Phải chăng sở hữu xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Theo dõi VGT trên

Trong một thời gian khá dài, ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có Việt Nam tồn tại quan điểm coi sở hữu XHCN là mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Biểu hiện cụ thể của quan điểm này là việc nhanh chóng thiết lập chế độ công hữu với hai hình thức sở hữu: Toàn dân và tập thể gắn liền với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp… Đó là sự nôn nóng, chủ quan duy ý chí trong quá trình phát triển, là nhận thức cứng nhắc, giáo điều về nền kinh tế XHCN, là sự biểu hiện trực tiếp của việc chưa nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất (QHSX) với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất (LLSX). Vì vậy, có thể khẳng định, công hữu XHCN không phải mục tiêu của xây dựng CNXH và không phải là điều kiện đủ bảo đảm thắng lợi của CNXH.

Vai trò của sở hữu về mặt kinh tế, chính trị và trong hệ thống quan hệ sản xuất

Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải có những sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu, do đó, phải tiến hành sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình sản xuất (QTSX) đã xuất hiện mối quan hệ giữa con người với con người thông qua việc chiếm hữu tư liệu sản xuất (TLSX) và sản phẩm lao động, tức là của cải vật chất của xã hội. Theo C. Mác, đó chính là quan hệ sở hữu, khác với sự chiếm hữu các sản phẩm tự nhiên – biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ sở hữu là mặt xã hội của quan hệ chiếm hữu. Theo C. Mác: Sở hữu là một quan hệ xã hội, là một phạm trù lịch sử – cụ thể, nó biến đổi cùng với sự biến đổi của LLSX, của các hình thái kinh tế – xã hội…; là quan hệ sản xuất chứ không phải là quan hệ ý chí; là quan hệ mang tính pháp lý.

Bởi vậy, sở hữu giữ vị trí cực kỳ quan trọng cả về mặt kinh tế và chính trị:

Về mặt kinh tế: Sở hữu có quan hệ mật thiết với QTSX của cải vật chất. Sở hữu chính là mối quan hệ khách quan giữa con người với con người trong QTSX. Đó chính là các quan hệ về các điều kiện khách quan của sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng những của cải của xã hội. Nhờ có quan hệ khách quan này, con người có thể tiến hành QTSX ra của cải vật chất và tinh thần và chính là nhờ có QTSX này mà xã hội loài người tồn tại và phát triển. C. Mác viết: Nơi nào không có một hình thức sở hữu nào cả, thì ở đó cũng không có một nền sản xuất nào cả; do đó, cũng không có một xã hội nào cả.. Điều này nói lên rằng sở hữu là cơ sở, điều kiện của sản xuất và cũng là nội dung kinh tế của sở hữu. Nói đến sở hữu là nói đến quan hệ với các điều kiện (các yếu tố của sản xuất: người lao động, tư liệu sản xuất…), đồng thời nói đến quan hệ chiếm hữu các điều kiện sản xuất và sản phẩm lao động làm ra. Do đó, nội dung kinh tế còn thể hiện ở những lợi ích kinh tế, quyền lợi kinh tế của chủ sở hữu được hưởng từ những cái mà họ sở hữu. Chính những lợi ích kinh tế, quyền lợi kinh tế ấy mà các chủ sở hữu luôn luôn tìm cách gia tăng phạm vi và quy mô sở hữu của mình. Hay nói khác, sở hữu trở thành phương tiện chủ yếu để đạt tới các mục tiêu kinh tế của chủ sở hữu.

Về mặt chính trị: C. Mác cho rằng, giai cấp nào nắm được quyền sở hữu những TLSX chủ yếu, thì giai cấp đó nắm quyền tổ chức quản lý sản xuất, nắm quyền phân phối sản phẩm xã hội; giai cấp nào nắm quyền chi phối lĩnh vực sản xuất các giá trị vật chất, thì giai cấp đó cũng nắm quyền chi phối mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, là giai cấp thống trị xã hội. C. Mác viết: “Và thật vậy, tất cả mọi cuộc cách mạng gọi là những cuộc cách mạng chính trị, từ cuộc cách mạng đầu tiên đến cuộc cách mạng cuối cùng, đều được tiến hành để bảo hộ sở hữu thuộc một loại nào đó“(1).

