Phải chăng mousepad càng dày càng xịn?
Dùng phiên bản Speed hay Control?
Mousepad dòng Control sở hữu bề mặt tương đối thô ráp, nếu nhìn gần có thể thấy rõ các lỗ vải nhỏ (đối với mousepad vải) trong khi dòng Speed đem lại cảm giác trơn láng hơn, bề mặt mịn và có kết cấu liền mạch.
Chính vì vậy, di chuyển chuột trên mousepad dòng Speed có cảm giác nhanh, trơn tru hơn còn sử dụng dòng Control giúp người dùng có thể kiểm soát độ chính xác khi trỏ chuột dễ dàng hơn. Nhưng đánh giá dựa trên yếu tố cảm nhận sẽ rất khác nhau ở mỗi người, để biết mousepad loại nào thích hợp nhất với mình hãy dùng thử chúng với chuột trong một tựa game mà bạn thường chơi.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng khuyên nếu bạn sử dụng chuột có độ nhạy (sensitivity) cao thì nên sử dụng mousepad dòng Control, và ngược lại, hãy nhớ đến mousepad dòng Speed nếu ưa thích chuột có nhạy thấp.
Nên chọn chất liệu mềm hay cứng?
Mousepad cứng (nhựa, nhôm, sợi thủy tinh) có bề mặt phẳng, mịn hơn do chất liệu bề mặt tối ưu hơn mousepad mềm (vải). Ngoài ra, mousepad cứng không bị ảnh hưởng bởi độ lún khi người sử dụng di chuột (không tác động tới đường truyền tín hiệu của cảm biến). Nhưng thật sự cảm giác di chuột trên hai loại mousepad này khác nhau nhiều đếu đâu thì còn tùy ở mỗi sản phẩm và mỗi người.
Tuy vậy, nhìn chung khi đã quyết định ra lò mousepad cứng thì các nhà sản xuất đều đã chủ định hướng nó đến phân khúc người dùng cao cấp, có giá thành đắt hơn hẳn mức thông thường của mousepad mềm. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng của mousepad cứng luôn được đánh giá cao hơn (cả ở phiên bản Speed và Control) so với mousepad vải.
Điều người dùng e ngại khi dùng mousepad cứng là mức độ “ăn” feet chuột, nhưng nếu bạn dùng feet tốt thì cũng chỉ lâu lâu (tùy mức độ sử dụng) mới cần thay thế một lần.
Có phải mousepad càng dày thì càng xịn?
Video đang HOT
Mousepad xịn thường sở hữu bề dày lớn nhưng không phải cứ có bề dày lớn là mousepad xịn. Theo đánh giá của nhiều game thủ có kinh nghiệm thì bề dày của mousepad chỉ ảnh hướng đến sự thoái mái khi dùng chuột trong thời gian dài và hơn hết là thói quen sử dụng.
Một mousepad vải, dày thường đem lại cảm giác êm ái khi phải dùng chuột trong thời gian dài hơn nhưng quá dày sẽ gây trở ngại cho việc di chuyển chuột còn quá mỏng có khi lại khiến game thủ bị hẫng.
Chính vì vậy, trong cùng một tựa game, cùng một loại chuột, không hiếm trường hợp game thủ này thì thích sử dụng Razer Goliathus Control dày tới 4,3mm còn game thủ kia thì chỉ ưa mỗi Razer Sphex mỏng như tờ giấy.
Kích thước thế nào đây?
Chẳng phải ngẫu nhiên mà cùng một phiên bản mousepad, nhà sản xuất lại bán ra ở rất nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau. Nếu chọn mousepad quá nhỏ so với nhu cầu, người dùng rất dễ rơi vào cảnh chuột bay khỏi bàn di khi đang chiến game, còn mousepad quá lớn thì rõ ràng là không được lợi gì về mặt khai thác giá trị sử dụng, tốn kém vô ích.
Thông thường, người ta căn cứ vào độ nhạy chuột để chọn kích thước mousepad cho phù hợp (càng nhạy thì càng cần ít diện tích di chuyển, mousepad chỉ cần nhỏ). Nhưng thực tế thì chúng tôi chưa thấy công thức nào để liên hệ một cách chính xác giữa độ nhạy vào kích thước mousepad. Việc quyết định chọn kích thước thế nào có lẽ phải sử dụng thật một vài lần mới trả lời chắc chắn được.
