Phải chăng thể loại game nhập vai truyền thống đang suy tàn?
Trong quá trình phát triển của thể loại RPG, phong cách nhập vai theo lượt đóng vai trò tiên phong. Tuy vậy, nhiều yếu tố khách quan đang dần đẩy “công thần” này vào con đường suy tàn.
Bắt nguồn từ những game nhập vai kinh điển, ngày nay thể loại nhập vai đã phát triển nhiều nhánh mới, với xu hướng nổi bật là sự dịch chuyển từ hệ thống chiến đấu theo lượt sang phong cách chiến đấu giàu tính hành động. “Hành động nhập vai” được hiểu là sự pha trộn cách chiến đấu của thể loại hành động với cốt truyện, cách tùy chọn nhân vật, vật dụng theo phong cách nhập vai. Tiêu biểu cho phong cách này là những tên tuổi như Dragon Age: Origins, Mass Effect, Fallout 3…
Trong khi đó, thể loại nhập vai theo lượt truyền thống lại có phần lép vế. Khi nói về loại game này, các game thủ hầu như chỉ còn nhớ tới Final Fantasy. Thậm chí có lúc Square Enix đã muốn thêm vào chất hành động nhiều hơn vào trong sản phẩm của mình. Kể từ phiên bản Final Fantasy X-2 phát hành năm 2003, siêu phẩm của Square Enix đã không còn mang nặng yếu tố nhập vai theo lượt như trước. Phải chăng thể loại nhập vai theo lượt đang bước vào giai đoạn suy tàn?
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự lên ngôi của những thể loại mới, chẳng hạn như thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS). Đặc điểm chung của thể loại này là nhịp độ nhanh đến chóng mặt. Gameplay thiên hẳn về tính hành động. Nếu đã trót yêu thích những Call of Duty, Halo, Killzone… bạn sẽ cảm thấy các game nhập vai theo lượt thật chậm và nhàm chán.
Người chơi không đủ kiên nhẫn để đọc hết các đoạn hội thoại, lời dẫn truyện dài dòng. Nếu muốn, họ sẽ lựa chọn một cuốn tiểu thuyết. Người chơi đòi hỏi game phải chủ động hơn, cải tiến hình thức hơn nữa. Kết quả là, nhà sản xuất chấp nhận gameplay nhịp độ cao, ít lời thoại nhiều hành động để chiều lòng game thủ.
Ngày càng có nhiều nhà sản xuất lựa chọn phong cách hành động nhập vai đồng nghĩa với số lượng game nhập vai theo lượt sẽ ít hơn. Trong khi thời gian sản xuất một game dạng này khá lâu, đẩy giá thành lên cao. Final Fantasy luôn là một trong những tựa game có mức giá ngất ngưởng. May mà Final Fantasy đã xây dựng một chỗ đứng vững chắc. Còn đối với những dự án mới thì sao? Sẽ thật mạo hiểm nếu đi theo “tượng đài hết thời” nhập vai theo lượt!
Một nguyên nhân khác là sự phát triển của game online đã lấy mất “miếng bánh” của ông anh nhập vai hành động. Trong các game MMORPG, người chơi chỉ cần quan tâm điều khiển nhân vật chính. Các thành viên khác trong đội sẽ do máy tính đảm nhận.
Ngược lại, nhập vai theo lượt đề cao tính chiến thuật, trong đó người chơi phải kiểm soát hoạt động của mọi thành viên. Nhân vật nào sẽ được xung trận? Phép thuật nào sẽ được sử dụng?… Những câu hỏi như vậy đã biến mỗi trận chiến trở thành một ván cờ cân não. Qua các trận đánh, game thủ dần học được một chiến thuật hiệu quả nhất. Nhưng đó cũng là lúc mỗi trận đánh trở thành một sự lặp lại tẻ nhạt.