Quan hệ sở hữu là quan hệ cơ bản, quyết định các mặt và các quan hệ khác trong hệ thống QHSX. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu (QHSH) về TLSX, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối lưu thông sản phẩm; ba mặt đó liên hệ với nhau rất khăng khít, thống nhất với nhau tạo nên hệ thống tương đối ổn định so với LLSX, nhưng trong đó, mặt thứ nhất là cơ bản, đóng vai trò quyết định hai mặt sau. Quan hệ sở hữu cũng quyết định trực tiếp bản chất của QHSX và qua đó, quyết định bản chất của thể chế chính trị.

Quan hệ sở hữu có vai trò quyết định đối với quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, nhưng quan hệ tổ chức quản lý cũng có tác động tích cực trở lại đến QHSH. Tự QHSH không thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu. Lợi ích này chỉ có được khi các đối tượng của chủ sở hữu được tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả. Trong trường hợp ngược lại, lợi ích của chủ sở hữu không được bảo đảm, mà quy mô sở hữu lợi ích kinh tế cũng bị thu hẹp, địa vị xã hội của họ bị suy giảm. Quan hệ sở hữu chi phối quan hệ phân phối lưu thông và quan hệ phân phối lưu thông cũng có ảnh hưởng trở lại đến QHSH, hoặc làm tăng hoặc làm giảm quy mô sở hữu, lợi ích kinh tế, làm giảm động lực phát triển kinh tế – xã hội. Quan hệ sở hữu là mặt cơ bản của QHSX, là cơ sở nền tảng của các mối quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội và là điều kiện, phương tiện chủ yếu để các chủ thể đạt các mục tiêu kinh tế.

Phải chăng sở hữu xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội? - Hình 1

Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa không phải là mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nó chỉ là phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,… tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc (Trong ảnh: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm nhà máy sản xuất thiết bị điện tử thông minh tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc) _Nguồn: baochinhphu.vn

Sở hữu xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là công hữu XHCN và vai trò của nó trong việc thực hiện các mục tiêu của CNXH

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin cho rằng: Giai cấp vô sản làm cách mạng vô sản thắng lợi thì phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa (TBCN) và thiết lập chế độ công hữu hay công cộng hoặc sở hữu xã hội. Tư tưởng về sự xác lập chế độ công hữu theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen: “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”(2). Hai ông hy vọng và tin tưởng rằng, trong chế độ công hữu mọi người sẽ bình đẳng với nhau trong sử dụng TLSX để nuôi sống mình, do đó sẽ không còn sự phân chia xã hội thành giai cấp.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã phác họa những đặc trưng cơ bản của chế độ công hữu như sau: 1- Đất đai và các TLSX nhân tạo đã tích lũy được của xã hội phải được sử dụng chung một cách có tổ chức theo kế hoạch của cơ quan quản lý sản xuất là nhà nước vô sản; 2- Mục tiêu của thiết lập chế độ công hữu, của xã hội hóa TLSX là “để tăng thật nhanh số lượng những LLSX”; 3- Trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội công dân có nghĩa vụ: Phải lao động, có trách nhiệm tự quản (liên kết những người tự chủ), xã hội không dung thứ bóc lột, tức không lao động mà có thu nhập và hưởng phúc lợi xã hội, thực hiện giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em; xóa bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay; kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất, nông nghiệp với công nghiệp, làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Video đang HOT

Từ đây có thể thấy, thiết lập sở hữu xã hội/công hữu về TLSX không phải là mục tiêu của công cuộc xây dựng XHCN, mà mục đích của việc thiết lập, phát triển sở hữu xã hội/công hữu… là tạo cơ sở, nền tảng để phát triển LLSX, gia tăng của cải vật chất của xã hội; giải phóng con người khỏi mọi quan hệ ràng buộc, và phát huy nhân tố con người; xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, văn minh. Đây chính là mục tiêu của xã hội XHCN mà các quốc gia đi theo con đường XHCN đang hướng tới.

Sở hữu XHCN không phải là mục tiêu của xây dựng CNXH, mà chỉ là cơ sở, điều kiện để xây dựng CNXH, có vai trò (tác động tích cực) trong việc hình thành và thực hiện các mục tiêu cơ bản của CNXH. Đó là:

Thứ nhất, xóa bỏ tư hữu TBCN, thiết lập quan hệ sở hữu XHCN sẽ tạo điều kiện cho xã hội “đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước… và để tăng thật nhanh số lượng những LLSX”(3); có nghĩa là thiết lập quan hệ sở hữu XHCN phải nhằm làm cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động giành lấy toàn bộ LLSX, thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ hơn; thúc đẩy tăng năng suất lao động của xã hội nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên xã hội.

