Phá tan âm mưu khủng bố, Bỉ điều động 300 lính tuần tra
Bỉ ngày 17/1 bắt đầu triển khai 300 binh sĩ đi tuần tra các con phố sau khi lực lượng an ninh phá tan âm mưu khủng bố.
Cụ thể, tuyên bố đưa ra bởi Văn phòng Thủ tướng Bỉ Charles Michael nêu rằng, có tới 300 quân nhân nước này sẽ được điều động ở thủ đô Brussels và thành phố miền bắc Anvers, nơi đông người Do Thái sinh sống. “Các binh sĩ được điều động lần này sẽ được trang bị vũ khí. Nhiệm vụ chính của họ sẽ là để kiểm tra các khu vực cụ thể”, và giúp sức cho lực lượng cảnh sát, trích tuyên bố.
Một sĩ quan cảnh sát đứng canh gác ở khu dân cư Antwerp của người Do Thái.
Cùng với đó, Bỉ cũng tính tới chuyện điều lính tới thành phố công nghiệp miền đông Verviers, nơi lực lượng đặc nhiệm đã tiêu diệt 2 tên nghi can Hồi giáo trong cuộc vây ráp quy mô lớn vào sáng sớm ngày 16/1 sau khi họ nhận được thông tin rằng 2 tên đó đang lên kế hoạch tấn công các cảnh sát.
Cuộc vây bắt trên của Bỉ diễn ra 1 tuần sau các cuộc tấn công của các nghi phạm Hồi giáo ở thủ đô Paris cướp đi sinh mạng 17 người, gây nên làn sóng lo ngại ở khắp chây Âu.
Theo đó, sau cuộc bố ráp ở Verviers, cảnh sát Bỉ tiếp tục bắt giữ 13 nghi phạm trong một loạt các cuộc đột kích trên khắp nước Bỉ. 5 kẻ trong số này sau đó bị cáo buộc với tội danh “tham gia các hoạt động của một nhóm khủng bố”.
Video đang HOT
Các công tố viên Bỉ cho biết, họ không tìm thấy sự liên quan nào giữa các vụ bắt giữ trên với các cuộc tấn công hồi tuần trước ở Paris vào trụ sở tòa soạn Charlie Hedbo, vào một siêu thị người Do Thái.
Thanh Nga
Theo_Kiến Thức
Người Do Thái lo sợ sau loạt tấn công ở Pháp
Người Do Thái ở Pháp thấp thỏm lo sợ sau loạt tấn công khủng bố, cộng đồng người Do Thái ở Pháp
Hai quân nhân Pháp tay mang theo khẩu súng tiểu liên đi tuần tra bên ngoài một ngôi trường của người Do Thái nằm trên con phố Rue Pavee, quận Marais, thủ đô Paris. Tại khu phố lúc đó, những người bán hàng và khách du lịch hòa lẫn vào đám đông những nam giới người Do Thái vận đồ đen.
Dọc theo con phố, chủ cửa hàng Pitzman nhìn các khách hàng với ánh mắt đầy thận trọng trong lúc một cơn mưa phùn trong cái giá lạnh buốt trời đông bất ngờ đổ xuống con phố của người Do Thái này.
Một quân nhân Pháp đi tuần tra gần một ngôi trường Do Thái ở Paris.
Vào lúc đó, các bậc phụ huynh đứng trên vỉa hè để đợi con tan học trong khi các quân nhân Pháp mặc áo giáp đang đi tuần tra ở khu phố nhộn nhịp này. Sự hiện diện của các quân nhân Pháp trong con phố người Do Thái giữa lòng Paris bắt đầu kể từ sau sự kiện kẻ tấn công bắt cóc các con tin ở một siêu thị bán đồ ăn kiêng hồi tuần trước.
"Tôi không biết tương lai của con mình trong vòng 10 năm tới ở đây sẽ ra sao. Các sự kiện như vậy không phải bây giờ mới bắt đầu. Nó đã âm ỉ một thời gian rồi", bà mẹ bốn con tên Joy Bengoussan nói về nỗi lo sợ về tương lai cộng đồng người Do Thái ở Pháp trong lúc đang nắm chặt tay hai cô con gái Haya (4 tuổi) và Rahal (3 tuổi).
