Phái bộ ngoại giao Mỹ ở Ấn Độ có 2 người chết, 100 người mắc Covid-19
Phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Ấn Độ đang phải trải qua đợt lây nhiễm lớn. Hai nhân viên địa phương tử vong cùng hơn 100 người đã dương tính với virus trong những tuần gần đây.
Các nguồn tin của CNN không cho biết chi tiết về nơi các nhân viên tử vong và có kết quả dương tính đang làm việc. Tuy nhiên, Mỹ có 5 lãnh sự quán ở các thành phố khác nhau tại Ấn Độ cùng đại sứ quán ở thủ đô New Delhi.
Tình trạng này diễn ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 hàng ngày của Ấn Độ đạt mức cao nhất thế giới trong 5 ngày liên tiếp. Các bệnh viện hết giường, thuốc, máy thở và oxy. Hàng nghìn người đã chết từ khi làn sóng lây nhiễm thứ hai kinh hoàng bắt đầu vào tháng trước.
Phái bộ ngoại giao Mỹ tại Ấn Độ cũng đang trải qua làn sóng lây nhiễm. Ảnh: Reuters .
Một nguồn tin cho biết các nhân viên Mỹ, người thân của họ và nhân viên địa phương ở Ấn Độ chỉ bắt đầu được chủng ngừa vào 2 tuần trước.
Trong 6 tuần qua – ngay cả khi tỷ lệ ca bệnh ở Ấn Độ đang tăng cao và nhân viên vẫn chưa được tiêm phòng – quan chức chính quyền Biden đã có hai chuyến thăm cấp cao đến Ấn Độ.
Video đang HOT
Các nguồn tin nói với CNN rằng một số nhân viên thất vọng vì họ cảm thấy không được cung cấp thông tin rõ ràng về thời điểm sẽ được tiêm ngừa Covid-19. Họ cũng cảm thấy mình không được ưu tiên vì nhiều nhân viên ngoại giao ở châu Âu và Mỹ đã được chủng ngừa.
Một nguồn tin nói Bộ Ngoại giao Mỹ cố gắng đưa vaccine đến các địa điểm nhân viên ngoại giao sống trong khuôn viên cơ quan, bao gồm Kabul và Baghdad. Điều này có thể đã khiến phái bộ ngoại giao ở Ấn Độ được tiêm vaccine chậm.
Tuy nhiên, một nguồn tin nói vaccine “đến quá muộn khiến hai người chết. Điều này thật kinh khủng”.
Đầu năm nay, các nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài tỏ ra thất vọng về tốc độ tiêm vaccine. Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken đã thừa nhận điều này trong phát biểu hồi tháng 2.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ned Price vào đầu tháng 4 cho biết tính đến ngày 18/4, “chúng tôi đã hoàn thành việc triển khai vaccine đến tất cả phái bộ ở nước ngoài”.
Các nguồn tin cho biết phần lớn nhân viên ngoại giao Mỹ ở Ấn Độ đang làm việc tại nhà do dịch bệnh. Tuần trước, Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô New Delhi cũng giảm số nhân viên làm việc trực tiếp.
Khi được hỏi về tình hình sức khỏe của nhân viên ngoại giao tại Ấn Độ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói “sự an toàn và an ninh của nhân viên là ưu tiên cao nhất của chúng tôi”.
“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẽ thực hiện tất cả biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe của nhân viên, bao gồm cả việc cung cấp vaccine cho họ”, người phát ngôn nói.
Lễ hội ánh sáng Diwali khác lạ trong đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ
Lễ hội ánh sáng (Diwali) được coi lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Hindu tại Ấn Độ. Khác với không khí nhộn nhịp của những bữa tiệc và những màn pháo hoa rực rỡ mọi năm, qui mô của lễ hội năm nay buộc phải thu nhỏ hơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Những người tị nạn Hindu ở Pakistan thắp nến ăn mừng vào đêm trước khi lễ hội Diwali, lễ hội ánh sáng của người Hindu được tổ chức. Ảnh: Reuters
Ngôi đền Akshardham được trang hoàng lộng lẫy từ đêm trước lễ hội ánh sáng của người Hindu, ở Gandhinagar, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Một tín đồ đeo tấm chắn giọt bắn cầu nguyện trong lễ Diwali tại ngôi đền Akshardham. Ảnh: Reuters
Những người theo đạo Hindu đến thăm ngôi đền Akshardham. Ảnh: Reuters
Người phụ nữ thu hoạch hoa cúc vạn thọ, sử dụng làm vòng hoa và cầu nguyện trong lễ Diwali. Ảnh: Reuters
Người thợ gốm làm đèn đất, được sử dụng để trang trí nhà cửa và đền thờ trong lễ Diwali. Ảnh: Reuters
Một người bán đèn lồng tại một khu chợ ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Đèn dầu bằng đất nung được sử dụng để thắp sáng trong lễ hội Diwali. Ảnh: Reuters
Gian hàng bán đèn lồng tại một khu chợ ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Chet Kumari Chitrakar vẽ một tấm hình truyền thống của nữ thần giàu có Laxmi, cùng với các vị thần khác trong lễ hội. Ảnh: Reuters
Những người mua sắm đổ xô đến khu chợ ở Ashon, một trong những khu chợ nhộn nhịp nhất cả nước, trong lễ hội Diwali. Ảnh: Reuters
Châu Âu cảnh báo kéo dài phong tỏa ngăn Covid-19 Đức cảnh báo có thể kéo dài hạn chế ngăn Covid-19 từ 4-5 tháng, trong khi Hy Lạp công bố lệnh cấm tụ tập mới do đại dịch nghiêm trọng. Thế giới ghi nhận thêm 6.618 ca tử vong do Covid-19 hôm 15/11, nâng số người chết vì đại dịch lên 1.323.878. Tổng số ca nhiễm hiện là 54.789.202, tăng 491.100 ca, trong...