Thứ hai, sở hữu XHCN tạo điều kiện để tiến hành công nghiệp hóa XHCN nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH. Công nghiệp hóa (CNH) và xây dựng nền đại công nghiệp với tính cách là nền tảng kinh tế, là cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của công cuộc xây dựng CNXH. V.I. Lê-nin kế thừa tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, sau Cách mạng Tháng Mười đã chỉ rõ: Để chuyển lên CNXH là phải phát triển kinh tế “nâng cao năng suất lao động trên phạm vi cả nước”; Nhà nước mạnh và nền sản xuất với năng suất cao là điều kiện vật chất để bảo đảm thiết lập CNXH. V.I. Lê-nin đã nêu ra luận điểm (công thức): Chủ nghĩa cộng sản (CNCS) là chuyên chính vô sản cộng với điện khí hóa toàn nước Nga. Trong luận điểm này, chuyên chính vô sản (CCVS) là chủ đạo, là cơ sở và điều kiện chính trị quyết định của quá trình phát triển CNXH, còn đại công nghiệp với trình độ điện khí hóa (trình độ tiên tiến lúc bấy giờ là cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH). Theo V.I. Lê-nin, vấn đề sống còn của CNXH là vấn đề CCVS được thiết lập, được tăng cường ra sao và nền tảng vật chất – kỹ thuật, nền đại công nghiệp, điện khí hóa được tạo ra như thế nào? Bởi vì, CNXH được thiết lập ở một nước nông nghiệp lạc hậu, cái thiếu nhất, và do đó cái cần thiết là LLSX đại công nghiệp, là nền tảng kinh tế của CNXH, là cơ sở duy nhất tạo ra năng suất lao động cao, nhờ đó có thể chiến thắng được CNTB.

Thứ ba, sở hữu XHCN tạo tiền đề, điều kiện để giải phóng con người và phát triển con người toàn diện. Giải phóng con người trước hết là phải kể đến vấn đề giải phóng con người khỏi sự tha hóa lao động – một thứ lao động cưỡng bức lệ thuộc vào những ông chủ tư hữu TLSX, một thứ lao động bị lệ thuộc vào máy móc như C. Mác và Ph. Ăng-ghen nói tới trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Con đường giải phóng con người là khắc phục sự tha hóa của lao động, nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN. Sự phát triển toàn diện của con người là một quá trình tiến bộ không ngừng gắn với sự phát triển của LLSX. Chỉ khi LLSX phát triển đến một trình độ cao nhất định, khi mà không còn tình trạng người bóc lột người, giai cấp này bóc lột giai cấp khác và “coi trọng phát triển giáo dục” và “kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất” thì khi đó con người mới phát triển toàn diện.

Từ đây, có thể khẳng định rằng: Chế độ công hữu XHCN không phải là mục tiêu của xây dựng CNXH ở nước ta, nó chỉ là hình thức, hay phương tiện để phát triển kinh tế – xã hội, phát triển LLSX hiện đại và là cơ sở, nền tảng để kiến tạo thượng tầng kiến trúc và chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Thực tiễn xây dựng và phát triển chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất ở các nước XHCN trước đây chứng tỏ sở hữu XHCN không phải là mục tiêu của xây dựng CNXH

Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, CNXH đã trở thành một hệ thống thế giới và là xu thế phát triển của thời đại “quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH” và trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người” mà Liên Xô là trụ cột. Trong bối cảnh đó, toàn bộ tư duy lý luận về đường lối xây dựng CNXH ở các nước XHCN, trong đó có Việt Nam là dựa vào lý thuyết về sự quá độ lên CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN trước đây. Lý luận về thời kỳ quá độ (TKQĐ) đi lên CNXH khi đó đã khẳng định: Đây là thời kỳ mà nền kinh tế dựa trên sự thống trị tuyệt đối của chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất, dưới hai hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, gắn với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong một nền kinh tế “thuần khiết” XHCN như vậy, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ… đều bị coi là phi XHCN, phải thực hiện cải tạo XHCN.

