Phải bỏ chế độ bao cấp về nhà công vụ!
Xuất phát từ thực tế một số cán bộ cố tình không trả lại nhà công vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác khiến dư luận bức xúc, Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 quy định cụ thể về đối tượng, quyền cũng như nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ.
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, khi áp dụng luật, nhà công vụ sẽ thuộc diện quản lý nghiêm.
- Thưa ông, điểm mới của Luật Nhà ở sửa đổi là: Cán bộ sau ba tháng rời vị trí công tác phải trả lại nhà công vụ, nếu không trả sẽ bị cưỡng chế thu hồi. Giá thuê nhà công vụ cũng cao hơn. Song, bạn đọc Báo Hànộimới lại cho rằng, biện pháp này dù giúp quản lý nhà công vụ chặt hơn, nhưng chỉ mang tính hành chính, hiệu quả không cao. Ý kiến của ông thế nào?
- Ngoài điểm phóng viên đề cập, Bộ Xây dựng đã có phương pháp tính giá nhà nước cho thuê đối với nhà công vụ. Mức giá được áp dụng là 14.000 – 18.000 đồng/m2/tháng. Như vậy, khi áp dụng, nhà công vụ sẽ được quản lý chặt chẽ. Vấn đề là quản lý đến đâu, hiệu quả ra sao? Tính ra, một người thuê căn hộ 150m2 (tiêu chuẩn với bộ trưởng) thì cũng tốn 2 triệu đồng/tháng. Nói như Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, mức trên phù hợp so với mức lương 14 triệu đồng của Bộ trưởng. Cách tính và phân tích như ông Nguyễn Trần Nam tôi cho là thiếu sức thuyết phục.
Ai cũng biết, lương chỉ là hình thức trên sổ lương, thu nhập thực tế ngoài lương còn nhiều khoản khác. Tôi cũng như nhiều người dám khẳng định không bộ trưởng nào có mức thu nhập dưới mức 20 triệu đồng/tháng. Do đó, nói thuê nhà công vụ giá 2 triệu đồng là phù hợp với mức lương của bộ trưởng thì không ai tin và cũng ít người đồng thuận. Tôi đề nghị, bên cạnh cơ chế quản lý nhà công vụ Bộ Xây dựng đã thiết kế, không nên tạo ra chính sách bộ trưởng nào cũng thuê nhà công vụ. Nhà công vụ cần phải và chỉ dành cho người không có nhà ở thực sự do quá trình luân chuyển, điều động, ở xa gia đình.
Nhà công vụ sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.
- Người có công lao, có đóng góp cho địa phương thuê nhà công vụ phải được ưu ái hơn, thưa ông?
Video đang HOT
- Tôi khẳng định nên chấp nhận ưu tiên, ưu đãi, nhưng việc này nên cân nhắc theo hướng vừa phải, hợp lý. Thực tiễn đang đòi hỏi và người dân đang bức xúc nên Quốc hội đã đưa vào Luật Nhà ở sửa đổi rất nhiều quy định về “nhà công vụ” để địa phương có điều kiện triển khai, vận dụng, quản lý nhà công vụ tốt hơn. Đây là việc làm kịp thời, rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, để những quy định này đi vào thực tế đúng với mục đích, tính chất và cơ chế quản lý loại nhà này, cần phải có thêm các quy định chi tiết, cụ thể của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan.
- Theo ông, điều cần quan tâm nhất hiện nay khi xây dựng các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở sửa đổi là gì?
- Trước hết, phải xác định rõ “ai” và “khi nào” được tham gia vào cơ chế ở nhà công vụ và cơ chế chính sách cụ thể đối với người thuê nhà công vụ như thế nào. Ở đây, phải chống khuynh hướng: Đối tượng ở nhà công vụ quá rộng, tràn lan mà cần phải được xác định chính xác, đích đáng, không để tình trạng bao cấp trá hình. Như đã phân tích ở trên, nhà công vụ phải từ nhu cầu thực sự và thực tế dành cho những cán bộ lãnh đạo do điều kiện phân công, luân chuyển mà không có nhà hoặc phải xa gia đình. Tiếp nữa, việc xác lập cơ chế quản lý cũng như giá thuê nhà thực sự công bằng, công khai, minh bạch, có xem xét yếu tố giá thị trường, không thể bao cấp giá thuê như các ví dụ nêu trên.
- Dư luận đang cho rằng, người thuộc diện phải trả nhà công vụ cũng có hai loại: Một là sẵn sàng và thiện chí để trả nhà công vụ nếu có cơ chế rõ ràng, minh bạch và thông báo đầy đủ. Nhóm khác cố tình chây lì và đến thời điểm này, Nhà nước chưa thu hồi được. Vậy, cơ chế nào để giải quyết triệt để hiện tượng trên?
- Hiện tượng lạm dụng, xin nhà công vụ cho những người không đủ điều kiện, người ta không sử dụng mà cho người thân ở hoặc cho thuê kiếm lợi riêng khiến dư luận và người dân bức xúc, bất bình. Nhà công vụ là tài sản nhà nước, được xây dựng từ ngân sách nhà nước, từ tiền thuế của dân nên cần phải có cơ chế rõ ràng, minh bạch và kiên quyết không để biến tướng, không để lạm dụng, không để tham nhũng, lãng phí diễn biến trong vấn đề này.