Còn nhớ, nước Pháp đã chấn động trước một loạt các vụ tấn công khủng bố của người Hồi giáo vào tuần trước, bao gồm vụ sát hại 4 con tin ở siêu thị bán đồ ăn kiêng ngày 9/1. Đây là hồi chuông báo động đối với cộng đồng chừng 500.000 người Do Thái sinh sống trên toàn lãnh thổ nước Pháp. Hàng nghìn người Do Thái trong những năm gần đây đã rời Pháp tới Israel và các nơi khác vì lý do kinh tế và những bất ổn liên quan tới nạn bài trừ người Do Thái.
Vụ bắt cóc con tin ở siêu thị, mà cuối cùng tay súng bị cảnh sát tiêu diệt, xảy ra 2 ngày sau khi 12 người đã mất mạng dưới họng súng của hai anh em trong vụ tấn công vào trụ sở tuần sao châm biếm Charlie Hedbo ngày 7/1. Các tay súng đã bị cảnh sát truy lùng gắt gao và sau đó bị tiêu diệt. Một cảnh sát cũng đã mất mạng trong một cuộc tấn công vào tuần trước.
Để ứng phó với loạt tấn công đó, chính phủ Pháp đã điều động 10.000 quân nhân và cả cảnh sát tới bảo vệ các địa điểm "nhạy cảm", bao gồm hơn 700 ngôi trường dành cho con em người Do Thái. Nhìn chung, cộng đồng người Do Thái ở Paris và các nơi khác hoan nghênh động thái đó.
Tuy nhiên, nhiều người Do Thái vẫn tỏ ra tức giận về sai sót trong vấn đề bảo vệ đất nước chống lại các kẻ tấn công khủng bố. Cuộc diễu hành ngày 11/1 thu hút hơn 1 triệu người tham gia phần nào đó đã làm thỏa mãn sự bức xúc của người dân về các vụ tấn công này.
Quay trở lại vụ bắt cóc con tin ở siêu thị, các nạn nhân trong vụ trên đã được đưa về chôn cất ở Jerusalem, nơi chính quyền Israel kêu gọi những người Pháp gốc Do Thái quay trở về "cố quốc". Thực vậy, nhiều người đã hưởng ứng lời kêu gọi đó.
Cảnh sát đặc nhiệm xông vào giải cứu các con tin bị giam giữ ở siêu thị bán đồ ăn kiêng.
Pháp trở thành quốc gia có số lượng người Do Thái tới Israel vào loại cao nhất ở châu Âu, và con số này đang ngày một tăng lên. Theo chính phủ Israel, khoảng 7.000 người di cư từ Pháp tới nước này vào năm ngoái, tăng gấp 2 lần so với năm trước đó. Số lượng đó dự đoán sẽ vượt quá 10.000 người trong năm 2015. Các chuyên gia cho biết, nạn bài trừ người Do Thái ở Pháp dâng cao là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó, ngoài các nguyên nhân về kinh tế và riêng tư.
Với thực trạng trên, một số quan chức Pháp đã lên tiếng cảnh báo. "Nước Pháp mà không còn người Do Thái sẽ không còn là nước Pháp nữa", Thủ tướng Pháp Manue Valls thốt lên trong một sự kiện hồi năm 2014.
Tuy nhiên, các vụ tấn công tuần trước một lần nữa khiến cộng đồng người Do Thái suy ngẫm có nên ở lại Pháp hay không. "Tôi đã lấy được hộ chiếu và luôn trong tâm thế sẵn sàng để rời Pháp. nam công dân trung niên tên Claude ở quận Marais nói. Ông lo sợ một ngày nào đó khi ông không còn cảm thấy nước Pháp là quê hương của mình nữa và muốn rời tới Israel. "Ít ra, chúng tôi còn có nơi để đi".
Đứng trò chuyện với một chủ cửa hàng trên con phố, ông cũng để ngỏ khả năng rời nước Pháp nếu tình hình tệ hơn. "Chúng tôi sống tốt ở Pháp. Tuy nhiên, mọi chuyện cần đều có giới hạn của nó. Nếu không có một giải pháp tích cực để chúng tôi ở lại đây, chúng tôi cũng sẽ rời đi".
Thanh Nga
Theo_Kiến Thức
Anh, Mỹ bắt tay ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan trong nước Sau các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, thủ tướng Anh David Cameron công bố hai nước sẽ hợp tác ngăn chặn "chủ nghĩa cực đoan bạo lực" trong nước, trong bối cảnh mức cảnh báo khủng bố tại Anh đang ở mức "nghiêm trọng". Thủ tướng Anh David Cameron (trái) trong cuộc họp báo chung với...