Tư duy lý luận về xây dựng CNXH theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu cho rằng, QHSX có thể đi trước LLSX để hướng dẫn, mở đường và thúc đẩy LLSX phát triển. Vì thế, chúng ta đã chủ trương nhanh chóng xây dựng chế độ công hữu XHCN với hai hình thức sở hữu: Toàn dân và tập thể, phủ nhận sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân, xác lập độc quyền kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Đây có thể coi là sai lầm trong tư duy lý luận và thực tiễn về xây dựng CNXH từ một nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển; đây cũng coi là sự vi phạm quy luật “QHSX phải phù hợp với trình độ nhất định của LLSX”. Quy luật này khẳng định vai trò của LLSX trong mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX. Nói cách khác, LLSX quyết định tính tương thích đối với QHSX, trong QHSX thì quan hệ sở hữu là cốt lõi và chi phối.

Trong lý thuyết kinh tế XHCN truyền thống, chế độ sở hữu tư nhân là cái đối lập với chế độ công hữu XHCN, là yếu tố phi XHCN, nên trong mô hình CNXH kiểu cũ, nhà nước áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hẹp, tiến tới xóa bỏ sở hữu tư nhân về TLSX. Tuy nhiên, sở hữu tư nhân về TLSX, kinh tế tư nhân gắn liền với nó vẫn tồn tại dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Đây là việc làm trái với quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, rằng: quá trình xóa bỏ sở hữu tư nhân TBCN không phải là quá trình phủ định sạch trơn mọi quan hệ sở hữu, mà là quá trình xóa bỏ sự đối lập gay gắt giữa hai cực: “Tư bản” và “Lao động”. C. Mác viết: “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”(4).

Đó cũng là sự nóng vội, chủ quan, duy ý chí, không thấy được việc xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN là một quá trình lâu dài không thể nóng vội. Trong “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, trả lời câu hỏi liệu có thể thủ tiêu chế độ tư liệu ngay lập tức được không? Ph. Ăng-ghen đã trả lời: “Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu… sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu”(5).

C. Mác cũng đã nhấn mạnh, giải quyết vấn đề xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân TBCN và xây dựng chế độ công hữu XHCN là một quá trình lâu dài phải dựa trên những điều kiện hiện thực và kết quả hoạt động hiện thực trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan. Ông viết “Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những LLSX mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những QHSX mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ”(6). Đó là việc làm vi phạm quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX, điều quan trọng hơn là đã gây nên những lãng phí to lớn các nguồn lực phát triển và tạo ra lực cản của sự phát triển.

Trong những năm trước đây cũng tồn tại các quan niệm cho rằng, sở hữu toàn dân phải có hiệu quả hơn sở hữu tập thể và sở hữu tập thể phải có hiệu quả hơn sở hữu tư nhân. Từ đó, trong thực tiễn ở các nước XHCN, người ta đã đồng nhất chế độ công hữu với CNXH, và có ảo tưởng rằng, công hữu càng lớn, càng nhanh chóng có CNXH. Vì thế, người ta đã cố gắng bằng mọi cách gia tăng sở hữu xã hội/công hữu, dưới hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, chưa chú ý đúng mức hoặc lúng túng, bất cập trong việc thực hiện tốt các quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối lưu thông sản phẩm.

Hậu quả là sự phát triển thấp kém cả về kinh tế và mức độ cải thiện đời sống của nhân dân. Để giải toả sự thấp kém này, người ta đã nỗ lực gia tăng đầu tư vào các yếu tố vật chất của LLSX, chủ yếu theo chiều rộng, phát triển sản xuất theo chiều rộng dựa trên cơ sở khai thác các nguồn lực tự nhiên và sức lao động. Rõ ràng là cách thức đó không thể mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, trong thực tế, việc quan tâm quá mức đến quan hệ sở hữu, phát triển các hình thức sở hữu vượt quá trình độ xã hội hóa thực tiễn, chính là việc “tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến giả tạo” so với trình độ phát triển của LLSX.

