Phải bao nhiêu lời hứa người ta mới đủ tin yêu ?
Có những thứ qua thời gian sẽ chẳng thể nào giữ được dáng vẻ ban đầu của mình, hoặc là dòng đời xô bồ cứ vội vã cuốn đi một điều gì đó nhưng lại để sót lại những giá trị căn nguyên của nó.
Phải chăng guồng quay của cuộc sống quá nhanh, khiến đôi khi ta quên trân trọng những điều nhỏ nhặt nhất, quên trau chuốt từng lời ta nói, cẩn thận từng điều ta làm, và quên đi giá trị đích thực của từng lời ta hứa?Có bao nhiêu người hứa để rồi quên? Và bao nhiêu sự hứa hẹn được tạo ra nhưng rồi người hứa lại tìm mọi kẽ hở để lách qua?Lẽ nào “ lời hứa không có giá trị mãi mãi- giá trị duy nhất của nó là làm yên lòng người nghe vào lúc được thốt ra”?
Lời hứa- nó luôn có những giá trị rất thiêng liêng của riêng mình, nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó, và càng không phải ai cũng hiểu được rằng mình cần làm gì khi những lời hứa đã được nói ra. Cuộc đời quá vội, bởi thế mà những lời hứa trao nhau cũng trở nên thật vội vã. Có đôi khi suy nghĩ không theo kịp những lời đã nói, để rồi ta không kịp nhận ra mình đã hứa gì. Và lời hứa cứ thế trở thành gánh nặng cho nhau.Lời hứa đôi khi như một chiếc xích dây vô hình. Cho dù ta dùng chiếc dây lời hứa để giữ những hi vọng vào một người nào đó hay để cột chặt lấy mình thì điều đó cũng thật ngột ngạt, bức bối. Và ta lại đứng giữa hai bờ hứa và quên, lại ép mình hi vọng, chờ đợi về một điều nào đó, từ một người nào đó.
Trong cuộc sống thường nhật, người ta không lấy pháp luật làm quy chuẩn, mà hay lấy lời hứa làm thước đo. Vậy phải chăng lời hứa cũng là một dạng luật pháp, để khi một ai đó bội hứa, ta lại lấy những lời đã nói ra để làm chứng cứ, để oán trách, thở than?Nhưng tại sao lại cần đến một lời hứa? Có những lời hứa thật ngọt ngào, trở thành một thứ gia vị mới của cuộc sống. Thế nhưng suy cho cùng, dù là lời hứa vô tình thốt ra, hay lời hứa với tràn đầy sự chân thành, thì đó vẫn là một sự cam kết thực hiện đến cùng. Mà nếu là vậy, thì đâu có sự cam kết nào không là ràng buộc, là trách nhiệm? Phải dùng đến lời hứa để ràng buộc nhau, lẽ nào niềm tin ta trao nhau là chưa đủ?
Thường thì, những người trao lời hứa sẽ quên đi, còn người nghe sẽ giữ lời hứa đó lại để mà hi vọng. Có lẽ hứa ra sao, thực hiện lời hứa đó như thế nào lại là một trong những bài học căn bản nhất để trưởng thành. Một người dù đã 18, 25 hay 50 tuổi, nếu như vẫn quên đi những lời đã hứa, thì cũng vẫn chỉ như một đứa trẻ lên 5 đang học cách làm quen với cuộc sống.Tôi nhớ từng đọc ở đâu đó một câu chuyện rằng, một cô bé 11 tuổi vẫn đòi mẹ mua một con búp bê, dù cho cô bé không còn thích món đồ chơi đó nữa. Nhưng đó là món quà mà mẹ cô hứa sẽ trao tặng khi cô vào lớp một. Cứ tưởng chừng thật là vụn vặt, nhưng câu chuyện đó lại khiến tôi bất giác giật mình. Lời hứa từ khi 6 tuổi, giờ đã qua bảy năm, nhưng niềm hi vọng về lời hứa đó vẫn lớn lên theo cô bé từng ngày, và cô vẫn luôn mong chờ một ngày điều đó thành hiện thực. Có thể với cô gái nhỏ đó, giá trị không nằm ở con búp bê, mà giá trị nằm ở lời người mẹ hứa. Lẽ nào sức mạnh của lời hứa lại lớn đến vậy, khiến người ta luôn ghi sâu, rồi mong đợi dù điều đó không còn giá trị?
