Phải chăng con gái mạnh mẽ là có lỗi?
Em cũng hay đi du lịch một mình. Em thích việc được nói chuyện với người dân bản địa, tâm sự về cuộc sống và kinh nghiệm với họ.
Em 26 tuổi, vẫn độc thân và đang thất nghiệp. Trước đây em là giáo viên dạy trẻ tự kỷ ở Sài Gòn (em ở trong Sài Gòn hơn 7 năm), nhưng vì rất thích ngành thiết kế đồ họa nên em đã nghỉ việc trước Tết rồi về quê.
Em mới ra Hà Nội được 2 tuần. Em muốn thay đổi môi trường xem sao, nên quyết định ra thủ đô. Thật không may là đợt này dịch bệnh đang nghiêm trọng nên em chưa tìm được việc. Nhiều lúc đi phỏng vấn xin việc về, đi trong một thành phố xa lạ, đi trong tiết trời âm u của Hà Nội, em không quen ai em hết, tự nhiên em thấy tủi thân ghê gớm.
Em tự thấy mình là một người mạnh mẽ và khá khác người tí xíu. Trước đây dù khó khăn đến thế nào em cũng chưa bao giờ cảm thấy tủi thân như vậy, có thể là do tiết trời ngoài này hay mưa nên ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng. Cũng có thể do đang dịch và không có bạn bè nên càng làm cho em thấy lẻ loi hơn.
Trước đây thì mỗi lần bị căng thẳng là em hay đi trekking, leo núi. Phần đông mọi người khi căng thẳng thì hay chọn đi nghỉ dưỡng, nhưng em lại không như vậy, với em, đi nghỉ dưỡng rất buồn chán, nên em hay đi leo núi.
Tuy mỗi lần leo núi hay trekking rất mệt, mới đi được tý là thở không ra hơi, nhưng những lúc như thế em lại tự nói với lòng mình là cố gắng thêm tý nữa đi, rằng mày có thể làm được, mày làm được mà. Cũng may mắn nữa là có những anh leader rất nhiệt tình, hướng dẫn và chờ đợi cả nhóm.
Video đang HOT
Sau những câu nói tự an ủi như thế thì đúng là không phụ công sức, khi leo đến đỉnh núi hay khi đi đến cuối con đường là rất nhiều cảnh đẹp đang chờ em ở đó. Cứ mỗi lần căng thẳng em lại đi như vậy để lấy động lực bước tiếp trong cuộc sống.
Em cũng hay đi du lịch một mình. Em thích việc được nói chuyện với người dân bản địa, tâm sự về cuộc sống và kinh nghiệm với họ. Sau mỗi chuyến đi, em học hỏi được rất nhiều thứ và cũng thấy mình thật sự rất may mắm khi có bố mẹ chẳng ngăn cấm em làm bất cứ việc gì, miễn là việc em thích thì em được tự do làm. Bố mẹ em cũng hạnh phúc.
Mỗi lần em hay nói với mấy chị bạn là em không thích có người yêu hay chồng con gì hết, họ lại hỏi em là bố mẹ em có vấn đề gì à. Em bảo bố mẹ em bình thường thì họ nói chắc do em mạnh mẽ quá nên không muốn dựa dẫm vào ai. Mà đúng thế thật, em không muốn dựa dẫm quá nhiều vào người khác, việc gì em làm được, em sẽ làm, khi nào không làm được nữa em mới nhờ vả người khác. Em cũng không hiểu điều đó có đúng hay không.
Trước đây em nói chuyện với vài người nhưng cũng không có tiến triển gì. Em thấy việc có người yêu cứ vướng vướng thế nào nên em cứ độc thân mãi. Cho đến mấy ngày hôm nay, khi ra Hà Nội, khi tiết trời cứ mưa rả rích và buồn rười rượi thế này, em lại muốn có ai đó để tâm sự. Thường em chỉ hay tâm sự với gia đình những chuyện vui thôi, còn chuyện buồn thì em rất ít khi tâm sự vì ở xa em sợ bố mẹ lo lắng. Em thấy mình thật kém cỏi và ích kỷ quá, 26 tuổi rồi mà còn chưa đâu vào đâu, trong khi nhiều đứa bạn đã có gia đình đề huề rồi.
Em cảm ơn mọi người đã đọc những lời lan man của em. Chúc mọi người vui vẻ.
Bị rối loạn hành vi vì chứng kiến cảnh bố mẹ cãi lộn
Binh thương Nam hoc tâp hăng hai, luôn luôn giơ tay phat biêu y kiên trươc lơp.
Cac hoat đông khac con cung hao hưng tham gia; nhưng giơ ngay nao đên lơp Nam cung chăng noi chăng răng, cac ban trêu là cáu thậm chí còn đánh cả bạn.