Thực tiễn của Trung Quốc và một số nước XHCN khác đã chứng minh, chế độ công hữu ít nhất có hai dạng: Một là, chế độ công hữu trong suốt thời kỳ dài không có lợi ích và hiệu quả; hai là, chế độ công hữu có lợi ích và hiệu quả. Như vậy, không thể đánh dấu bằng giữa chế độ công hữu và CNXH. Có chế độ công hữu chưa hẳn đã có CNXH. Ở Trung Quốc, trước khi cải cách, mở cửa, chế độ công hữu chiếm trên 99% nền kinh tế quốc dân, vậy mà nước yếu, dân nghèo.Sau khi bước vào cải cách, mở cửa, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã điều chỉnh cơ cấu chế độ công hữu quá đơn nhất, cho phép nền kinh tế phi công hữu phát triển, giảm một cách đáng kể tỷ trọng chế độ công hữu, đặc biệt là nền kinh tế quốc hữu. Biện pháp này đã thúc đẩy LLSX phát triển, tăng cường sức mạnh của nền kinh tế quốc dân, đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt… Và như Trung Quốc nói là, vẫn giữ được CNXH hoặc gần với CNXH.

Ở Việt Nam, những đột phá về kinh tế “giải phóng lực lượng sản xuất”, mà tư tưởng “làm cho sản xuất bung ra”, thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa IV, tháng 8-1979; trong Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13-1-1981, của Ban Bí thư, về “ Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp“; Quyết định số 25/CP, ngày 21-1-1981, của Hội đồng Chính phủ, về “ Một số chủ trương và biện pháp nhằm chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh” và Quyết định số 26/CP, ngày 21-1-1981, của Hội đồng Chính phủ, về “ Việc mở rộng hình thức trả lương, khoán lương sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của nông nghiệp“. Có thể coi đây là sự “đột phá đầu tiên” trong việc thay đổi chủ trương, chính sách trên lĩnh vực kinh tế, với ý nghĩa là khắc phục những khiếm khuyết, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo XHCN, điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ những rào cản để LLSX phát triển… Và thực tế, từ sau Hội nghị Trung ương 6 khóa IV đến nay đã đưa đến chân lý “bung ra”, “mở cửa”, “cởi trói” không phải là làm mất CNXH, mà ngược lại, nó cứu nguy cho nền kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Phải chăng sở hữu xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội? - Hình 2

Hội nghị Trung ương 6 khóa IV đã đưa đến chân lý “bung ra”, “mở cửa”, “cởi trói” không phải là làm mất chủ nghĩa xã hội, mà ngược lại, nó cứu nguy cho nền kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân (Trong ảnh: Thu hoạch vụ mùa trên cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông Cửu Long) _Ảnh: Tư liệu

Sự điều chỉnh việc cải tạo XHCN và xây dựng QHSX mới XHCN sau khi nhận thức được sai lầm, vi phạm quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ nhất định của LLSX

Từ thực tiễn gần 35 năm đổi mới đất nước và tiến trình đổi mới tư duy lý luận, có thể khái quát những điểm chính trong “từ bỏ nền kinh tế quan liêu, bao cấp” và đổi mới “xây dựng QHSX xã hội chủ nghĩa”, như sau:

Thứ nhất, khẳng định dứt khoát phải xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN. Xác định KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam. Gần 35 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, thực hành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ… Từ đây, tư duy về mối quan hệ giữa QHSX và LLSX cũng được thay đổi căn bản, quan niệm về “hoàn thành cuộc cách mạng QHSX” và “giải quyết vấn đề ai thắng ai” trong tư duy cũ về TKQĐ đã dần bị xóa bỏ và QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, giải phóng mạnh mẽ và thúc đẩy LLSX phát triển.

Thứ hai, trước đổi mới chủ yếu phát triển kinh tế công hữu (đồng nghĩa giản đơn với CNXH), không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, đã đi đến khẳng định chủ trương xây dựng nền kinh tế không phải chỉ tồn tại một chế độ sở hữu đơn nhất – sở hữu toàn dân (công hữu) mà tồn tại nhiều chế độ sở hữu và nhiều hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế (TPKT), nhiều hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh, các hình thức sở hữu không tồn tại biệt lập, mà đan xen, hỗn hợp trong các loại hình sản xuất – kinh doanh.