Bên cạnh đó, người dùng cũng nên căn cứ một phần vào diện tích bàn máy tính của mình để cân nhắc chuyện kích thước mousepad.
Chuột quang hay laser có ảnh hưởng đến việc chọn mousepad?
Câu trả lời là có, do hai công nghệ cảm biến quang và laser bản chất vẫn có những khác nhau nhỏ về mặt kỹ thuật nên không phải bề mặt mousepad nào tối tưu cho cảm biến quang cũng sẽ tốt cho laser (hạn chế được những nhược điểm của công nghệ laser) hay ngược lại. Hãy biết chắc loại cảm biến mà chuột của bạn tích hợp và chọn mousepad tối ưu dựa vào thông tin nhà sản xuất cung cấp.
Tuy nhiên, các loại mousepad trên thị trường hiện nay đa phần đã có chứng nhận là tương thích với cả hai công nghệ cảm biến cùng lúc. Trừ một số phiên bản như: SteelSeries SP, Steel Series Experience I-2 (chỉ tối ưu cho cảm biến quang), Razer Goliathus Control/Speed, SteelSeries QcK, XtrAC Ripper XXL (có tối ưu cho cảm biến quang nhưng chỉ ở độ nhạy thấp)…
Theo gamek
Tại sao game thủ chuyên nghiệp phải sử dụng đồ nghề riêng?
Gần như tại bất cứ giải thi đấu game chuyên nghiệp nào người ta cũng thấy gamer sử dụng đồ nghề riêng. Tùy theo bộ môn tham gia mà bộ vũ khí lận lưng này có thể là chuột, mousepad, bàn phím, gamepad hay thậm chí cả joystick. Vậy nguyên nhân nào lại khiến game thủ phải cầu kỳ đến vậy?
Thói quen sử dụng
Chẳng có giải đấu tầm cỡ nào mà BTC không đủ khả năng trang bị cho gamer tham dự các vật dụng giao tiếp quan trọng như chuột bàn phím, ấy vậy mà chẳng mấy khi game thủ "ngó ngàng" đến sự giúp đỡ từ phía những người điều hành.
Mỗi hệ thống giao tiếp được thiết kế theo nét đặc trưng riêng, trong thời gian tập luyện, game thủ sử dụng đồ nghề của mình nhiều và quen với những đặc điểm ấy. Nếu phải thi đấu với những phụ kiện lạ, tốc độ thao tác sẽ không thể duy trì, nghiêm trọng hơn sẽ gây thao tác sai do nhầm lẫn.
Đơn cử như trong StarCraft - trò chơi luôn đòi hỏi tốc độ thao tác phím/chuột thuộc loại cực nhanh với khoảng 175 đến trên 300 hành động trong một phút ở cấp độ thi đấu. Với yêu cầu này, chỉ cần loại bàn phím mà các Gosu phải sử dụng bố trí khoảng cách phím khác đi, độ nảy cao hơn hay phần thừa ra sau hàng nút cuối cùng dài hơn so với bàn phím cá nhân thường dùng một chút thôi đã khiến tốc độ ra phím giảm thê thảm.
Đồ nghề chọn sẵn theo đặc điểm đôi tay
Đứng ở góc độ sinh học, đôi tay mỗi người về cơ bản là chẳng ai giống ai, khác từ xương cổ tay, kích thước lòng bàn tay cho đến chiều dài mỗi ngón tay. Trong quá trình chọn đồ nghề cho mình, người chơi hướng đến những sản phẩm có kiểu dáng thiết kế phù hợp nhất với yếu tố đặc biệt ấy. Lựa chọn này luôn mang lại sự thoái mái tối đa trong quá trình tác nghiệp, hạn chế tình trạng nhức mỏi khi phải thi đấu lâu dài.
Tất nhiên, BTC chưa rảnh đến mức đi đo tay từng người để sắm "gear" tương xứng, game thủ phải tự trang bị "súng ống" nếu muốn kết quả thi đấu tốt nhất. Ngoài ra, với người thuận tay trái thì việc chủ động sắm sửa và mang theo đồ nghề chơi game cho mình còn cần thiết hơn nữa.
