Phá rừng + thủy điện tràn lan = thảm họa!!!
Công của thủy điện còn mờ mờ tỏ tỏ, trong khi tội đã được dân xác định rõ ràng. Đó là “cộng hưởng” với mưa làm cho lũ về quá nhanh và ngày càng hung dữ, khiến cư dân các vùng hạ lưu luôn bị đẩy vào tình cảnh bất ngờ, trở tay không kịp…
Nước lũ dâng cao gây ngập lụt tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam (ảnh: Công Bính)
Lũ chồng lũ
Điều đó càng được chứng tỏ qua thực tế đợt mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh vừa qua không lớn so với năm 2009, nhưng lũ lại xấp xỉ năm 2009. Tình cảnh “lũ chồng lũ” mặc dù được phía chuyên môn trấn an, người dân vẫn không thể không lo sợ bởi cảnh mất tất cả không chỉ là một năm…
“Lũ và lụt là do thủy điện gây ra, đây là điều chắc chắn. 50 năm trước trận lụt lịch sử năm 1964 (Giáp Thìn) nhiều chỗ không bị lụt, nước không thể lên đến nơi, vậy mà bây giờ vùng nào cũng bị lũ và lụt. Không những đồng bằng mà vùng trung du, miền núi cũng lụt (lũ thì đã có cả ngàn năm nay rồi, nhưng lụt làm gì có). Do đó theo tôi, lũ dẫn đến lụt là do thủy điện xả hồ gây ra” - Dang Duyz: dang_duyz@yahoo.com
“Miền Trung độ dốc các sông lớn, diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng. Thủy điện xây dựng khắp nơi, khi có mưa nhiều, thủy điện xả lũ trên chồng xả lũ dưới thì chuyện ngập lụt là chắc chắn. Vấn đề là phải tìm lí do để giải thích nguyên nhân chính bị ngập lụt cho dân vùng hạ lưu, mà dân đều cho là do thủy điện. Đề nghị kiểm tra lại luận chứng kinh tế kỹ thuật về xây dựng thủy điện thì ta mới thấy rõ sự vô trách nhiệm ở đây…” – Kho dai: laogiakhodai@yahoo.com
“Đây là hậu quả của phát triển thủy điện không theo quy hoạch và dự báo kém. Làm phá vỡ quy hoạch tự nhiên, thay đổi dòng chảy… Mưa to kèm theo xả đập, nước dâng, dân chết, đó là quy luật tự nhiên tương tự theo quy luật cung – cầu mà thôi!!!” – Quang0105: rongdo0105@gmail.com
“Lụt lội là do thủy điện mà ra tất cả. Khi xây dựng thủy điện thì nói rất hay, bây giờ chính thủy điện đẩy người dân đến chỗ mất tất cả. Như vậy phải xem lại việc xây dựng thủy điện, đừng để dân khổ mà các vị có trách nhiệm cứ tỏ ra thờ ơ nữa…!” – Hoang Tung: chitungbd@gmail.com
“Cá nhân tôi dám khẳng định một điều là do quy hoạch thủy điện vô tội vạ, không lường trước được sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, thay đổi dòng chảy tự nhiên, chặt phá rừng không thương tiếc, nồng độ khí thải vượt xa mức cho phép… Con người tự gây ra hậu quả thì phải tự gánh lấy mà thôi. Thật sự chia sẻ với bà con, vì một số người, số nhóm lợi ích mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống yên lành. Một sự xuống cấp đáng báo động về mức độ nghiêm trọng!” – Khoa: mactukhoahn@yahoo.com.vn
“Thảm họa này là hậu quả của phá rừng cộng với thủy điện tràn lan. Chúng ta phải xem lại chiến lược phát triển xem có vấn đề gì không, có khôi phục rừng được không? Cần phải có quy chế về xây dựng thủy điện, có xem xét cả những khả năng tai nạn do lũ lụt gây ra, chứ sao lúc cần thì không xả nước, lúc thừa thì lại xả lũ thế thì còn gì để nói nữa? Ai chết mặc ai ư…?” - Bình Sinh: binhambtm@yahoo.com
(minh họa: Ngọc Diệp)
Lệch cán cân lợi ích
Cái gì cũng có 2 mặt, dân không phải không biết điều đó. Nhưng phải tính toán sao cho cân bằng để tránh lợi bất cập hại, chứ không thể buộc người dân luôn phải chịu thiệt thòi, kể cả hy sinh tính mạng và tài sản vì những lợi ích thực tế chỉ có được nếu mọi việc đều được tính toán và làm đúng như Phan Hai haitbhd@yahoo.com.vn nêu:
“Mình nghĩ thủy điện sẽ phát huy rất tốt trong vấn đề điều tiết lũ về hạ du, nếu vận hành hồ chứa đúng theo quy trình”.