Thứ ba, trước đổi mới, coi xí nghiệp quốc doanh là hình thức cao nhất, độc quyền và phát triển với tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề, lĩnh vực… hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trong quá trình đổi mới đã đi đến khẳng định: các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật là bộ phận cấu thành quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển lâu dài; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; xác định kinh tế nhà nước (theo nghĩa rộng) gồm nhiều nguồn lực của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trong đó doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là lực lượng “nòng cốt”, mở đường, dẫn dắt, hỗ trợ các TPKT khác cùng phát triển; phát triển kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài…, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế…

Thực tiễn những năm đổi mới đã khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần với đa dạng hình thức sở hữu cùng tồn tại đan xen. Tư tưởng cốt lõi là công hữu không phải là mục tiêu, không phải là điều kiện bảo đảm cho sự thắng lợi của CNXH. Muốn giải phóng nhanh LLSX, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, cần tạo điều kiện và khuyến khích tất cả các TPKT, phát triển nhiều hình thức sở hữu đa dạng, đan xen hỗn hợp.

Phải chăng sở hữu xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội? - Hình 3

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế (Trong ảnh: Sản xuất ô tô ở nhà máy VinFast) _Ảnh: Tư liệu

Tuy vậy, cho đến nay, trong vấn đề về sở hữu và các TPKT vẫn còn nhiều điểm chưa được luận giải rõ ràng và thống nhất. Xin đơn cử một vài điểm:

Một là, tư duy và hành động về chế độ sở hữu chưa phù hợp với lý luận và thực tiễn. Theo Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 cũng như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) thì ở Việt Nam hiện nay có ba chế độ sở hữu: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Như vậy, công hữu vẫn là chế độ sở hữu chính. Trong khi lý luận và thực tiễn thế giới cho thấy chỉ có hai chế độ sở hữu: Công hữu và tư hữu tồn tại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Thêm vào đó, chưa có sự phân biệt rõ ràng và không nhất quán trong việc sử dụng các khái niệm: Chế độ sở hữu và hình thức sở hữu cần tiếp tục làm rõ, phù hợp với tư duy mới về xây dựng nền KTTT hiện đại, đáp ứng yêu cầu của quy luật thị trường.

Hai là, quan niệm về nội hàm, bản chất và vai trò của TPKT nhà nước là chưa phù hợp với lý luận và thực tiễn và còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các TPKT ngay từ khi phân loại thành phần và từ nội hàm của phạm trù này. Trên thực tế, khu vực kinh tế nhà nước (KTNN) được ưu đãi nhiều về các nguồn lực (tài nguyên, đất đai và các lợi thế khác, nhất là lợi thế độc quyền trong một số lĩnh vực), nhưng hoạt động kém hiệu quả. Hiệu quả hoạt động của DNNN – lực lượng nòng cốt của KTNN – còn thấp, kể cả trong các lĩnh vực quan trọng… Chính vì thế mà các thế lực thù địch đòi “bỏ” cụm từ KTNN giữ vai trò chủ đạo và phải tư nhân hóa toàn bộ DNNN… Cần phải khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội, trong định hướng phát triển KTNN, quan điểm KTNN giữ vai trò chủ đạo là vấn đề có tính nguyên tắc không thay đổi, tuy vậy, cần hoàn thiện phạm trù KTNN cả về khái niệm, nội hàm và vai trò của nó cho phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Ba là, về đối tượng sở hữu là đất đai. Trong các đối tượng sở hữu, đất đai là vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm cả về kinh tế, chính trị và xã hội, xét dưới góc độ sở hữu, quản lý và sử dụng. Đó là một số vấn đề: Mâu thuẫn giữa quyền sở hữu theo quy định của pháp luật với quyền sở hữu, sử dụng thực tế (Nhà nước có ba quyền, người sử dụng đất có tới sáu quyền do pháp luật quy định, trong đó có các quyền thực chất là thuộc về chủ sở hữu (toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu) như: quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng…); tình trạng nông dân thiếu đất và không có đất với những hệ lụy kinh tế, xã hội phức tạp; hạn điền vẫn là yếu tố cản trở tích tụ – tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng và chất lượng nông sản cao; những tiêu cực nảy sinh từ quản lý, sử dụng đất đai (tình trạng lạm dụng quyền hành biến đất công thành đất tư, nhận hối lộ, lãng phí, tham nhũng đất đai)… đã gây ra những hiệu ứng xã hội bất thuận. Vì thế, xử lý tốt quan hệ đất đai là vấn đề vô cùng hệ trọng trong thời gian tới./.

