Pha thoát hiểm của tiêm kích Israel bị cụt một cánh năm 1983
Chiếc tiêm kích F-15 bị mất một cánh sau vụ va chạm trên không vẫn được phi công tìm cách điều khiển về căn cứ an toàn.
Chiếc F-15D Israel mất một cánh khi đáp xuống sân bay. Ảnh: War History.
Ngày 1.5.1983, một tiêm kích F-15D của không quân Israel va chạm với một chiếc cường kích A-4 Skyhawk trong đợt huấn luyện trên không tại khu vực tỉnh Negev. Vụ tai nạn khiến chiếc A-4 nổ tung, còn cánh phải của tiêm kích F-15D gần như bị cắt cụt, chỉ còn một mẩu khoảng 0,6m tính từ thân máy bay, theo War History.
Mất một cánh sau cú va chạm, chiếc F-15D bắt đầu quay tròn và mất điều khiển. Tuy nhiên, hơi xăng mù mịt bốc lên từ thùng nhiên liệu ở cánh khiến phi công Ziv Nedivi và hoa tiêu Yehoar Gal không thể quan sát thấy cánh phải đã bị đứt lìa và tiếp tục nỗ lực kiểm soát máy bay.
“Ban đầu tôi còn không biết là mình vừa va phải chiếc Skyhawks. Tôi cảm thấy chấn động mạnh, nhưng cho rằng mình vừa bay qua luồng khí phản lực từ máy bay khác. Tôi chưa kịp phản ứng thì thấy một quả cầu lửa lớn”, phi công Nedivi kể lại.
Chỉ khi nghe thấy đài chỉ huy thông báo qua sóng vô tuyến rằng phi công chiếc A-4 đã nhảy dù, Nedivi mới hiểu rằng quả cầu lửa đó là do chiếc cường kích phát nổ và phi công đã phóng dù thoát hiểm.
Nhận thấy một luồng nhiên liệu lớn phụt ra từ máy bay, Nedivi biết rằng cánh chiếc tiêm kích đã bị hỏng, nhưng không nghĩ là nó đã bị đứt lìa nên quyết định kích hoạt chế độ đốt tăng lực, giúp phi cơ lấy lại tốc độ và khả năng điều khiển.
Video đang HOT
Đúng lúc đó, phi công nhận được lệnh phóng dù thoát hiểm từ đài chỉ huy, nhưng Nevidi chưa vội thực hiện mệnh lệnh. “Tôi kết nối lại hệ thống điều khiển điện tử và từ từ kiểm soát được máy bay cho đến khi nó cân bằng trở lại. Không có bất kỳ tín hiệu cảnh báo nào trong buồng lái về việc máy bay mất cánh và hệ thống máy tính điều khiển vẫn hoạt động bình thường”, phi công này cho biết.
Phát hiện chỉ số nhiên liệu đã ở mức 0, Nedivi nhận định sự cố đã khiến toàn bộ xăng máy bay bị phun ra ngoài. Tuy nhiên, anh chợt nhớ rằng các thùng nhiên liệu trên F-15D trang bị van một chiều, nên chiếc tiêm kích vẫn đủ nhiên liệu để hạ cánh xuống đường băng gần nhất.
“Lúc đó tôi điều khiển phi cơ như một cái máy, không sợ hãi hay lo lắng. Tôi biết rằng khi chiếc tiêm kích vẫn còn bay thì tôi vẫn phải ngồi bên trong”, Nedivi nói.
Nedivi sau đó giảm tốc độ để hạ cánh, nhưng máy bay bị lệch sang phải do chỉ còn một cánh, nên anh buộc phải tăng ga và bật chế độ đốt tăng lực để lấy lại cân bằng. Nedivi hạ móc hãm và chạm xuống đường băng ở tốc độ 416 km/h, gấp đôi tốc độ hạ cánh thông thường, đồng thời gọi cho trung tâm kiểm soát không lưu dựng lưới cứu hộ khẩn cấp.
Khi chiếc F-15D hạ cánh xuống căn cứ không quân Ramon, móc hãm của máy bay bung ra khỏi thân vì vận tốc tiếp đất quá cao. Nhưng Nedivi đã thành công khi đưa máy bay dừng lại cách điểm cuối của đường băng 6 mét.
Theo Nguyễn Hoàng (VnExpress)
Thảm bại của tiêm kích Mỹ trước trực thăng trong tập trận năm 1978
Trực thăng lục quân Mỹ từng đánh bại tiêm kích không quân với tỷ lệ 1:5 trong cuộc tập trận liên hợp cách đây 40 năm.
Trực thăng Mi-24 là mối đe dọa lớn với quân đội Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: War is Boring.
Vào cuối thập niên 1970, Liên Xô sở hữu lực lượng trực thăng uy lực với nòng cốt là trực thăng chiến đấu đa dụng Mi-24. Lo ngại trước sự phát triển của đối thủ, không quân Mỹ quyết định thực hiện một loạt thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng không chiến của trực thăng vũ trang, theo WATM.