Nhưng ở nước ta, khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành thường là khá xa nên những câu hỏi nhức nhối trong dân cứ lặp đi lặp lại năm này qua năm khác:
Video đang HOT
“Dân ta chắc còn chết dài dài vào mùa mưa vì thủy điện xả lũ” – Hoàng Nhân: hoangnhan1288@gmail.com
“Lấy gì mà ăn đây khi mà mọi thứ ngập hết trong nước…” – Tutuhc: ngoctubmkt@gmail.com
“Dân không chết lụt vì trời, mà chết lụt do… THỦY ĐIỆN???” – Liem Sy: tanlien68@gmail.com
“Mùa khô thiếu nước và mùa mưa lụt, ngập úng. Cứ thế biết bao giờ dân ta hết khổ?” – Lê Văn Hưởng: levanhuong1979@gmail.com
“Qua đau xot! Co đang phai mât mat va tang thương như vây không, miên Trung? Co phai thiên tai đa gây ra tham hoa nay, hay la ai đa lam khô dân nghèo như vây?” – Nguyên Hiên: hienthucco@gmail.com
“Phải có cuộc điều tra tính toán thiệt hại của dân vùng hạ lưu và so sách với lợi ích do thủy điện đem lại. Cần thực sự vì xã hội công bằng và văn minh. Không nên ép dân quá đáng!” – Dung: Photodunggovap@yagoo.com
“Nói xa là không biết bao nhiêu năm qua, nói gần thì nhiều ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa những tin kiểu này… Và giữa kỳ Quốc hội đang họp, năm sắp hết, tết sắp đến nhân loại lại vừa chứng kiến một thảm họa kinh điển với siêu bão Haiyan tàn phá Philippines… Tôi bỗng liên tưởng đến những cảnh ngộ này của dân Việt ta. Vâng, thủy điện và xả lũ… lợi và hại… chục tỉ và trăm tỉ so với vài người, chục người chết…Nhưng cứ rất nhiều lần như thế, hỏi tổng thiệt hại có kém chi thảm họa của bão Haiyan vừa rồi không? Mà những thiệt hại này hoàn toàn do con người, do chính chúng ta gây nên!!!” – Nguyễn Công Bằng:congbang@gmail.com
Giận ông thủy điện, nhưng trong tình cảnh “con kiến mà leo cành đa” dân vùng lũ lụt cùng dư luận ngoài ca thán và mong mỏi thiên nhiên bớt thịnh nộ ra còn biết tính sao…
“Đúng là đại hồng thủy! Mong nước mau rút thiệt hại về người không tăng thêm nữa cho dân bớt khổ!” – Chan: chieudng@yahoo.com
Rõ ràng cán cân lợi ích vẫn bị lệch và công thức: Phá rừng thủy điện tràn lan = thảm họa mà Bình Sinh binhambtm@yahoo.com đã rút ra là rất đúng.
Theo Dantri
Lũ lớn do mưa hay thủy điện xả lũ "có vấn đề"?
Tại Huế, trong gần 1 tháng mưa bão vừa qua, có thể thấy thủy điện Hương Điền đã làm không đúng quy trình xả lũ trong một số thời điểm "dầu sôi lửa bỏng".