Châu Phú nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới

Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đã khó, nâng cao và giữ vững các tiêu chí càng khó hơn, do đó, huyện Châu Phú (An Giang) xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng năm đều đề ra kế hoạch duy trì, nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu đối với các xã đã đạt chuẩn NTM, cũng như giải pháp thực hiện đối với các xã nằm trong kế hoạch xây dựng xã NTM nâng cao.

Châu Phú nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới - Hình 1

Người dân góp sức xây cầu nông thôn

Châu Phú hiện có 7/12 xã NTM, để duy trì và nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu NTM, ngay từ đầu năm, UBND huyện Châu Phú đã ban hành kế hoạch về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện năm 2020 và đề ra giải pháp duy trì, nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu đối với các xã đạt chuẩn NTM, giải pháp thực hiện đối với xã nằm trong kế hoạch đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020.

Theo đó, huyện đã chỉ đạo UBND các xã tập trung duy trì, nâng cao những tiêu chí đã đạt, đồng thời tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các địa phương để tiếp tục đánh giá, rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về xây dựng NTM. Các phòng, ban, cơ quan thường trực NTM của huyện luôn phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến quá trình xây dựng NTM trên địa bàn.

Theo UBND huyện Châu Phú, năm 2020, địa phương đề ra mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM, chú trọng xây dựng Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công.

Cùng với đó, sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến về chế độ bảo hiểm y tế cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; duy trì và nâng cao mức đạt chuẩn về tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Đảm bảo quyền lợi và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế; tiếp tục cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã, để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các địa chỉ tin cậy như: nhà tạm trú, tạm lánh cho những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội. Yếu tố về môi trường và an toàn thực phẩm là vấn đề được huyện Châu Phú đề ra trong kế hoạch duy trì, nâng chất các tiêu chí NTM trong năm 2020.

UBND huyện Châu Phú đã yêu cầu các xã quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn tốt vệ sinh môi trường khu vực nông thôn, thay đổi thói quen sinh hoạt, loại bỏ dần khỏi đời sống những tập tục lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và xây dựng, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường tại khu dân cư; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ cam kết phải thực hiện đúng và đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường; đối với các cơ sở chăn nuôi phải xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh để xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra, bên cạnh việc tập trung các nguồn lực và thực hiện đồng bộ các biện pháp để xây dựng, nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu NTM, Châu Phú xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động đã xuất hiện nhiều phong trào, mô hình dân vận khéo trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện, tiêu biểu có thể kể đến như: Hội Nông dân vận động hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình kinh tế, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Hội Liên hiệp Phụ nữ tuyên truyền vận động xây dựng mô hình gia đình "5 không, 3 sạch" với sự ra đời của Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc và các tổ phụ nữ tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo, xoay vòng vốn, hũ gạo tình thương, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Hội Cựu chiến binh tham gia đóng góp công sức, vận động hội viên tham gia xây dựng NTM, phát triển kinh tế gia đình, bảo vệ an ninh trật tự. Hội Người cao tuổi thực hiện cuộc vận động "Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo". Đoàn Thanh niên phát huy sức trẻ xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp...

Có thể nói, thông qua công tác tuyên truyền, vận động, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Châu Phú đã nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái góp sức thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM, trong đó, nổi bật là hoạt động nâng cấp, xây dựng hạ tầng nông thôn bằng nhiều hình thức như: hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công... Chính những hoạt động thiết thực này đã góp phần giúp huyện Châu Phú đến gần hơn mục tiêu xây dựng các xã đạt chuẩn NTM và các xã NTM nâng cao.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó
12:25:40 15/11/2024
Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"
12:34:57 15/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ
07:57:40 17/11/2024
Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe
10:12:07 17/11/2024
Hoàng Thuỳ sượng trân, nghi vấn bị "ghẻ lạnh" vì 1 hành động của vị chủ tịch?
07:45:25 17/11/2024
Thông gia tự dưng gọi điện bảo mẹ tôi nấu đồ ăn gửi sang rồi đưa ra đề nghị khiến 2 bên gia đình sứt mẻ
07:49:02 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Vừa xây xong căn nhà 2 tỷ, chồng đã bảo em gái đưa con đến ở cùng vì lý do "chị dâu cũng thương em mà" khiến tôi mất ăn mất ngủ
07:53:09 17/11/2024

Tin mới nhất

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Voọc bất ngờ lao xuống phố tấn công người đi đường

12:23:29 15/11/2024
Một cá thể voọc đã tấn công người đi đường ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng chức năng đang triển khai phương án đưa cá thể voọc trở lại rừng.

