Phải chăng thời kỳ vàng son của JRPG đã qua? (Phần kết)
Lý do gì đã và đang làm lu mờ vinh quang của JRPG?
Chúng ta đã đi qua 2 bài viết, chắc các bạn cũng hình dung ra được hoàn cảnh mà các nhà làm game Nhật Bản đang phải đối mặt lúc này. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả, vẫn có một vấn đề lớn luôn bủa vây lấy họ mà chúng ta chưa hề đề cập đến, đó là vấn đề chuyển ngữ.
Như đã tìm hiểu ở phần trước, Cave là một công ty chuyên tập trung vào lĩnh vực sản xuất mini game thay vì cố công cho ra lò những sản phẩm hoành tráng như những nhà sản xuất thông thường. Làm như vậy, họ sẽ có lợi lợi thế từ việc các mini game không đòi hỏi quá nhiều trong việc địa phương hóa (hay hiểu nôm na là chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng nước ngoài).
Hầu hết các đoạn thoại và các tình tiết trong game đều được dịch ra tiếng Anh một cách hết sức đơn giản vì không có quá nhiều cốt truyện hay câu chữ trong game kiểu này.
Trong khi Xseed hay Atlus vốn tập trung phát triển dòng JRPG thường phải tốn một khoản không nhỏ trong việc chi trả lương cho đội ngũ phiên dịch, chưa kể tới chi phí phát triển hệ thống kiểm tra và hạn chế bug trong phiên bản tiếng Anh của game. Ông Bettenhausen – giám đốc phát triển kinh doanh của Ignition Entertainment, cho biết.
“Nếu một game chứa quá nhiều đoạn hội thoại hay là lời các bài hát, phí tổn trong việc phiên dịch và lồng tiếng toàn bộ đôi khi ảnh hưởng lớn đến tiềm năng sinh lời của game, đặc biệt là khi bạn muốn địa phương hóa game cho các thứ tiếng khác ít phổ biến hơn tiếng Anh”. (Các bản dành cho game thủ Châu Âu đôi khi còn có cả giọng Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Ý).
“…Và nếu tựa game chỉ có thể gây ấn tượng cho một cộng đồng fan nhỏ lẻ, thì công việc này có thể coi là quá tốn kém và mạo hiểm”.
Video đang HOT
Berry cho rằng công ty của ông đang ở trong hoàn cảnh tương tự: “Một số tựa game có hàng tá chữ nghĩa tốn quá nhiếu sức lực để dịch, trong khi một game khác lại không có quá nhiều chữ nhưng lại có hơn 15,000 lời thoại của 170 nhân vật khác nhau, sẽ tiêu tốn hàng trăm ngàn Đô la để lồng tiếng Anh. Đây là một ví dụ thực tế không còn quá xa lạ với các nhà sản xuất”.
Các nhà sản xuất bị đưa vào tình thế buộc phải bỏ qua những tựa game có chất lượng dù cho họ thực sự rất muốn phát hành.
Berry cho hay: “Tựa game mới nhất của chúng tôi, The Legend of Heroes: Trails in the Sky, là ngoại lệ bởi chúng tôi thật sự mong muốn xây dựng thương hiệu cho các nhà sản xuất game Nhật Bản, Falcom, ở phương Tây…”. Nhưng những trường hợp cá biệt như vậy thường không xuất hiện nhiều.
Trong nhiều trường hợp, các nhà sản xuất tìm được một vài cách ít tốn kém hơn. Chẳng hạn như ký kết hợp đồng với một xưởng sản xuất hoặc một nhóm các biên dịch viên trung gian. Một số công ty thậm chí còn chấp nhận cả bản dịch fan-made, tựa game Ys: The Oath in Felghana có thể coi là một ví dụ điển hình.
“Chúng tôi đang thiếu nhân lực vào thời điểm đó và phải tìm kiếm sự trợ giúp trong việc phiên dịch bằng bất kỳ giá nào. Vậy nên chúng tôi tự hỏi sao không trả tiền cho một người tâm huyết với game hơn là thuê một phiên dịch viên cho một dự án mà anh ta thậm chí còn chưa biết gì hết?”.
Những biện pháp như thế dù không phải là lý tưởng, nhưng cũng giúp giảm bớt phần nào chi phí khi mà thị trường game đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Dù cho các tựa game AAA của Nhật vẫn luôn là tượng đài trong lòng các fan hâm mộ trung thành, nhưng có một sự thật mà chúng ta đều phải thừa nhận, đó là thời kỳ hoàng kim cho các tựa game nhập vai Nhật Bản tung hoành trên thị trường thế giới có lẽ đã lùi xa vào dĩ vãng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phải chăng thời kỳ vàng son của JRPG đã qua?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lí do vì sao mà Xenoblade cùng hàng tá các game JRPG khác sẽ không bao giờ đặt chân được đến thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.
Mọi chuyện đã chấm dứt. Khi mà gần như không còn ý nghĩa kinh tế nào trong việc xuất ngoại game sang thị trường phương Tây nữa thì việc JRPG bước vào giai đoạn thoái trào cũng là điều dễ hiểu.
