Phá rừng vì thiếu đất sản xuất
Công an H.Đông Giang (Quảng Nam) vừa đưa 27 đối tượng là đồng bào C’tu ở hai khu tái định cư (TĐC) Pachepalanh và Cutchơrun ra kiểm điểm trước dân về hành vi “ hủy hoại rừng”.
Ào ạt phá rừng phòng hộ
Ngay sau khi trạm kiểm lâm địa bàn số 2 thuộc Hạt kiểm lâm Đông Giang thông báo về việc phát hiện một số hộ tại xã Mà Cooih vào phá rừng phòng hộ để làm nương rẫy với quy mô lớn, ngày 8.5.2012, chính quyền H.Đông Giang thành lập một tổ công tác liên ngành, kiểm tra xác định tình hình phá rừng phòng hộ tại xã Mà Cooih.
Người dân vi phạm ký cam kết không tái phạm – Ảnh: Tấn Nguyễn
Video đang HOT
Qua kiểm tra, có 27 hộ phá rừng phòng hộ thủy điện A Vương, với tổng diện tích rừng thiệt hại là 13,6ha, trong đó có 21 trường hợp đã vi phạm điều 189 Bộ luật hình sự về hành vi “hủy hoại rừng”, với mức xử phạt từ 7 đến 15 năm tù giam 6 trường hợp còn lại vi phạm pháp luật hành chính và được quy định tại điều 17 nghị định số 99 của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm sản, với mức xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng và buộc các đối tượng trồng lại rừng do hành vi phá rừng trái phép. Trong số đó, có 3 người có trình độ văn hóa từ 7- 9/12 24 người còn lại đa phần đều có trình độ văn hóa lớp 1, 2, thậm chí mù chữ. Có 1 người đang giữ chức phó thôn A Đền và 1 người giữ chức Trưởng ban công tác mặt trận thôn Tàrèng.
Theo Công an H.Đông Giang, 27 cá nhân vi phạm phá rừng tại xã Mà Cooih đều có nhân thân tốt, gia đình nghèo, gia đình chính sách… Mục đích phá rừng chủ yếu là để làm rẫy, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải thiện cuộc sống chứ không phải lấy gỗ… Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang, UBND huyện, công an, viện kiểm sát tỉnh Quảng Nam thống nhất không cần thiết phải xử lý hình sự, mà chuyển sang kiểm điểm trước toàn thể nhân dân, yêu cầu ký cam kết không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị sử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
V ì sao dân phá rừng?
Năm 2006 khi thực hiện TĐC thủy điện A Vương, theo quy định, mỗi hộ dân được cấp diện tích 1ha đất để sản xuất nông nghiệp. Nhưng thực tế, mỗi hộ dân ở hai khu TĐC Pachepalanh và Cutchơrun chỉ được nhận từ 0,3ha đến 0,5ha đất sản xuất, nhưng lại không đảm bảo canh tác và sản xuất vì không có hệ thống thủy lợi, đất bạc màu.
Ông B’Nước Ô – Trưởng ban công tác mặt trận thôn Tàrèng, một trong 21 người bị đưa ra kiểm điểm nói trong nước mắt: “Nhà tôi có 7 đứa con, về ở khu TĐC mới, đất sản xuất không có, đói cái bụng, nên phải vào rừng . Biết là sai nhưng xin Nhà nước cho mình canh tác trên diện tích đã phát, chứ mùa này mình có 1 ang giống mà phải nuôi đến 7 miệng ăn, làm sao đây?”. Không riêng gì ông Ô mà 100% hộ dân ở hai khu TĐC đều có chung một nỗi lo thiếu đất sản xuất. “Đây là một sai sót rất lớn. Đảng, Nhà nước không bỏ tù là mừng lắm. Tuy nhiên để bà con sinh sống lâu dài, Đảng, Nhà nước cần quan tâm cuộc sống của bà con, như quy hoạch đất sản xuất, hỗ trợ nuôi trồng để có thu nhập, như thế bà con mới không xâm hại đến rừng nữa”, A Ta Đum, Phó thôn A Đền nói.
“Chính vì lý do thiếu đất sản xuất mới dẫn đến phá rừng làm rẫy”, ông Lê Văn Luyến, Phó chủ tịch UBND H.Đông Giang mở đầu câu chuyện với chúng tôi. Năm 2009, H.Đông Giang đã xây dựng dự án mở rộng thêm 227ha tại hai khu tái định cư để giao thêm đất cho người dân sản xuất. Tuy nhiên, dự án đó vẫn chưa được triển khai thực hiện, do mức áp giá đền bù tại khu Pachepalanh là 23 tỉ, nguồn lực địa phương không có. Riêng khu tái định cư Cutchơrun, một phần do cá nhân của cán bộ Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ A Vương dùng để trồng keo và huyện Đông Giang đã lập phương án đền bù khoảng 1,5 tỉ trình UBND tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa được chuyển đổi khoảng diện tích 39,5ha, lý do là vướng theo chỉ thị 1685 của chính phủ. Ông Hốih Bách, Trưởng ban công tác mặt trận thôn A Đền đặt câu hỏi: “tại sao các cán bộ của BQL ở đồng bằng lên lại có đất trồng keo đến vài chục ha, còn bà con địa phương đã chịu hy sinh nhường đất ở, đất sản xuất cho thủy điện A Vương, về nơi ở mới lại không được bố trí đất sản xuất?”.
Theo TNO
Khởi tố các đối tượng hủy hoại rừng
Ngày 13-11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với đối tượng Phạm Ngọc Hưng (SN 1983), trú tại xã Đắk Rla, huyện Đắk Mil về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Theo kết quả điều tra, từ đầu tháng 6 đến ngày 24-7-2012, Phạm Ngọc Hưng đã thuê các đối tượng Lý Văn Sình (SN 1973), trú tại xã Đắk Rla, huyện Đắk Mil; Phạm Văn Nhất (SN 1982) và Bế Văn Thụ (SN 1988) cùng trú tại xã Eapô, huyện Cư Jút khai thác trái phép 30 cây gỗ tương đương 40m3 gỗ tại tiểu khu 875, lâm phần do Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Đắk Win quản lý với mức tiền công 700 ngàn đồng/1 chuyến.
Ngoài ra, Hưng còn khai nhận: Vào tháng 4/2012, Hưng còn vào khu vực suối Đắk Lâu thuộc tiểu khu 875 khai thác gỗ trái phép. Quá trình thuê khai thác có đối tượng Trần Văn Vượng (SN 1981), trú tại xã Đắk R'la, là em rể của Hưng cũng vào phụ giúp Hưng việc khai thác.
Đối tượng Phạm Ngọc Hưng tại Cơ quan CSĐT
Từ lời khai của các đối tượng, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cư Jút khám xét tại nhà của Hưng và Vượng thu giữ hơn 28m3 gỗ các loại. Thu giữ tại nhà các đối tượng khác là 178 lóng gỗ cà chít vàng, tương đương 56 mét khối. Qúa trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cư Jút đã ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lý Văn Sình, Phạm Văn Nhất Bế Văn Thụ và Trần Văn Vượng cùng tội danh nói trên.
Vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an huyện Cư Jút tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo ANTD
Làm rõ một công ty liên quan đến việc kinh doanh thông tin cá nhân Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM đang xem xét xử lý theo quy định pháp luật đối với một công ty liên quan đến việc kinh doanh thông tin cá nhân thu lợi bất chính. Theo thông tin ban đầu, làm việc với cơ quan chức năng mới đây, đại diện Công ty cổ phần DataNium (40 Tôn Thất Thuyết,...