Tôi có cảm nhận trong thực tế cũng như trong lý lẽ của một số quan chức, người ta vẫn muốn dành cơ chế bao cấp nhà dưới dạng nhà công vụ cho một số đối tượng trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị. Điều này rất không nên. Phải bỏ cho được chế độ bao cấp, sẽ giải quyết được hiện tượng trên.
- Xin cảm ơn ông!
Theo_Hà Nội Mới
Ông Hoàng Văn Nghiên xin trả biệt thự
Ngày 8/12, Thường trực Thành ủy chấp thuận nguyện vọng của nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên là trả lại biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Biệt thự sẽ được thu lại ngay trong tháng này.
Tháng 3/2013, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội nỗ lực tìm địa điểm mới là căn nhà tại Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) để ông Nghiên an cư và trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để thành phố dùng vào việc khác. Ngày 20/5/2013, ông Nghiên có thư chấp thuận với phương án này. Tuy nhiên, đến tháng 7/2013, ông Nghiên bất ngờ đổi ý, đề nghị tìm nhà ở vị trí mới. Điều này khiến cho công việc tìm nhà cho ông Nghiên kéo dài hơn một năm nữa, từ giữa năm 2013 đến cuối năm 2014.
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa và một số tít các bài báo trên Tiền Phong từ năm 2006 đến nay. Ảnh: Như Ý
Trong lúc dư luận sôi sục về khối tài sản phải bị thu hồi của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, tại Hà Nội, ngày 20/11/2014, ông Nghiên chính thức có thư chấp thuận phương án mà Sở Xây dựng đề xuất trước đó. Theo đó, sau khi trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông sẽ được thành phố mua một lô đất 163m2 tại khu đô thị Đông Hồ, Nghĩa Đô, sau đó thành phố xây nhà và cho ông Nghiên thuê. Nếu có nhu cầu, thành phố sẽ bán căn biệt thự trên cho ông theo Nghị định 61. Theo giới kinh doanh bất động sản, khối tài sản này có giá trên 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi báo Tiền Phong liên tiếp nêu về sự việc này, ngày 5/12, ông Nghiên có thư gửi Sở Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội xin trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, lý do ông đưa ra là "vụ việc xảy ra đã kéo dài" và "ít nhiều ảnh hưởng đến công việc chung của thành phố"...
Ngay sau khi có đơn xin trả lại nhà của ông Nghiên, Thường trực UBND thành phố Hà Nội họp bàn giải quyết vụ việc này. Tinh thần cuộc họp là thống nhất chấp thuận nguyện vọng trả lại biệt thự. Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng và Cty Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội căn cứ pháp luật, có thể tìm chỗ ở mới cho ông Nghiên nếu ông có nguyện vọng.
Nguồn tin của Tiền Phong cho biết, phương án mua đất xây nhà tại khu đô thị Đông Hồ Nghĩa Đô cho ông Nghiên thuê như đề xuất trước đây đã không được đề cập.
Mặt tiền biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa Ảnh: Ngọc Châu
Theo thông tin của Tiền Phong, chiều 8/12, Ban cán sự Đảng thành phố Hà Nội có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy về vụ việc biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa và có cuộc họp ngay trong chiều 8/12. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Thường trực Thành ủy chấp thuận với phương án mà UBND thành phố Hà Nội đề xuất.
Cụ thể, Thường trực Thành ủy chấp thuận với nguyện vọng được trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Các cơ quan chức năng của thành phố sẽ thanh lý hợp đồng thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa và bàn giao lại cho thành phố xong trong tháng 12. Theo tìm hiểu của Tiền Phong, thành phố dùng thuật ngữ " thanh lý" thay vì "thu hồi" vì ông Nghiên vẫn đang thực hiện hợp đồng thuê nhà và làm nghĩa vụ tài chính đầy đủ.
Sau khi trả nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Nghiên có được thuê, mua biệt thự tại Nghĩa Đô nữa hay không? Một nguồn tin của Tiền Phong nói rằng, lãnh đạo thành phố không đề cập việc này nữa mà chỉ giao cơ quan chức năng giúp ông Nghiên tìm chỗ ở mới trên tinh thần những quy định hiện có của luật pháp để đảm bảo lợi ích (nếu có) của ông.
Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, việc thành phố Hà Nội dự định mua căn nhà 163m2 tại quận Cầu Giấy (như trong đề xuất tháng 3/2013 của Sở Xây dựng Hà Nội gửi ông Hoàng Văn Nghiên) để ông thuê và mua lại nếu có nhu cầu là không đúng quy định. Vì nếu hình thành do ngân sách mua và xây mới, căn nhà sẽ không phải là nhà thuộc sở hữu nhà nước trong quỹ nhà được quản lý bởi Nghị định 61 trước đây (nay là Nghị định 34).
Dự kiến, trong ngày hôm nay (9/12), UBND thành phố Hà Nội sẽ có thông báo chính thức về vụ việc liên quan biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa.
Theo Nhóm PV Thời sự (Tiền Phong)
Hà Nội: Nắn dự án "né" nhà mẹ "sếp" Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất để bán đấu giá quyền sử dụng tại khu Đồng Sứt (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang vấp phải sự phản ứng gay gắt của người dân. Gần 6 năm bị đình trệ, dự án được khởi động trở lại nhưng cách làm khó hiểu của những người có...