Tất nhiên, Konami và Capcom liên tục phát hành những tựa game vô cùng hấp dẫn, thế nhưng có vẻ điều này cũng chẳng thể thay đổi được tình hình. Ngành công nghiệp game đang có xu hướng quay trở về những năm giữa thập niên 90 khi mà có rất ít các tựa game JRPG trên thị trường thế giới, những game đình đám không được dịch sang các ngôn ngữ khác, bất chấp việc vô vàn fan của JRPG "cầu xin" các nhà sản xuất trong vô vọng cho những game ruột của họ.
Những nỗ lực gần đây trong việc thuyết phục Nintendo mang Xenoblade, Pandora's Tower và TheLast Story "xuất ngoại" nhiều khả năng sẽ thất bại vì các nhà sản xuất hơn ai hết là những người hiểu rõ thực tại "đen tối" của ngành game. Nếu muốn "địa phương hóa" một game Nhật Bản và đưa nó lên kệ đĩa phát hành tại các shop bán lẻ là một công đoạn vô cùng tốn kém, yêu cầu lực lượng sản xuất lớn, chưa kể đến những vấn đề về việc ăn cắp bản quyền và các quy định cấp phép sản xuất của chủ các hệ máy.
Tất cả các lý do trên đều khiến cho đây trở thành một ngành công nghiệp vô lợi nhuận. Một vài nhà sản xuất game Nhật Bản cá biệt vẫn cố gắng bám trụ, nhưng tương lai cũng không sáng sủa mấy khi kể cả họ cũng đã cắt giảm số lượng phát hành trong những năm gần đây.
Cùng nhìn lại mới chỉ một vài năm trước đây, có vẻ như bất kỳ game nào bán chạy tại xứ sở mặt trời mọc thì cũng sẽ có đất tại Châu Âu và Bắc Mỹ. RPG chiến thuật, Roguelike (một nhánh của RPG ví như Diablo..), và game từ mọi thể loại của Nhật xuất hiện dày đặc trên lịch phát hành. Fan có thể yên tâm là cứ game mà họ muốn thì cũng dần dần sẽ tìm đường xuất ngoại và đến được với họ.
Hãy thử so sánh với bây giờ: Khi mà chiếc PSP vẫn luôn là người bạn không thể thiếu của game thủ hardcore Nhật Bản, trong khi đó ngược lại nó gần như đã mất hút trên thị trường game ở các nước khác. Vì sao ư? Một nguyên nhân chính đó là không còn những thứ gây nghiện dán nhãn "Made in Japan" có thể khiến họ cầm trên tay chiếc máy chơi game handheld ngồi "cày cuốc" từ sáng chí tối nữa.
"Rất nhiều thứ cần được suy xét kỹ vì bất kỳ nhân tố nào cũng có thể giết chết ngay lập tức một hợp đồng phát hành game..." Ken Berry, Giám đốc phát hành tại Xseed Games - một nhà phát hành game tập trung vào các tựa game Nhật Bản, cho hay.
"Những nhân tố bao gồm chất lượng game đánh giá bởi đội ngũ công ty chúng tôi, giá thành (cả trong việc xin cấp phép lẫn địa phương hóa), và lượng đĩa bán ra, đều ảnh hưởng đến những game Xseed sản xuất. Mặc dù chúng tôi rất thiết tha với việc xin giấy phép phát hành những tựa game hay, tuy nhiên chúng tôi không thể nhắm mắt lao vào một dự án mà gần như là sẽ thua lỗ, cho dù game có hay đến đâu đi chăng nữa."
Trong hàng loạt lý do kể trên, vẫn còn một lý do nhạy cảm nữa - và cũng là vấn đề nghiêm trọng, mà ông Berry chưa hề đề cập đến đó là câu chuyện về bản quyền. Việc các game PSP bị mất bản quyền cũng ảnh hưởng rất lớn tới doanh số bán tại thị trường Mỹ và Châu Âu.
Lấy ví dụ vào thời điểm tựa game Monster Hunter làm mưa làm gió năm 2008, vấn đề vi phạm bản quyền game (piracy) cũng chính là lý do làm tan biến mọi hy vọng xuất khẩu game ra nước ngoài.
Nếu nhớ lại, thời điểm đó cũng chính là thời điểm bùng nổ R4 flashcard và việc "trộm cắp" các game (ROMs) trên hệ máy DS. Các cửa hàng tại Akihabara và những địa điểm bán lẻ lớn khác tại Nhật thậm chí còn quảng cáo các thiết bị "ăn trộm" ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Vấn nạn ăn cắp bản quyền tràn lan quá nhanh, và thế là dần dần cộng đồng game JRPG ngày càng bị cách ly với thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên đổ lỗi hoàn toàn cho vấn đề mất cắp bản quyền. Phải công nhân đây là một vấn đề hết sức nhức nhối nhưng xét cho cùng thì nó cũng chỉ như giọt nước làm tràn ly. Vậy đâu mới là lý do chính khiến cho thời đại vàng son của JRPG bị lu mờ, chúng ta sẽ trở lại với phần 2 để cùng tìm hiểu thêm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hideo Kojima - Từ chàng cử nhân kinh tế tới nhà làm game vĩ đại Tên tuổi ông thường gắn liền với những thương hiệu game nổi tiếng như series Metal Gear, Snatcher hay Policenauts. Hideo Kojima là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất trong làng game Nhật Bản ngày nay, bên cạnh bậc thầy Shigeru Miyamoto. Tên tuổi ông thường gắn liền với những thương hiệu game danh tiếng như series Metal Gear, Snatcher hay...