Đây cũng là lý do giải thích tại sao cùng chiến Counter Strike mà mỗi gamer lại ưa chuộng một loại chuột khác nhau, người nào bàn tay to hay thiên về Microsoft IE 3.0 hơn trong khi số còn lại có xu hướng dùng Logitech G5, MX518 hoặc Razer Death Adder.
Hoặc có trường hợp game thủ đá PES trên PC thì tung hô dòng gamepad Xbox 360 vì cầm ôm tay, vừa vặn nhưng một nhóm khác thì hoàn toàn chẳng đồng tình gì hết.
Chất lượng sản phẩm
Không thể không công nhận, đồ nghề thi đấu của game thủ đa phần nằm trong nhóm đắt tiền, có đẳng cấp cao hơn hẳn những gì mà BTC có thể chuẩn bị. Đồ nghề cao cấp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng cao, độ ổn định tối đa khi xung trận.
Nói như vậy không có nghĩa sử dụng đồ bình thường khi thi đấu là kém "pro". Có những thứ vừa tiền mà vẫn tốt, được rất nhiều game thủ Việt Nam xài đến khi chinh chiến như bàn phím Mitsumi, hay một sản phẩm luôn thường trực trong ba lô các game thủ chuyên nghiệp Hàn Quốc là SamSung DT35...
Cá nhân hóa tối đa với các phím marco
Các cụm phím marco được lập trình sẵn ngay từ ở nhà sẽ giúp game thủ cải thiện tốc độ combo khi thi đấu. Lý do này cũng khá hợp lý nhưng nó đòi hỏi đồ nghề của người chơi phải tương đối xịn, có nhiều tính năng phụ trợ.
Bên cạnh đó, để phát huy các phím marco trên máy tính của giải đấu, gamer phải cài đặt driver, phần mềm của thiết bị, lập trình lại hoặc nạp profile mang theo - công đoạn khá mất thời gian và đôi khi bị cấm vì can thiệp vào hệ điều hành.
Ngay cả khi giải pháp sử dụng các sản phẩm có khả năng ghi lại phím marco bằng bộ nhớ trong được đưa ra thì cũng chỉ có người chơi MMORPG là mặn mà với lý do này.
Được tài trợ nên phải dùng
Các giải thi đấu được hiểu như kênh quảng cáo vàng trong mắt nhà sản xuất phụ kiện chơi game. Ngoài việc trưng biển hiệu, biểu ngữ để PR cho sản phẩm nhà mình, họ còn áp dụng một cách hiệu quả hơn là tài trợ cho các game thủ, các đội chơi có tiếng tăm.
Chính bởi vậy mà gamer dù muốn hay không cũng phải dùng đồ nghề của các "ông bầu", khi là chuột, lúc bàn phím, tai nghe, hoặc tất tần tật mọi trang bị mang theo. Điều đó giúp nhà sản xuất thu hút sự chú ý của người dùng còn game thủ thì có thêm tiền tài trợ.
Do... mê tín
Trong bất cứ cuộc thi nào cũng vậy, một chút "mê tín", một chút duy tâm khi đặt niềm tin vào những đồ vật may mắn sẽ giúp người chơi tự tin hơn. Thể thao điện tử cũng không ngoại lệ, nhiều game thủ muốn dùng sản phẩm của mình hơn vì đó giống thiết bị đặc biệt, đã từng cùng gamer chinh phục các giải thưởng, các thành tích lớn nhỏ. Điều này chẳng khác gì việc một đội bóng muốn mặc màu áo may mắn trong các trận đấu có tính chất quan trọng.
Theo gamek
Những mẫu chuột máy tính khiến teen mình "khóc thét" Chuột bọ cạp và nhện Được làm từ chất liệu trong suốt, bên trong "ruột" em ấy có thể lựa chọn một chú nhện độc hoặc bọ cạp (tất nhiên chỉ là mô hình). Ngoài ra còn có đèn LED trang trí khá bắt mắt. Tất nhiên là chống chỉ định với những bạn nào yếu bóng vía nhá! Chuột NES Chắc hẳn...