Bão Usagi khả năng vào Biển Đông hôm nay, trở thành bão số 9

12:18:50 15/11/2024
Bão Usagi sẽ vượt qua đảo Lu Dông (Philippines) vào Biển Đông, nhưng sau đó quay ngược ra, ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện

10:07:01 15/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 14-11, tại Km113+600 thuộc cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã xảy ra va chạm giữa xe container và xe tải.

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn

10:05:15 15/11/2024
Theo ghi nhận, vụ cháy xảy ra tại khu vực ven đường Võ Văn Kiệt, nơi người dân để nhiều bao tải phế liệu trong hàng cây chạy dọc tuyến đường hướng từ sân bay Nội Bài vào nội thành Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 3 ngày liên tiếp (17, 18 và 19/11), 3 con giáp tiền bạc rủng rỉnh, vàng chất đầy tủ

Trắc nghiệm

11:17:56 17/11/2024
Theo tử vi 12 con giáp, 3 tuổi sau được dự đoán cuộc sống sang trang, đổi đời giàu có.Tử vi hàng ngày của 12 con giáp dự báo Chủ nhật 17/11/2024, tuổi Dần sẽ nhận được sự khích lệ

Amorim hoàn tất thủ tục gia nhập Man Utd

Sao thể thao

11:01:15 17/11/2024
Amorim đủ điều kiện để ra sân chỉ đạo ở trận MU gặp Ipswich Town tại Premier League vào ngày 24/11. Thực tế, ông đã có mặt tại Manchester vào ngày 11/11 để ra mắt ban lãnh đạo Quỷ đỏ .

Sẽ thật tiếc nếu không ăn loại rau này vào mùa đông: Là "vua rau củ", rẻ tiền nhưng làm món ăn ngon lại tốt sức khỏe

Ẩm thực

10:22:03 17/11/2024
Dù hình thức không bắt mắt cho lắm nhưng loại rau củ này được ví là nhân sâm trắng vì có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe tổng thể,

"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim

Netizen

10:06:39 17/11/2024
Nhân ngày 220/11, các em nhỏ ở Lào Cai đã mang theo những món quà kèm lời chúc có một không hai dành tặng cô giáo của mình.

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.

Kỳ Duyên có 1 hành động lạ khi được gọi tên vào top 30, hoá ra có ý nghĩa đặc biệt

Sao việt

09:58:36 17/11/2024
Hành trình chinh phục chiếc vương miện danh giá Miss Universe 2024 của Kỳ Duyên đang có nhiều tín hiệu đáng mừng.

Sao nam Gen Z gây sốc khi đăng ảnh nhạy cảm sau ồn ào tặng fan bao cao su

Sao châu á

09:56:09 17/11/2024
Vào ngày 11/11 vừa qua, nam idol Eric (The Boyz) trở thành tâm điểm vì công khai đăng ảnh gửi tặng bao cao su đến fan.

10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật

Sáng tạo

09:38:35 17/11/2024
Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp.

Game "gợi cảm" nhất 2024 tiếp tục mời hot girl nhập vai cho DLC mới, nhan sắc đỉnh chóp khiến người chơi phấn khích

Mọt game

09:27:18 17/11/2024
Nhan sắc của cô nàng hot girl này đang khiến các fan mong mỏi DLC của tựa game hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận Stellar Blade là một trong những tựa game đáng chú ý nhất của năm 2024 này.

Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn

Góc tâm tình

09:22:43 17/11/2024
Nghe tôi chuẩn bị tái hôn với 1 doanh nhân thành đạt, mẹ chồng kéo họ hàng tới quấy phá với đủ chiêu trò khác nhau.

Lên Tà Xùa săn... mây

Du lịch

09:10:14 17/11/2024
Mây ở Tà Xùa lúc thì đổ dồn vào các khe núi sâu thẳm, lúc thì cuồn cuộn lên cao như dòng thác khổng lồ, khiến khung cảnh thêm phần sống động và huyền ảo.