Phải chạy thận nhân tạo do uống quá nhiều nước ép khế
Người đàn ông 65 tuổi cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược do nôn, nước tiểu đỏ sậm sau khi ép một kg khế lấy nước uống.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương thận cấp do uống quá nhiều nước ép khế. Sau vài ngày chạy thận nhân tạo, bệnh nhân xuất viện trong tình trạng chức năng thận đã hồi phục hoàn toàn.
Người bệnh không có tiền sử về bệnh thận. Trước đó, ông đã ép một kg khế để “uống cho khỏe” theo chỉ dẫn trên trang mạng.
Bác sĩ đang thăm khám cho người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người bệnh thận mạn. Trong đó, khoảng 26.000 người suy thận mạn tính giai đoạn cuối và mỗi năm có gần 8.000 ca mắc mới.
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết mỗi năm có khoảng 30.000 lượt người bệnh đến khám và điều trị bệnh thận tại bệnh viện.
“Nguyên nhân dẫn đến tình trạng báo động trên do tâm lý chủ quan với những biểu hiện ban đầu, dẫn đến bệnh ngày càng nặng. Đa số người bệnh đều nhập viện trong tình trạng muộn”, bác sĩ Thảo nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, trong giai đoạn sớm, bệnh không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm. Đến giai đoạn muộn, người bệnh có biểu hiện nôn, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tiểu ít, đau cơ, phù chân, tràn dịch màng bụng và màng phổi…
Bệnh nhân mắc bệnh viêm cầu thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận tắc nghẽn, di truyền, nhiễm độc do thuốc, dùng thuốc tùy tiện, dùng thuốc giảm đau kéo dài là nguyên nhân gây bệnh suy thận.
Suy thận mạn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần, gây ra những biến chứng nguy hiểm như loét đường tiêu hóa, co giật, hôn mê, xuất huyết não, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, suy tim… Người bệnh bị giữ nước gây phù phổi, huyết áp cao. Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột có thể làm giảm chức năng tim và đe dọa tính mạng.
Bác sĩ Thảo cho biết suy thận được chia làm 5 giai đoạn. Ở các giai đoạn từ 1, 2, 3, 4, nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị, người bệnh có thể kéo dài thời gian bảo tồn trong 5 đến 10 năm, trì hoãn giai đoạn lọc máu định kỳ.
Video đang HOT
“Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 5, bệnh nhân phải ghép thận hoặc lọc máu định kỳ. Nếu không, suy thận mạn giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Thảo nhấn mạnh.
Các biện pháp điều trị thay thế thận hiện nay bao gồm chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận. Người bệnh giai đoạn cuối, dưới 65 tuổi không mắc bệnh ung thư hoặc viêm nhiễm mạn tính (lao, viêm gan…) nếu tìm được một quả thận phù hợp đều có thể ghép thận.
Để phòng tránh bệnh, bác sĩ Thảo khuyên người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Nếu mắc bệnh, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị. Kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày, hạn chế ăn mặn, tập thể dục thể thao, kiểm soát bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.
Sáng 20/1, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM tư vấn miễn phí về bệnh lý suy thận cho người quan tâm về bệnh thận. Đăng ký: (028)39525449 – (028)39525422
Cẩm Anh
Theo VNE
Chàng trai 28 tuổi bị suy thận vì thường xuyên ăn món này trong bữa sáng và đó cũng là món rất nhiều người thích
Sau khi kiểm tra bác sĩ nói với Tiểu Hào: "Anh đã bị suy thận và ở giai đoạn cuối, ngoài việc chạy thận nhân tạo, anh chỉ có thể ghép thận".
Chàng trai 28 tuổi bị suy thận vì thường xuyên ăn sáng bằng... quẩy chiên
Tiểu Hào năm nay 28 tuổi, anh là nhân viên IT và vẫn còn độc thân, mỗi ngày Tiểu Hào chỉ biết đến công việc, nên hiện tại cậu vẫn chưa có bạn gái. Tiểu Hào cũng đã từng nghĩ đến chuyện yêu đương, nhưng lại muốn kiếm tiền vài năm để mua nhà, sau đó mới kết hôn.
Tuy nhiên, bản thân Tiểu Hào cũng chưa từng nghĩ đến, tiền anh tích lũy không dùng vào việc cưới vợ, mà lại dùng tiền vào việc chạy thận!
Gần đây, cơ thể của Tiểu Hào rất yếu, anh cảm thấy cơ thể rất yếu, không có lực, còn thường xuyên bị đau lưng. Tiểu Hào nghĩ rằng bản thân gần đây vì công việc bận rộn nên mới có những triệu chứng như vậy. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, bệnh tình của Tiểu Hào không những không cải thiện mà ngược lại càng ngày càng nặng hơn.
Về cơ bản mỗi buổi sáng Tiểu Hào đều đến đây ăn 3 chiếc quẩy chiên và 1 bát sữa đậu nành.
Tay chân của Tiểu Hào bắt đầu phù nề, một lần đi vệ sinh cậu phát hiện đi tiểu ra máu. Tiểu Hào vô cùng sợ hãi nên anh lập tức đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi kiểm tra bác sĩ nói với Tiểu Hào: Anh đã bị suy thận và ở giai đoạn cuối, ngoài việc chạy thận nhân tạo, anh chỉ có thể ghép thận.