Có lẽ vậy, chỉ nên hứa khi đã trả về cho nó những giá trị ban đầu. Bởi những khi như thế, ta mới có thể trưởng thành, và những tin yêu mới thực sự ý nghĩa.Nhưng dẫu vậy, hãy chỉ tin vào những lời đã hứa để ta biết hi vọng, biết tin yêu, chứ đừng vin vào đó để làm cái cớ buộc tội người khác. Bởi những điều họ mất nếu quên đi lời đã hứa sẽ còn nhiều hơn ta: ta mất đi một lời hứa, nhưng họ lại mất đi một cơ hội để trưởng thành. Lời hứa chỉ có giá trị thực sự khi cả hai cùng muốn nhớ, và dấu chấm chưa được đặt sau bất cứ mối quan hệ nào. Có lẽ cũng có một chút tàn nhẫn, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, dù là lời hứa mãi mãi, cũng chẳng bao giờ đi được đến điểm tận cùng.Có bao nhiêu người vẫn chờ đợi một lời hứa dù người còn lại đã quên? Bao nhiêu người mòn mỏi trách móc vì vẫn nhớ những lời hứa đã không còn giá trị? Và có bao nhiêu người đi gieo những hi vọng không thành?
Phải đi qua hết nỗi đau, phải tự cảm nhận sự giằng xé khi lời hứa xưa cũ nay không còn, phải một lần trở thành một kẻ bội tín ta mới biết được rằng, đằng sau những lời đã hứa, dù to tát hay bé nhỏ, dù được trao nhau như thế nào, dù còn nhớ hay đã quên thì vẫn cứ luôn là một trách nhiệm nặng nề. Đâu ai biết trước được rằng sau những lời hứa, những gì ta để lại cho một ai đó là một kỷ niệm ngọt ngào hay những vết sẹo trong tim?
Có lẽ không chỉ riêng tôi, mà còn nhiều người nữa cũng muốn hỏi: hứa để làm gì? Để cho ta an lòng, cho những hoài nghi trong lòng người tan biến, hay lời hứa đã trở thành thói quen, trở thành một câu đùa cửa miệng? Không phải điểm kết thúc nào của lời hứa cũng là sự phản bội hay lãng quên của một người. Thế nhưng, tại sao ta phải cần đến một lời hứa mới có thể tin? Hay là vì trong lòng ta vẫn còn nhiều nghi ngại? Nếu thực sự cảm thấy yên lòng, sao lại cần hứa hẹn, để rồi ta lại hi vọng về nó, rồi lại đau khổ nếu lỡ một ngày, người đó quay lưng bỏ đi?
Video đang HOT
Có phải ta đã sống quá gấp gáp không, khi phải cần đến ngôn ngữ mới có thể khiến ta chậm lại, để ta vững lại niềm tin? Qua biết bao lâu rồi cái thời chỉ cần nhìn vào mắt nhau ta hiểu đó chính là một lời hứa? Và đã bao lâu rồi ta có thể cảm nhận sự cam kết của một người qua từng hành động? Là vì ta lười cảm giác, hay là vì ta chưa đủ hiểu nhau? Phải làm sao để quay về ngày đó, khi ta hứa và cảm nhận lời hứa bằng chính con tim?
Hãy cứ hứa đi, vì dù thế nào lời hứa vẫn luôn có những giá trị của nó. Nhưng hãy chỉ nên hứa khi hiểu ta đã hứa gì và sẽ có thể chắc rằng sẽ không bao giờ bỏ đi khi lời hứa chưa thành hiện thực. Và cũng hãy cứ tin vào những lời ai đó hứa, nếu như ta biết dùng lời hứa đó để nuôi lớn bản thân, chứ không dùng nó để quy trách nhiệm. Và dù lời hứa có đến từ ai, thì cũng đừng giữ lời hứa đó bằng sự cả tin của con tim, mà còn phải biết tin bằng sự tỉnh táo của lý trí.Nhưng nếu bạn không thể hoàn thành, thì cũng xin đừng cố ở lại và thực hiện lời hứa, vì điều đó càng khiến lòng người đau hơn. Đừng cố ở bên một ai đó chỉ vì một lời đã hứa. Bởi cao hơn lời hứa, thứ người ta cần là sự yêu thương. Chỉ có sự sánh đôi giữa thương yêu và trách nhiệm mới có đủ tư cách để đền đáp lại những tin yêu và hi vọng.