Hiện nay, game thủ ngày càng “nhàn hạ” khi chơi game nhập vai. Trong Dragon Age: Origins, người chơi chỉ cần điều khiển nhân vật chính. Những việc còn lại đã có máy tính đảm nhận với A.I ngày càng hoàn hảo. Nếu muốn, người chơi có thể chuyển đổi sang một nhân vật khác.
Trong Fallout 3, mọi thứ có vẻ được làm chậm lại bằng hệ thống V.A.T.S (một kiểu hỗ trợ ngắm bắn). Tuy vậy, nỗ lực của Bethesda đã không được đón nhận. Trong phiên bản sắp ra mắt Fallout: New Vegas, V.A.T.S sẽ biến mất, nhường chỗ cho những trải nghiệm bắn súng quen thuộc.
Video đang HOT
Lost Odyssey – một trong những game hiếm hoi đi theo dòng nhập vai theo lượt đã bị các nhà phê bình chỉ trích dữ dội. Metacritic chỉ cho game này 78/100 điểm. Tình hình tiêu thụ không khả quan có thể là lý do dừng hẳn dòng game này. Thật tiếc cho một game chuẩn bị công phu nhưng không phù hợp với thị hiếu chung.
Chúng ta có thể kể thêm một vài nguyên nhân dẫn tới sự suy tàn của thể loại nhập vai theo lượt như ngành công nghiệp game Nhật đang đi xuống, hệ máy Xbox 360 không thích hợp với các game JRPG… Bên cạnh những yếu tố khách quan như vậy, có thể thấy thể loại này đã không có đổi mới đáng kể để theo kịp xu thế mới.
Từng một thời làm mưa làm gió trên các hệ máy console, giờ đây thể loại nhập vai theo lượt đang nằm vào giai đoạn khó khăn nhất. Trong những năm gần đây, lượng tiêu thụ Final Fantasy đã suy giảm đáng kể. Thật khó tin thể loại nhập vai theo lượt sẽ trở lại thời hoàng kim. Đó là quy luật cay đắng nhưng sòng phẳng của tự nhiên.
Dẫu vậy, suy tàn không có nghĩa là chết hẳn. Thể loại nhập vai vẫn sống khoẻ với những “nhánh” mới tươi trẻ hơn. Những tinh hoa của nhập vai theo lượt lại được tiếp thu trong game mới. Như vậy là mạch chảy bền bỉ của thể loại nhập vai theo lượt vẫn còn mãi, giống như tình yêu game thủ dành cho những Final Fantasy, Shin Megami Tensei, Front Mission… một thời.
Theo gamek
Hai "thầy" Paul cùng hành nghề trên iPhone?
Sau thành công rực rỡ tại World Cup 2010, "thầy" Paul lại có dịp thể hiện tài tiên tri với cộng đồng iPhone. Điều thú vị là, có tới 2 "thầy" Paul xuất hiện gần như cùng lúc.
World Cup 2010 đã kết thúc song các hiệu ứng ngoài lề vẫn còn tác động mạnh mẽ đến đời sống của người hâm mộ. Đáng chú ý nhất là chú bạch tuộc Paul - nhà tiên tri có khả năng dự đoán chính xác 100%. Nhiều nơi sẵn sàng trải thảm đỏ để Paul ghé thăm, thậm chí Thủ tướng Tây Ban Nha còn có ý định mua lại chú bạch tuộc này. Nhưng giờ đây, Paul đã trở thành báu vật. Nếu bạn chưa đủ tiền để sang Đức tham quan, có thể tải ngay hai ứng dụng thú vị về chú bạch tuộc này!
Có tới 2 "thầy" Paul trên iPhone. Biết chọn "thầy" nào?
Ask the Paul Oracle
Ask the Paul Oracle là tựa game iPhone khai thác khả năng "tiên tri" của Paul. Nét thú vị là nếu trong World Cup, thầy Paul chỉ chuyên về bóng đá thì trong game này, thầy sẽ mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực của đời sống.