Tiểu Ngô nghe xong, anh gần như ngất xỉu, anh khóc và nói với bác sĩ: "Tôi còn trẻ như thế này, tại sao lại bị suy thận?". Bác sĩ cũng rất ngờ vực, nhưng sau khi biết được thói quen ăn uống và sinh hoạt của Tiểu Hào, bác sĩ đã tìm được đáp án: Tiểu Hào bị suy thận chính là do thường xuyên ăn bánh quẩy chiên!
Có một tiệm ăn sáng ở gần nơi Tiểu Hào sinh sống, vì sống một mình nên Tiểu Hào ít khi nấu ăn. Về cơ bản mỗi buổi sáng Tiểu Hào đều đến đây ăn 3 chiếc quẩy chiên và 1 bát sữa đậu nành, đây chính là thói quen trong vòng 5 năm của Tiểu Hào. Bác sĩ giải thích rằng, chính là vì Tiểu Hào thường xuyên ăn sáng bằng quẩy chiên dẫn đến thận không thể chịu nổi.
Đây chính là thói quen trong vòng 5 năm của Tiểu Hào.
Trong quá trình sản xuất bánh quẩy, người chế biến thường cho thêm phèn chua, soda vào trong bột mì. Phèn chua là một loại muối nhôm (nhôm sunfat hydrat), sau khi cho thêm vào bột làm bánh có tác dụng làm quẩy phồng, giòn, xốp.
Theo như báo cáo xác định, cứ 100g bánh quẩy có chứa hàm lượng nhôm khoảng 50-55mg, lượng nhôm đi vào cơ thể cho phép không quá 0,7mg/1kg trọng lượng cơ thể, Tiểu Hào mỗi ngày ăn 3 chiếc quẩy, chính là lượng nhôm đi vào cơ thể vượt quá lượng cho phép. Đặc biệt tiêu thụ lượng kim loại nặng trong thời gian dài sẽ gây ra suy thận. Cuối cùng, Tiểu Hào được tiếp nhận điều trị thẩm tách, chuẩn bị đón nhận nguồn thận thích hợp để tiến hành ghép thận.
Các bác sĩ cảnh báo những việc làm sau đây cũng có thể gây nên suy thận:
1. Thức đêm
Rất nhiều người do công việc và một số nguyên nhân khác dẫn đến việc thức đêm như một phần trong cuộc sống của họ. Thời gian dài thức đêm, thận sẽ không chịu nổi. Bởi vì chỉ có cơ thể có đủ khí chất và tinh thần mới có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe của thận.
Ngoài ra, ban đêm là thời gian tốt nhất để thận tiến hành khôi phục sửa chữa tế bào, nếu chúng vẫn ở hoạt động ở trong đêm khuya, càng khiến cho thận ở trạng thái quá tải. Theo thời gian, việc thức khuya sẽ khiến chức năng của thận bị tổn thương nghiêm trọng, điều này cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận.
Rất nhiều người do công việc và một số nguyên nhân khác dẫn đến việc thức đêm như một phần trong cuộc sống của họ.
2. Nhịn tiểu
Theo lý luận Y học Trung Quốc cho rằng, thận và bàng quang có khả năng tương tác với nhau, nếu cơ thể lựa chọn nhịn tiểu sẽ càng khiến nước tiểu tồn tại ở trong bàng quang quá lâu, đồng thời sẽ không ngừng sản sinh các vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa các khi khuẩn này còn thông qua ống dẫn niệu đi ngược chiều đến thận, tiếp theo gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu,... và sản sinh các bệnh thận.
Ngoài ra, khi nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang quá lâu, nó sẽ làm tăng gánh nặng lên bàng quang, và nước tiểu được lưu trữ cũng sẽ gây ra xói mòn bất lợi của nội mạc bàng quang, là một trong những yếu tố gây viêm bàng quang.
Nếu cơ thể lựa chọn nhịn tiểu sẽ càng khiến nước tiểu tồn tại ở trong bàng quang quá lâu, đồng thời sẽ không ngừng sản sinh các vi khuẩn gây bệnh.
3. Uống rượu
Mọi người đều biết rằng, uống rượu sẽ làm tổn thương gan, từ quan điểm của y học Trung Quốc, gan và thận tương đồng, vì vậy, một khi gan đã bị tổn thương, đồng thời cũng gây hại rất lớn đối với thận.
Ngoài ra, thường xuyên uống rượu còn khiến sự cân bằng nito trong cơ thể bị rối loạn, điều này càng làm tăng sự phân hủy protein trong cơ thể, tiếp theo làm gia tăng gánh nặng sự phân hủy của thận, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận. Đặc biệt những người mà bản thân thận đã không tốt, uống nhiều rượu càng khiến thận tổn hại nghiêm trọng.
Theo Helino
Lọc máu tại nhà cho bệnh nhân suy thận Người bị suy thận giai đoạn cuối không phải đến viện chạy thận, có thể lọc máu khi đi du lịch nhờ phương pháp lọc màng bụng tại nhà. Lọc màng bụng là một trong ba phương pháp hữu hiệu điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối, bên cạnh chạy thận nhân tạo và ghép thận. Một số bệnh nhân được lọc...