Theo biểu đồ số liệu lượng nước đến và lượng nước đi tại thủy điện Hương Điền (TT-Huế) từ khoảng 18h-20h tối 15/11, lưu lượng nước đi luôn cao hơn lưu lượng nước đến, nằm trong khoảng từ 2.000-2.400m3/s - có nghĩa là xả lũ không đúng quy trình (xả lũ đúng quy trình thì lượng nước xả phải ít hơn hoặc cùng lắm là bằng lượng nước nhận vào hồ). Cũng thời điểm này, tại TP Huế cũng mưa rất lớn, từ 17h đến 19h mưa đến 185mm nên lũ lên rất nhanh.
Người dân Huế lội trong biển nước tối 15/11
Mực nước xả (màu vàng) cao hơn mực nước đến hồ thủy điện Hương Điền (màu xanh) trong khoảng từ 18h đến hơn 20h tối 15/11 (ảnh chụp từ web của Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh TT-Huế)
Ông Trần Kim Thành, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế, cho hay, trước đó vào tối 14/11 thủy điện Hương Điền có thông báo bắt đầu điều tiết nước về hạ du để đón lượng mưa mới do đợt áp thấp sẽ gây ra vào ngày hôm sau. Nhưng thủy điện này không rút về được mực nước thấp nhất như kỳ vọng từ 58m xuống 56m (mực nước này so với ngưỡng tràn của thủy điện thấp hơn khoảng 2m), mà chỉ hạ xuống được 40 đến 50cm.
Thủy điện Hương Điền
"Ngay sau đó, mưa bắt đầu lớn. Ở đồng bằng lớn hơn nhiều so với miền núi. Trong cả ngày ở TP Huế mưa phải đến hơn 400mm. Đến chiều tối ngày 15/11, do nước đến hồ thủy điện Hương Điền không giữ được nữa nên nước về bao nhiêu xả bấy nhiêu. Lúc này nó như một dòng sông tự nhiên, không có chức năng phòng lũ nữa" - ông Thành nói.
Tại Huế, 2 hồ thủy điện hiện đang hoạt động là Hương Điền và Bình Điền thì thủy điện Hương Điền "hung hãn" hơn khi nước từ thủy điện này đổ trực tiếp về thị xã Hương Trà rồi chảy về vùng rốn lũ huyện Quảng Điền, một phần chảy qua huyện Phong Điền. Hiện thủy điện này không có dung tích phòng lũ.
Theo một lãnh đạo ở thị xã Hương Trà: "Do mưa kết hợp với thủy điện xả lũ nên toàn địa phương có 1.728 nhà bị ngập từ 0,2 đến 0,7m; đường bị ngập đến 50km với mức từ 0,3 đến 1,5m cùng 40 hecta hoa màu bị ngập trắng". Ông Hoàng Công Phong, PCT xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền trong sáng 16/11 đã nói với PV rằng đợt lũ này cao hơn đợt lũ trước. Nước lũ cũng tấn công xã Phú Mậu, huyện Phú Vang với mức ngập gần cả mét ở ngay tại trụ sở ủy ban xã.
Nước sông dâng lên làm ngập phố cổ Bao Vinh (TX Hương Trà) sáng 16/11
Nếu khách quan, trong trận lũ do áp thấp nhiệt đới gây ra vào cuối tuần qua thì nguyên nhân chính theo ông Trần Kim Thành nói là vẫn do mưa quá lớn. Nếu mưa như tối 15/11 đó mà kéo dài chỉ thêm 6 tiếng đồng hồ nữa thôi thì khả năng một trận lũ lịch sử như năm 1999 tái diễn ở Huế. Nhưng việc thủy điện "chần chừ" xả lũ trước khi mưa về, hiểu sâu xa là "đụng" vào bài toán kinh tế của họ. Thủy điện thường "đóng góp" việc cắt lũ vào cuối mùa không lớn vì nước lúc này đã đầy.
Hiện Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh TT-Huế đang chuẩn bị kiến nghị lên Bộ Công thương xem xét lại để điều chỉnh quá trình vận hành của thủy điện Hương Điền, và bố trí dung tích phòng lũ cho thủy điện này. Vì qua những trận bão, lũ vừa qua tại đây có "vấn đề".