Đợt thử nghiệm mang tên "Tập trận hiệp đồng Chống trực thăng vũ trang" (J-CATCH) được chia làm 4 giai đoạn. Mở đầu là giao chiến một đấu một giữa các trực thăng trên hệ thống mô phỏng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), với sự tham gia của phi công đến từ các quân binh chủng.
Giai đoạn hai sử dụng trực thăng thật tại căn cứ Rucker. Quân xanh được trang bị trực thăng tấn công AH-1 Cobra và trực thăng trinh sát OH-58, quân đỏ đóng vai lực lượng Liên Xô với trực thăng vận tải CH-3E và UH-1N. Điều khó khăn là Mỹ cần loại trực thăng tương đương với Mi-24 Liên Xô để đánh giá tính năng và xây dựng chiến thuật đối phó. Tuy nhiên, Mi-24 là dòng trực thăng độc đáo, có thân to như CH-3E và khả năng cơ động của AH-1 Cobra.
Nhiệm vụ đóng vai quân đỏ được giao cho Phi đoàn đặc nhiệm số 20 không quân Mỹ. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cử các chuyên gia truyền đạt tính năng kỹ chiến thuật của trực thăng Mi-24 cho phi công Mỹ. Giai đoạn hai rất hiệu quả, nhiều chiến thuật mới được phát triển, trong khi trực thăng tấn công tỏ ra là đối thủ đáng gờm trong các trận không chiến.
Trực thăng tấn công AH-1 Cobra của lục quân Mỹ. Ảnh: US Army.
Tuy vậy, Lầu Năm Góc vẫn chưa thỏa mãn với kết quả này. Quân đội Mỹ muốn biết kết quả đối đầu giữa những tiêm kích tối tân của không quân Mỹ với trực thăng đối phương. Không quân Mỹ chọn cường kích A-7, A-10, tiêm kích F-4, F-15 để đối đầu với trực thăng lục quân Mỹ trong giai đoạn ba của J-CATCH.
Trong suốt hai tuần, trực thăng lục quân bất ngờ chiếm ưu thế trước tiêm kích của không quân. Nhờ sử dụng chiến thuật hợp lý, phi công trực thăng liên tục "bắn hạ" đối phương trong những trận đánh mô phỏng.
Phi công tiêm kích Mỹ không biết mình bị bắn hạ cho đến lúc quay về căn cứ. Điều này dẫn tới các tranh cãi giữa hai bên, do phi công trực thăng không báo hiệu khi thực hiện đòn tấn công mô phỏng.
Để giải quyết tranh cãi, Lầu Năm Góc ra lệnh hai bên phải hô khẩu lệnh "Gun-gun-gun" (bắn pháo) mỗi khi tấn công đối phương. Đến cuối giai đoạn ba, không quân Mỹ bị đánh bại với tỷ số 5:1, tức là phải mất 5 tiêm kích và cường kích để đổi lấy một trực thăng lục quân.
Tiêm kích F-15 trong biên chế không quân Mỹ. Ảnh: Boeing.
Giai đoạn 4 được bắt đầu trong năm 1979 để đánh giá hiệu quả đối đầu giữa máy bay cánh bằng và trực thăng tấn công. Lầu Năm Góc kết luận sự cơ động giúp trực thăng giành lợi thế rất lớn trong các trận không chiến trong tầm nhìn thị giác với tiêm kích.
Tiêm kích F-15 có khả năng khóa mục tiêu trực thăng từ khoảng cách 65 km, nhưng trong cuộc tập trận này, họ không được phép khai hỏa từ ngoài tầm nhìn thị giác, mà phải tiếp cận ở khoảng cách 6-9 km để nhận diện đối phương bằng mắt thường. Ở khoảng cách này, trực thăng sở hữu các loại tên lửa đủ sức đánh bại tiêm kích, trong khi khả năng cơ động linh hoạt giúp nó có thể ẩn nấp tốt hơn nhiều so với tiêm kích.
Sau khi hoàn tất J-CATCH, không quân Mỹ kết luận tiêm kích cần tránh giao chiến tầm gần với trực thăng tấn công, trừ khi điều kiện chiến trường cho phép phi công xác định được mục tiêu và khai hỏa từ xa hoặc chiếm lợi thế độ cao lớn.
Theo Lã Linh (VnExpress)
Tiêm kích Israel dội bom Dải Gara trả thù, hàng nghìn người tháo chạy Các tiêm kích Israel chở đầy bom đang oanh tạc các mục tiêu Gaza nhằm trả đũa một cuộc tấn công trước đó nhắm vào nước này. Tiêm kích Israel. Ảnh kinh họa Theo Express, tiếng còi báo động đã réo inh ỏi ở Negev, thị trấn phía Nam Israel và hàng nghìn người phải vội vã chạy trốn 2 tên lửa được...