấp cứu của Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bình Phước và tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế Bình Phước vẫn không được nhận tiền phụ cấp ưu đãi nghề".
Trong đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng, 61 hộ lý, y công làm việc trực tiếp, tiếp xúc hằng ngày với nguồn lây nhiễm, độc hại, hóa chất, 100% làm việc bằng tay tại BV Đa khoa tỉnh Bình Phước cho biết như vậy.
Theo trình bày của các nhân viên, trước đây họ được chi trả tiền theo Quyết định 276/2005/QĐ-TTg ngày 1.11.2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức công tác tại các cơ sở y tế của Nhà nước.
Đến ngày 4.7.2011, Nghị định 56/CP (quy định phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập) ra đời và có hiệu lực từ ngày 19.8.2011 những tưởng họ sẽ được hưởng phụ cấp cao hơn nhưng từ đó, 61 lao động tại các khoa trên (gồm 27 biên chế, 30 hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, 4 người HĐLĐ xác định thời hạn) bỗng dưng bị cắt hết phụ cấp ưu đãi nghề không có lý do!
Ngay sau khi người lao động khiếu nại, lãnh đạo BV Đa khoa tỉnh Bình Phước có văn bản gửi Sở Y tế đề nghị cho họ được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo vị trí làm việc được phân công tại các khoa (khoa nào hưởng theo khoa đó) theo đúng quy định.
Đến ngày 28.6.2012, Sở Y tế tỉnh Bình Phước có công văn trả lời. Theo đó, 27 người biên chế làm việc tại các khoa lao, phong, tâm thần tuy được trả phụ cấp ưu đãi nghề nhưng thay vì được hưởng 40%/tháng như quy định tại Thông tư 02 ngày 19.1.2012 giữa liên bộ Y tế - Nội vụ - Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 56/CP thì lại bị hạ xuống còn 20% đến 30%/tháng 34 đối tượng HĐLĐ còn lại dù làm việc cùng một môi trường, có mã ngạch 2 chữ số đầu là 16 và 13 nhưng vẫn không được hưởng!
"Do hiểu sai"
Khi được hỏi vì sao cắt phụ cấp ưu đãi nghề của người lao động từ ngày 19.8.2011, BS Từ Phương Nam, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Bình Phước, cho biết "do hiểu sai văn bản".
Đó là vào ngày 25.6, Sở Y tế gửi công văn cho Sở Nội vụ cho rằng theo Nghị định 56/ CP và Thông tư 02, những đối tượng làm việc theo HĐLĐ chưa qua tuyển dụng không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nên Sở Y tế đề nghị Sở Nội vụ xem xét cho đối tượng này được hưởng! Dược sĩ Lê Văn Đăng, Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Y tế tỉnh Bình Phước, cũng khẳng định những người làm việc theo HĐLĐ không qua tuyển dụng chưa phải là viên chức nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 56/CP, vì vậy không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề!
Thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi, tại điều 2 Thông tư 02 của liên bộ Y tế - Nội vụ - Tài chính có quy định rõ: Đối tượng áp dụng bao gồm cả lao động hợp đồng trong các cơ sở y tế công lập trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13).
Trong thực tế, 61 lao động nêu trên được xếp lương theo mã ngạch có 2 chữ số đầu là 16 (ghi rõ trên các quyết định làm việc và bảng lương được chi trả hằng tháng).
Bác sĩ Từ Phương Nam cho biết tháng 8.2012, bệnh viện tiếp tục đề nghị Sở Y tế cho phép chi phụ cấp ưu đãi nghề đối với hộ lý, y công theo môi trường làm việc (tùy khoa công tác) vì những nhân viên này thường xuyên, trực tiếp phục vụ bệnh nhân (thay quần áo, hỗ trợ bệnh nhân vệ sinh thân thể, dọn dẹp chất thải, cọ rửa dụng cụ đựng chất thải người bệnh...) nên có nguy cơ lây nhiễm cao. Nhưng đến nay Sở Y tế vẫn chưa trả lời.
Theo LD
Khốn đốn chỉ vì tin đồn "ăn chuối bị bệnh ung thư" Từ giữa tháng 11/2012 đến nay, xuất hiện tin đồn kể cả treo biển báo tại các chợ "ăn chuối bị bệnh ung thư" tại huyên Sơn Tịnh và Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), khiến cho người tiêu dùng ái ngại không dám mua chuối để ăn. Nông dân chất chuối đầy nhà vì không thể tiêu thụ. (Nguồn: báo Quảng Ngãi) Thông...