Bình thường cháu Nam, 13 tuổi, con trai chi Lan ở Định Công, Hoàng Mai, Ha Nôi là một cậu bé vui vẻ, tốt bụng, thích giúp đỡ các bạn và rất ngoan. Thế nhưng thời gian gần đây cháu bỗng trở nên lầm lì, ít nói, dễ cáu và không tiếp xúc với các bạn ở trong lớp, các bạn trêu là Nam cáu, thậm chí đánh cả bạn.
Cô giáo chủ nhiệm của cháu Nam goi điên cho chị Lan trao đổi tình hình học tập của con. Cô giáo hỏi chị Lan ở nhà gia đình có vấn đề gì không vì thấy dạo này con học hành lơ đãng và có biểu hiện rối loạn hành vi.
Nghe cô giáo phản ánh, chị Lan cho biết đúng là vợ chồng chị đang xẩy ra mâu thuẫn, một số lần tranh cãi nói đến việc ly hôn và Nam có nghe được. Chị Lan rất ân hận và cảm thấy chưa muộn khi may mắn được cô giáo cho biết tình trạng bất ổn cuả con mình. Bởi nếu cô giáo chủ nhiệm không để ý quan tâm thì không biết mọi chuyện sẽ đi đến đâu.
Ảnh minh họa
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý 1088, vợ chồng mâu thuẫn bất hòa là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, làm cha làm mẹ, các bậc phụ huynh cần phải có ý thức trước mọi hành vi của mình xem có tác động đến con cái của mình hay không để biết kiềm chế, tiết chế lời ăn tiếng nói và hành vi của mình.
Trong trường hợp vợ chồng có mâu thuẫn cần giải quyết, hãy thu xếp trao đổi nói chuyện với nhau chỉ giữa hai người. Việc bố mẹ mâu thuẫn, bức xúc, cãi lộn trước mặt con cái là việc tuyệt đối cần tránh.
Không đứa trẻ nào cảm thấy vui vẻ hay thích thú việc bố mẹ chúng cãi nhau, mà chúng sẽ cảm thấy bị tổn thương, cảm thấy mất niềm tin vào bố mẹ, chúng sẽ có những suy nghĩ lệch lạc, ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành nhân cách và tâm lý của trẻ.
Việc bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ con làm tụi nhỏ sợ gia đình, chúng không còn tin vào gia đình, không tin bố mẹ chúng sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng. Nhất là khi hai người có những lời lẽ phỉ báng nhau không mấy hay ho, tất cả sẽ làm con bạn cảm thấy rất buồn vì những người chúng yêu thương đang bất hòa với nhau, dẫn đến những đứa trẻ ấy sẽ rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, lo lắng ít nói, thậm chí là chúng luôn thu hẹp bản thân với mọi thứ xung quanh. Tệ hại hơn là việc bố mẹ có những hành vi đánh đập nhau trước mặt con cái, bọn trẻ sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi, bất an vì điều đó.
Các bạn nên biết, ngay từ khi biết nói trẻ con đã có thể cảm nhận được mọi thứ xung quanh mình. Nếu chúng phải chứng kiển cảnh cha mẹ chửi mắng nhau, tranh cãi nhau sẽ gây tổn thương rất lớn cho tụi nhỏ. Trong lòng trẻ sẽ chất chứa những ấn tượng không tốt về điều đó, dần dần hình thành tâm lý phản kháng, học theo, nhất là ở tuổi dậy thì. Thời điểm mà trẻ rất muốn thể hiện cái tôi, muốn được khẳng định bản thân, dẫn đến chúng sẽ có những hành động học theo bố mẹ để thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân của mình. Gây gổ, tranh cãi với bạn để dành phần thắng, thậm chí là sẵn sàng đánh nhau với bạn để bảo vệ cái tôi của bản thân, bởi chúng đã bị ngấm cách xử lý mâu thuẫn của chính cha mẹ mình từ nhỏ.
Có không ít trẻ học hành sa sút, bị trầm cảm, hư hỏng,... bởi chúng không thoát ra được sự căng thẳng, buồn chán, thất vọng, sợ hãi thường xuyên khi luôn phải chứng kiến cảnh cha mẹ tranh cãi.
Cha mẹ bất hòa, căng thẳng, thậm chí cãi nhau, đánh nhau sẽ để lại cho trẻ những sang chấn tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Mối quan hệ của bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm sinh lý của con cái, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, học tập, nghề nghiệp cũng như các mối quan hệ trong tương lai của trẻ.
Một nghiên cứu cho thấy một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những tranh cãi gay gắt của cha mẹ. Trẻ từ 1 đến 19 tuổi có thể nhạy cảm với những xung đột trong hôn nhân của cha mẹ.
Ngân Khánh
5 dấu hiệu tố cáo bạn đang kết giao với người sống ích kỷ Một người sống ích kỷ thì có thể hủy cuộc hẹn với bạn ngay ở phút cuối với hàng vạn lý do bịa đặt ra. Khi bạn rủ hẹn gặp họ thì họ sẽ cân nhắc tất cả những lựa chọn mình có và nếu họ có lợi ích thì họ mới đi cùng bạn. 1. Họ luôn nghĩ mình phải được hưởng...