Phải chăng đây là lý do F0 ngày càng tăng, dù đã tiêm chủng?
Một nghiên cứu cho thấy kháng thể sẽ suy yếu sau khi chúng ta tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 2.
Vắc xin Covid-19 mang lại khả năng mạnh mẽ chống lại bệnh nặng và tử vong, nhưng vẫn xảy ra nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 đột phá – đó là những trường hợp nhiễm Covid-19 xảy ra 2 tuần trở lên sau khi tiêm đủ 2 mũi.
Giờ đây, một nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy nguy cơ nhiễm Covid-19 tăng dần sau khi tiêm mũi vắc xin thứ 2. Điều này gợi ý mũi tiêm thứ 3 có thể đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra.
Nguy cơ nhiễm Covid-19 tăng dần sau khi tiêm mũi vắc xin thứ 2. Ảnh SHUTTERSTOCK
Phân tích hơn 80.000 hồ sơ sức khỏe của những người trưởng thành đã làm xét nghiệm PCR ít nhất 3 tuần sau khi tiêm liều thứ hai của vắc xin Pfizer, cho thấy tỷ lệ dương tính ngày càng tăng theo thời gian, kể từ lần tiêm thứ 2, theo News Tribune.
Trong tổng số người lớn được đưa vào nghiên cứu, 7.973 người có kết quả xét nghiệm dương tính từ tháng 5 đến tháng 9.
Kết quả được công bố ngày 25.11 trên tạp chí y khoa The BMJ, cụ thể như sau:
1 – 3 tháng sau mũi 2: 1,3% số người bị dương tính, ở tất cả các nhóm tuổi
Sau khoảng 3 – 4 tháng: 2,4%
Sau khoảng 4 – 5 tháng: 4,6%
Sau khoảng 5 – 6 tháng: 10,3%, nghĩa là khoảng 9 – 10 người thì có 1 người nhiễm Covid-19
Sau 6 tháng: 15,5%, tức là khoảng 6 – 7 người thì có 1 người nhiễm, theo News Tribune.
Những người tham gia nghiên cứu được tuyển chọn từ Viện Nghiên cứu Research Institute of Leumit Health Services ở Israel, với độ tuổi trung bình là 44, đã tiêm đủ 2 mũi, chưa tiêm mũi 3 và không bị nhiễm Covid-19 trước đó.
Nhóm nghiên cứu cho biết những phát hiện của họ tiết lộ khả năng bảo vệ của vắc xin Covid-19 sẽ giảm dần theo thời gian và các mũi tiêm nhắc lại “có thể đảm bảo”.
Mũi tiêm thứ 3 có thể đóng vai trò quan trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu riêng biệt được công bố vào tháng 10 với hơn 3 triệu người, cho thấy hiệu quả của vắc xin Pfizer chống lại nhiễm Covid-19 giảm từ 88% trong tháng đầu tiên sau khi tiêm chủng đầy đủ xuống còn 47% sau 5 tháng, kể cả với biến thể Delta.
Vắc xin vẫn có khả năng chống lại bệnh nặng mạnh mẽ
Tuy nhiên, đối với tất cả các loại vắc xin Covid-19 hiện có, khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng vẫn rất mạnh mẽ.
Theo nghiên cứu, vắc xin Pfizer có hiệu quả đến 93% khả năng chống lại trường hợp nhập viện do biến thể Delta ở mọi lứa tuổi trong vòng 6 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ.
Nói “người đã tiêm vắc xin chết vì Covid-19 nhiều hơn người chưa tiêm” vì sao lại sai?
“Sau khi bạn tiêm chủng, khả năng miễn dịch tăng lên rất cao. Theo thời gian, khả năng miễn dịch suy yếu dần, tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là bạn vẫn được bảo vệ khỏi bệnh nặng và tử vong”, tiến sĩ Eric Ascher, bác sĩ y học gia đình tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York (Mỹ), nhấn mạnh.
Tất cả người trên 18 tuổi ở Mỹ đang được khuyến khích tiêm nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi thứ 2, theo News Tribune.
Sữa mẹ có thể là phương pháp điều trị Covid-19 cho người bệnh nặng
Kháng thể Covid-19 có thể tồn tại trong sữa mẹ đến 10 tháng sau khi người mẹ nhiễm bệnh, nhờ đó giúp truyền kháng thể sang con.
Thậm chí, sữa mẹ có kháng thể được kỳ vọng sẽ là phương pháp giúp điều trị Covid-19 cho người bệnh nặng.
Kháng thể trong sữa mẹ khác với kháng thể có trong máu của những người đã tiêm vắc xin. Với những người đã tiêm chủng, kháng thể chiếm ưu thế trong máu họ là Immunoglobulin G (IgG), theo The Guardian.
Kháng thể Covid-19 có thể tồn tại trong sữa mẹ đến 10 tháng sau khi người mẹ nhiễm bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong khi đó, sữa mẹ cũng có chứa kháng thể này nhưng số lượng ít hơn. Kháng thể chiếm ưu thế trong sữa mẹ là Immunoglobulin A (IgA). Kháng thể IgA có khả năng bám vào niêm mạc đường hô hấp và đường ruột của trẻ, nhờ đó giúp ngăn ngừa virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nghiên cứu do các chuyên gia tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ) thực hiện. Nhóm nhiên cứu đã lấy mẫu sữa của 75 người phụ nữ khỏi Covid-19. Sau khi phân tích, họ phát hiện 88% mẫu sữa này chứa kháng thể IgA có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2.
Miễn dịch Rubella có giúp ngăn virus gây Covid-19 không | BÁC SĨ ƠI số 20
Các phân tích sâu hơn cho thấy cơ thể phụ nữ có thể tiếp tục sản sinh kháng thể trong 10 tháng kể từ khi khỏi bệnh. "Điều này có nghĩa là nếu các bà mẹ tiếp tục cho con bú thì họ cũng đang truyền kháng thể trong sữa của mình cho con", tiến sĩ Rebecca Powell, người dẫn đầu nghiên cứu, giải thích.
Điều này rất có ý nghĩa với trẻ nhỏ. Các phân tích cho thấy trẻ nhỏ khi mắc Covid-19 ít có nguy cơ tiến triển nặng như người lớn tuổi. Thế nhưng, khoảng 10% trẻ dưới 1 tuổi cũng cần được chăm sóc tại bệnh viện nếu không may bị nhiễm Covid-19.
Ngoài ra, bà Powell tin rằng kháng thể IgA chiết xuất từ sữa mẹ có thể được dùng để điều trị cho những người mắc Covid-19 nặng, giúp ngăn bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Kháng thể IgA có khả năng tiêu diệt SARS-CoV-2 trên niêm mạc đường hô hấp. Do đó, kháng thể IgA sẽ được sử dụng dưới dạng phun sương và cho người bệnh hít.
Hiện tại, nhóm của bà Powell đang nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu mức độ sản sinh kháng thể trong sữa mẹ khi người mẹ được tiêm vắc xin, theo The Guardian.
F0 khỏi bệnh được tiêm chủng có khả năng chống lại vi rút 'đa đột biến' Một câu hỏi đáng lo ngại cũng được đặt ra: Liệu cuối cùng vi rút gây bệnh Covid-19 có thể tạo ra các đột biến hoàn toàn tránh được phản ứng miễn dịch của con người? Kháng thể ở những F0 được tiêm chủng có khả năng chống lại vi rút đa đột biến. Ảnh SHUTTERSTOCK Một nghiên cứu mới được công bố...