Phải bồi thường vì “chửi chó, mắng mèo”
Một phụ nữ sống tại tỉnh Cam Túc, miền Bắc Trung Quốc phải bồi thường 500 bảng Anh cho ông hàng xóm, vì có hành động “chửi chó mắng mèo”.
(Ảnh minh họa: Metro)
Sáu năm trước, khi xây lại nhà, bà Hu Lin xảy ra đụng độ với người hàng xóm Wang Sun. Sau đó, vì tức giận nên bà đặt tên chú chó của mình là “Wang”. Mỗi khi thấy người hàng xóm xuất hiện là bà mang chú chó “Wang” ra mắng chửi, nguyền rủa.
Ông Wang Sun bức xúc: “Bà ấy dùng tên tôi đặt cho con chó. Mỗi lần thấy tôi ở nhà là bà mặc đồ cho nó và bắt đầu mắng chửi. Hàng xóm xung quanh đều nghe hết”. Thế là, ông Wang Sun khởi kiện ra tòa. Thẩm phán tuyên phạt bà Hu Lin phải bồi thường và xin lỗi vì đã làm ông “ khủng hoảng tinh thần”.
Video đang HOT
Hiện nay, tại Trung Quốc nhiều câu chuyện về quyền sở hữu vật nuôi (đặc biệt là chó) đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Do thu nhập bình quân tại quốc gia này tăng cao, mọi người bắt đầu chi nhiều tiền hơn cho thú cưng, và kèm theo đó là nhiều vấn đề mới phát sinh như câu chuyện ở trên.
Theo Phunuonline
Đã tìm ra cách xóa trí nhớ con người
Cách này giúp chữa trị cách chữa trị cho người bị khủng hoảng tinh thần.
Xóa trí nhớ từ lâu đã trở thành một tình tiết hấp dẫn trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Thụy Điển hiện tin rằng họ đã tạo ra bước đột phá trong việc biến quá trình này thành hiện thực.
Theo trang Daily Mail, nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Uppsala (Thụy Điển) tuyên bố, lần đầu tiên trên thế giới, họ đã tìm được cách xóa bỏ các ký ức cảm xúc mới hình thành trong não người. Toàn bộ công trình vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Science.
Khi một người nhận biết thứ gì đó, một ký ức dài hạn được tạo ra với sự hỗ trợ của quá trình củng cố, dựa trên sự hình thành của các protein trong bộ não. Khi con người ghi nhớ thứ gì đó, ký ức trở nên bất ổn định trong một thời gian ngắn và sau đó được tái ổn định nhờ một quá trình củng cố mới.
"Nói một cách khác, chúng ta không ghi nhớ những gì xảy ra ban đầu, mà thay vào đó là "khắc cốt ghi tâm" lần cuối cùng chúng ta suy nghĩ về những gì đã xảy ra", các nhà nghiên cứu cho biết.
Bằng cách phá vỡ quá trình tái củng cố, nhóm nghiên cứu phát hiện họ có thể thay đổi những gì được ghi nhớ.
Trong thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã cho những người tình nguyện xem 1 bức ảnh trung tính, đồng thời tiến hành gây sốc điện cho họ. Bằng cách này, bức ảnh trở thành vật khơi gợi sự sợ hãi ở các đối tượng nghiên cứu, đồng nghĩa với việc một ký ức sợ hãi đã được hình thành.
Để kích hoạt ký ức sợ hãi, nhóm nghiên cứu đã cho những người tình nguyện xem lại bức ảnh trên mà không kèm sốc điện.
Tiếp đó, nhóm nghiên cứu đã gây nhiễu quá trình tái củng cố ký ức của các đối tượng bằng cách liên tiếp cho họ xem lại bức ảnh ban đầu. Kết quả là, trong não những người tình nguyện, nỗi sợ hãi mà họ từng gắn với bức ảnh tiêu tan và ký ức được tái lập trung tính. Kết quả quét não cũng cho thấy, dấu vết về ký ức sợ hãi ban đầu đã biến mất khỏi vùng não thường lưu trữ những ký ức đáng sợ.
"Các phát hiện của chúng tôi có thể là bước đột phá trong nghiên cứu về trí nhớ và sự sợ hãi. Chúng rốt cuộc có thể giúp cải thiện các phương pháp chữa trị dành cho hàng triệu người bị khủng hoảng tinh thần như mắc bệnh sợ hãi, stress hậu chấn thương và tai nạn kinh hoàng", Thomas Ågren, người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh.
Theo 24h
Cô gái đi tìm "gương mặt thật" của mình 15 năm trước, do sơ xuất của mẹ (hút thuốc trong phòng) khiến bé gái 18 tháng tuổi người Anh đã bị bỏng nặng 90% cơ thể. 15 năm sau, Terry đã trở thành một thiếu nữ và trải qua 50 lần phẫu thuật khuôn mặt. Mặc dù phải chịu nhiều đau đớn nhưng cô bé vẫn dũng cảm vượt qua và đặt...