Cảm nhận đi, cả những lời hứa mãi không là sự thực, cả những lời hứa xuất phát từ trái tim để hiểu hết những điều kỳ diệu của nó- để biết tin, biết yêu, biết hi vọng, biết sống có trách nhiệm một cách trọn vẹn hơn. Và hãy học cả cách bao dung cho những lời hứa không thành. Để mang lời hứa trả về đúng với những giá trị thiêng liêng ban đầu của nó. Để biết tin và biết hứa bằng chính lòng thành. Để khi đó ta không còn phải loay hoay tự hỏi mình rằng: phải qua bao nhiêu lời hứa, ta mới đủ tin yêu?
Theo Guu
Nhìn tấm ga giường loang lổ vết máu, mẹ chồng bắt con trai trả vợ về nhà đẻ ngay lập tức
Lần đầu tiên người ta chỉ ra có vài giọt máu thôi, tại sao tấm ga giường chỗ cô nằm lại loang lổ bao nhiêu máu thế này? Cô lấy ở đâu bôi vào đây để lừa con tôi. Cô mất trinh rồi đúng không?
Hưng biết người yêu thiệt thòi nhiều nhưng anh lúc nào cũng động viên Nga cố gắng, chắc chắn mẹ anh rồi cũng sẽ phải thay đổi cách nghĩ. (Ảnh minh họa)
Khi Hưng yêu Nga, mẹ anh một mực ngăn cấm. Bà không muốn sau này phải làm thông gia với mẹ Nga - người đàn bà bỏ chồng. "Loại không cha thì cũng chẳng tử tế gì đâu, con đừng dại mà đâm đầu vào đấy rồi hối không kịp. Để mẹ kiếm cho đứa khác, tử tế gấp vạn lần". Dù nhiều lần mẹ tìm đủ lời lẽ khuyên can như thế nhưng Hưng nhất quyết không chịu vì anh yêu Nga vô cùng. Anh cũng rất hiểu hoàn cảnh của Nga, dù cô không có sự dạy dỗ của bố từ bé nhưng bù lại mẹ Nga lại làm tròn trách nhiệm của cả bố và mẹ nuôi dạy cô nên người.
Hưng và Nga cũng phải kiên trì suốt 4 năm thì mẹ Hưng mới chịu cho cưới. Song lúc ấy cũng chỉ vì con trai chứ thiện cảm bà dành cho Nga vẫn chưa có. Hưng biết người yêu thiệt thòi nhiều nhưng anh lúc nào cũng động viên Nga cố gắng, chắc chắn mẹ anh rồi cũng sẽ phải thay đổi cách nghĩ. Có Hưng bên cạnh, Nga cũng thấy vững tâm hơn nhiều.
Biết con về làm dâu nhà mẹ chồng khó tính sẽ khổ, mẹ Nga cũng định khuyên cô dừng lại nhưng thấy đôi trẻ yêu nhau quá bà không nỡ. Vì hai con, bà bỏ ngoài tai tất cả những lời bóng gió không hay về mình mà bà thông gia tương lai từng nói bên ngoài. Bà cố gắng nín nhịn để con mình được sống vui vẻ.
Dù một mình nuôi con khá khó khăn nhưng lúc con lấy chồng, để thông gia khỏi chê trách bà đã rút hết tiền tiết kiệm của mình về mua của hồi môn trao cho con ngày cưới. Nga thương mẹ nhất định không cho bà làm thế nhưng mẹ cô khuyên nhủ: "Mẹ phải lo cho con cho xứng với nhà người ta không họ nói vào nói ra rồi sau con mẹ lại khổ". Nga chỉ còn biết ôm mẹ mà khóc, vì cô mà mẹ khổ sở quá nhiều.
Đám cưới diễn ra rất vui vẻ trong sự chúc phúc của hai bên họ hàng, Hưng và Nga thở phào nhẹ nhõm vì không nghe thấy mẹ Hưng ca thán lời nào, thậm chí đám cưới bà còn cười rất tươi. "Có lẽ giờ em chỉ cần khéo léo lấy lòng mẹ một chút nữa là ổn thôn", đêm tân hôn Hưng ôm vợ vào lòng và thủ thỉ như vậy.