Trong đợt chuẩn bị đối phó với bão số 11 (Nari) sắp vào, Chủ tịch tỉnh TT-Huế đã lên kiểm tra thủy điện Hương Điền vào sáng 14/10. Tại đây, đã phát hiện thủy điện này không chịu xả nước trước để đón lũ. Mức nước phải xả xuống được yêu cầu trước đó là 56m (thấp hơn 2m so với ngưỡng là 58m). Nhưng kiểm tra lại thấy mức nước vẫn ở mức 57,9m. Đoàn đã lập biên bản nhắc nhở nhà máy thủy điện này và buộc hạ về mức 56m ngay trong chiều để đón lũ, đảm bảo an toàn cho hạ du lẫn an toàn hồ đập.
Ông Nguyễn Văn Cao (áo xanh đậm) kiểm tra thủy điện Hương Điền sáng 14/10 đã thấy thủy điện này không xả nước về hạ du trước bão như tỉnh đã quy định
Gần đây nhất là vào ngày 7,8/11, mặc dù trời khô ráo nhưng vùng Hương Trà và Quảng Điền lũ bỗng dâng cao bất thường đột ngột, làm người dân không kịp trở tay. Một nhóm học sinh đến trường vào trưa 7/11 đã bị cuốn trôi. 3 trong số 4 em được cứu sống, em còn lại bị tử vong. Rồi một ghe đi chở bún cũng bị lật giữa dòng nước ngoài ruộng làm 2 mẹ con bị chết tức tưởi. Đối chiếu số liệu tại các thủy điện 18h tối 8/11thì đã xả không đúng quy trình, quá cao so với mực nước về hồ, cụ thể thủy điện Hương Điền xả lũ với lưu lượng 1.317 mm (lưu lượng nước đến hồ là 297 mm); thủy điện Bình Điền xả 305,6 mm (lưu lượng nước đến hồ là 129,2mm). Trước đó từ 20h tối 7/11, theo biểu đồ xả nước thì thủy điện Hương Điền đã luôn luôn xả hơn lượng nước đến hồ.
Nước xả về hạ du luôn lớn hơn lượng nước đến trong hồ Hương Điền từ tối mùng 7 đến ngày 8/11
"Thủy điện chỉ điều tiết tốt trước khi có bão lũ, chứ trong khi lũ thì không còn ý nghĩa nữa vì hầu như hồ nào cũng có lưu lượng đến bằng lưu lượng đi, nó như một dòng sông vậy. Một yếu tố khác là công tác dự báo. Làm sao dự báo chính xác hơn nữa. Vì đã có một số lần, dự báo và việc thủy điện xả nước trước khi lũ không khớp với nhau. Như dự báo mưa lớn đến 300, 400 mm, thủy điện cứ thế xả nước hơn 300mm để chờ mưa. Tuy nhiên thực tế nước về lại rất ít, chưa tới 100mm và ngược lại. Điều này làm đau đầu các nhà đầu tư thủy điện vì lợi ích kinh tế của họ.
Nhưng dù thế nào, thủy điện cũng phải có trách nhiệm với dân địa phương. Phải phối hợp, tham gia cùng với chính quyền để xây dựng một hệ thống cảnh bảo sớm cho người dân, để đụng lỡ xả nước ban đêm thì dân còn biết" - Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN TT-Huế cho biết thêm.
Đợt lũ vừa qua, tỉnh Bình Định là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề cả người về của. Tính đến chiều hôm qua, Bình Định đã có 17 người chết và mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị ngập lũ, trong đó có nhiều ngôi nhà bị sập do lũ. Thiệt hại ban đầu ước tính lên đến hơn 1.800 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Phú (phải) khẳng định hồ Định Bình vận hành đúng quy trình
Con số thống kê thiệt hại do lũ gây ra quá lớn, có nhiều nhận định cho rằng, trong thời gian ngắn lượng mưa không thể gây ngập lụt lớn đến vậy. Người dân Bình Định không đặt nghi vấn cho thủy điện mà cho rằng hồ thủy lợi Bình Định xả lũ; chỉ có thể do xả lũ nước mới nhanh và mạnh đến vậy.