Cách chơi khá đơn giản. Bạn có hai hộp thức ăn và hãy viết tên hai chủ đề mà bạn đang đắn đo vào những chiếc hộp đó. Chẳng hạn, bạn đang băn khoăn không biết nên đi xem phim hay xem kịch, hãy viết "PHIM" và "KỊCH" vào 2 chiếc hộp. Tương tự, bạn có thể tạo ra vô số cặp lựa chọn: PIZZA hay HAMBUGER, BÓNG RỔ hay BÓNG ĐÁ, MỸ LINH hay THANH LAM... Hãy yên tâm, thầy Paul là nhà thông thái có thể "hiểu" được mọi thứ tiếng!
Sau khi đã chắc chắn với 2 lựa chọn, đến lượt thầy Paul "trổ tài". Tùy trường hợp, thầy sẽ đưa ra quyết định nhanh hay chậm. Thời gian lựa chọn là ngẫu nhiên và không có bất cứ sự ưu tiên nào (trên thực tế bạch tuộc Paul thường chọn bên phải). Nếu chưa hài lòng, bạn có thể chơi lại!
Dẫu biết trò chơi chỉ mang tính giải trí và những phán đoán của Paul chỉ là "Gia Cát Dự", nhiều người vẫn thích thú với ứng dụng này. Hiện Ask the Paul Oracle đang được bán trên AppStore với mức giá 0.99$ (tương đương 19.000 VNĐ).
Tên game: Ask the Paul Oracle
Nhà phát triển: uTouch Labs
Nhà phát hành: George Baladi
Thể loại: Phổ thông
Ngày phát hành: 14/7/2010
Nền tảng: iPhone - iPod Touch - iPad
Dung lượng: 2.6 MB
iPaul... The Octopus
Vẫn là chủ đề tài tiên tri của "thánh" Paul, iPaul... The Octopus có một cách tiếp cận khác. Trong game, thầy Paul sẽ chỉ trả lời các câu hỏi dạng "Yes - No". Vì thế, hãy đặt câu hỏi khéo léo để đạt được mục đích của mình.
Ví dụ, bạn đang muốn cầu hôn một cô gái. Có thể đặt lần lượt các câu hỏi: "Thưa thầy, hôm nay là ngày đẹp trời phải không ạ?", tiếp sau là "Con ăn mặc có đẹp không?", "Lời cầu hôn của con sẽ được chấp nhận chứ?", "Cô ấy sẽ đồng ý phải không thầy?"...
Với trí tưởng tượng phong phú, bạn có thể nghĩ ra hàng trăm câu hỏi oái oăm và gây cười. Một điểm khác biệt là để mời được thầy, trước bạn phải lắc iPhone đánh thức cho bọt nước nổi lên. Lúc này thầy Paul mới xuất hiện. Và chờ đến khi thầy cho phép thì mới được "lễ phép" đặt câu hỏi.
Game có âm thanh trong trẻo, cảnh nền sống động với rặng san hô và những đàn cá bơi lội. Hiện iPaul... The Octopus đang được bán với mức giá 1.99$ (tương đương 38.000 VNĐ).
Tên game: iPaul... The Octopus
Nhà phát triển: WebTechies
Nhà phát hành: Tarun Chauhan
Thể loại: Giải đố
Ngày phát hành: 16/7/2010
Nền tảng: iPhone - iPad
Dung lượng: 7.5 MB
Theo gamek
Những tựa game "gây shock" trong lịch sử Ai cũng biết mọi người tìm đến trò chơi điện tử bởi vì họ muốn giải tỏa căng thẳng từ áp lực đời sống hàng ngày. Tuy nhiên có một số game lại gây phẫn nộ cho người chơi thay vì đem lại sự giải trí. Sau đây là danh sách những trò chơi như vậy. Custer's Revenge (1982) Chỉ có thể mô...