Rồi Nga thiếp đi trong vòng tay chồng lúc nào cũng không biết vì mệt. Chỉ đến khi thấy nhột nhột vì có tay ai đó chạm vào người cô mới tỉnh.
- Đã tân hôn đâu mà ngủ hả vợ?
- Em đang "đèn đỏ" mà, đợi 2 hôm nữa.
- Anh không đợi nổi tận 2 hôm nữa đâu, thôi chiều anh đi nhanh thôi mà.
Trước những lời năn ni cộng với khuôn mặt méo xệch của Hưng, Nga cũng không thể từ chối nổi chồng. Cô đành chiều theo ý anh. Sau khi hai vợ chồng có đêm tân hôn vui vẻ, Hưng quay ra ngủ ngay lập tức, Nga hẹn đồng hồ sáng mai dậy để nấu ăn sáng cho cả nhà, cô không muốn làm mẹ chồng phật ý.
Sáng hôm sau khi chuông điện thoại reo, Nga trở dậy thì nhìn thấy tấm ga giường loang lổ vết máu do hậu quả của việc vợ chồng cô tân hôn đúng ngày "đèn đỏ". Nga vội vã định thay ga giường đi giặt nhưng hối mãi Hưng vẫn chưa chịu dậy. Vậy là cô đành làm vệ sinh buổi sáng rồi xuống bếp nấu nướng, định sau khi chồng dậy thì thay giặt ga sau.
Nhưng khi Nga đang nấu ăn dưới nhà thì chợt nghe có tiếng gọi của mẹ chồng. Có lẽ bà lên gọi con trai dậy nhưng không hiếu sao lại gọi cả con dâu. Nga vội vã tắt bếp đi lên phòng, vừa nhìn thấy mặt cô, mẹ chồng đã xả một tràng:
- Đúng là mẹ nào con nấy, cô định lừa dối con trai tôi đấy hả?
- Mẹ nói gì con không hiểu?
- Cô lại còn cố tình không hiểu à, đừng tưởng qua mắt tôi dễ dàng nhá. Lần đầu tiên người ta chỉ ra có vài giọt máu thôi, tại sao tấm ga giường chỗ cô nằm lại loang lổ bao nhiêu máu thế này? Cô lấy ở đâu bôi vào đây để lừa con tôi. Cô mất trinh rồi đúng không, tiếc là cô lừa được con tôi chứ không lừa được tôi đâu.
me-chong-blogtamsuvn
Cô mất trinh rồi đúng không, tiếc là cô lừa được con tôi chứ không lừa được tôi đâu. (Ảnh minh họa)
- Không... Không phải thế đâu mẹ ơi, là vì... con đang đến tháng.
Nga lắp bắp sợ hãi mãi mới nói được mấy lời, nhưng mẹ chồng cô một mực không tin.
- Thôi không cần phải giải thích gì nữa, cô nói thế nào tôi cũng không tin đâu. Thằng Hưng mang ngay nó trả về nhà đẻ để người ta dạy lại, con không cha thì cũng chỉ đến thế thôi. Mẹ nói rồi mày không chịu nghe.
Nga òa khóc nức nở trước sự xúc phạm của mẹ chồng, cô ôm mặt chạy khỏi đó chồng mặc cho Hưng gọi với theo. Hưng định lấy xe đuổi theo vợ nhưng mẹ anh ngăn lại: "Cứ để cho nó đi, nhà này cũng không chứa loại con dâu như thế đâu".
Biết mẹ đang giận còn vợ thì buồn nên anh không nói gì thêm nữa. Chiều hôm ấy, Hưng tìm đến nhà mẹ vợ để đưa vợ về nói chuyện với mẹ mình nhưng Nga chẳng muốn về. Sống với một người mẹ chồng như vậy, chắc chắn trong tương lai cô sẽ còn chịu khổ rất nhiều. Lẽ ra cô nên dừng lại từ trước thì sự thể sẽ không đến mức khó xử như ngày hôm nay.
Theo Iblog
Trời lạnh rồi , anh muốn nắm tay không ? Anh này, có phải người ta chỉ nắm tay khi đã đủ tin tưởng và chỉ ôm khi muốn dựa dẫm vào nhau, đúng không? Trời lạnh rồi, anh muốn nắm tay không? Hà Nội vắt mình sang thu chỉ sau một cơn mưa to như trút nước. Nghe cái lành lạnh hiu hiu phả vào da lúc quanh quẩn phố phường mà...