Bà Nguyễn Thị Vui (75 tuổi, phường Bình Định) cho biết: "50 năm qua tôi chưa từng chứng kiến trận lũ nào lớn đến vậy. Lũ về trong đêm quá bất ngờ, nước lũ lớn ngập nhà trở tay không kịp, đồ đạc trong nhà bị ngập nước hư hỏng. Tôi nghĩ nếu hồ không xả lũ thì sao nước to đến vậy, trong khi thời gian mưa to cũng rất ngắn".
Trong chiều hôm qua, trong khi nước lũ vẫn còn gây ngập nhà dân ở một số vùng của thị xã An Nhơn, Tuy Phước, người dân vẫn hoang mang, nhốn nháo hỏi nhau có phải hồ thủy lợi Bình Định xả lũ không để biết đường ứng phó.
Lũ về nhanh, bất ngờ, nhiều nhà dân bị sập
Trưa 18/11, nhiều vùng dân cư vẫn bị cô lập do lũ
Liên quan đến tình trạng ngập lụt và nghi vấn xả lũ nói trên, ngày 18/11, ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Công ty TNHH Khai thác các công trình thủy lợi Bình Định, khẳng định, việc vận hành hồ thủy lợi Định Bình trong những ngày trước và sau lũ đều hợp lý.
Theo đó, từ ngày 15 đến 20/11, hồ Định Bình cho phép bắt đầu trữ nước từ 70 đến 90 triệu m3. Trong khoảng thời gian để khoảng 100 triệu khối nước thì 6 cửa tràn xả mặt mở hoàn toàn, 6 cửa đáy đóng. Nhưng khi mưa lớn trong các ngày từ 14-16/11, nước bắt đầu tăng và tự do qua tràn. Khoảng 3 giờ ngày 15/11 qua 181m3/s đến 13 chiều cùng ngày lưu lượng tăng 3.861m3/s, tốc độ nước tăng là 0,5m/h, thời điểm cao nhất là 0,95m/h. Tương đương nước qua tràn từ 91m3/s lên 2.020 m3/s; 4 tiếng sau nước qua 6 tràn đạt đỉnh 2.772 m3/s.
Thời điểm này cao trình nước trong hồ là 88,06m, dung tích đạt 180 triệu m3. Từ 18 đến 20 cùng ngày lượng mưa giảm 1.518 m3 nên công ty xin phép Sở Nông nghiệp, Chị cục thủy lợi, UBND tỉnh đóng 1 cửa, cho đến 14 giờ chiều ngày 16/11, đóng cửa số 5, lúc này lựu lượng nước về hồ giảm còn 756 m3/s, lưu lượng nước đi qua tràn là 340 m3/s.
Băn khoăn về việc thời gian mưa ngắn mà nước lũ quá lớn khiến người dân không kịp trở tay, ông Phú chia sẻ: "Do lưu lượng mưa lớn, cường độ mưa lớn, lưu lượng mưa phía sau hồ quá lớn. Thứ 2, bụng hồ Định Bình không có (hẹp) nên nước lũ về quá nhanh và đi cũng quá nhanh. Còn quy trình điều tiết, vận hành hồ diễn ra đúng quy trình. Hoàn toàn không có việc xả lũ mà nước qua tràn tự điều tiết".
Đại Dương - Doãn Công
Theo Dantri
Hàng chục km bờ biển Đà Nẵng ngập chìm trong rác Đợt lũ lớn vừa qua, một lượng rác thải lớn từ các sông đổ ra biển Đà Nẵng khiến khu vực bờ biển của thành phố tràn ngập rác thải. Rác ngập bãi biển, người dân tranh thủ thu nhặt củi, gỗ Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, sáng 18/11, dọc bờ biển Nguyễn Tất Thành (TP Đà Nẵng) tràn ngập...