Phá rừng phòng hộ Đông Tiển
Gần mấy tháng qua, rừng phòng hộ thuộc hồ chứa nước Đông Tiển (xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã bị tàn phá nghiêm trọng.
Nhiều cây rừng bị đốn hạ nằm la liệt giữa rừng -Ảnh: Lê Trung
Qua kiểm tra, chính quyền xã Bình Trị đã phát hiện 16 hộ dân địa phương lén lút lên khu vực rừng phòng hộ này lập trại đốt phá, khai thác cây rừng trái phép. Thậm chí những hộ dân này còn mở trại ươm giống cây keo để trồng.
Theo UBND xã Bình Trị, rừng phòng hộ đầu nguồn Đông Tiển có diện tích gần 280ha. Đây là khu rừng phòng hộ duy nhất nằm gần đập của hồ chứa nước Đông Tiển, có tác dụng bảo vệ và điều tiết nguồn nước, chống xói mòn đất quanh khu vực thân đập. Thế nhưng thời gian gần đây khu rừng phòng hộ này đang bị tàn phá có nguy cơ xóa sổ.
Khu vực bị chặt đốt nhiều nhất là tổ 6, thôn Vinh Đông (giáp giữa hai xã Bình Trị và Bình Phú) và tiểu khu 484 thuộc thôn Vinh Nam. Tại đây nhiều cây rừng có đường kính 30-40cm bị đốn hạ nằm la liệt trong rừng. Riêng tại tiểu khu 484, những người phá rừng còn mở đường để xe vận chuyển gỗ dễ dàng di chuyển. Và mỗi ngày có đến hàng chục chuyến xe tải vận chuyển gỗ đi qua đoạn đường này.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Văn Chín, cán bộ lâm nghiệp xã Bình Trị, những người phá rừng phòng hộ làm rẫy trồng keo và khai thác gỗ trái phép để bán. “Những người chặt phá rừng trái phép này lập lán trại trong núi sâu để khai thác, khi thấy lực lượng đi tuần tra họ bỏ trốn vào rừng sâu nên rất khó xử lý” – ông Chín nói.
Còn ông Nguyễn Văn Diên, chủ tịch UBND xã Bình Trị, cho biết: “Rừng bị tàn phá với tốc độ nhanh đến chóng mặt như vậy một phần do dự án trồng cao su tiểu điền vừa được triển khai. Nhiều hộ dân sau khi nghe thông tin trên đã kéo nhau lên rừng phòng hộ Đông Tiển đốt phá, mở đất lập trang trại mong nhận được khoản đền bù của huyện”.
Ngày 10-8, ông Huỳnh Tấn Đạt – hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Thăng Bình – cho biết: “Chúng tôi đã gửi báo cáo lên cấp trên để có phương án giải quyết, xử lý phù hợp. Do lực lượng mỏng, các đối tượng phá rừng rất ma mãnh nên chúng tôi rất khó trong việc bắt quả tang xử lý. Trước mắt, chúng tôi sẽ mở các đợt kiểm tra, truy quét các đối tượng chặt phá, đốt rừng và xử lý mạnh tay các đối tượng trên”.
Theo Tuổi Trẻ
Vụ lâm tặc phá rừng giáp ranh 2 tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk: Ngành chức năng "đùn đẩy" trách nhiệm
Mấy ngày qua, tại khu rừng giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Đắc Lắc bỗng "nóng" lên do lâm tặc tập trung máy móc, nhân công mở đường, ồ ạt phá rừng trái phép. Trong khi đó, ngành kiểm lâm hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk lại đùn đẩy trách nhiệm, khiến dư luận lo ngại rừng phòng hộ tiếp tục bị xâm hại nghiêm trọng.
Ngang nhiên mở đường phá rừng
Theo đoàn công tác của hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk tiếp cận khu rừng giáp ranh được lâm tặc mở đường tàn phá trên triền núi, chúng tôi tận mắt chứng kiến nhiều cây gỗ đường kính trên dưới 60cm bị đốn ngã thẳng tay bằng cưa lốc, chỉ còn lại phần gốc trơ trọi còn rớm nhựa. Tại hiện trường chỉ còn một vài cây nằm ngổn ngang chưa kịp tẩu tán do bị phát hiện.
Ông Trần Ngọc Tiên, Trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng Hòn Đen thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh (Phú Yên) bức xúc: "Lâm tặc không chỉ đốn hạ những cây ven đường, mà cả những cây cách nằm xa trong rừng". Trong khi đó, báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện M'ĐRắk (Đắk Lắk) lại cho rằng, lâm tặc cho xe máy đào, mở đường nhưng chưa triệt hạ nghiêm trọng cây rừng, mà chỉ làm ngã những cây đường kính dưới 30cm.
Nhiều cây gỗ đường kính lớn bị cưa sát gốc không thương tiếc
Chỉ khi đoàn công tác của hai tỉnh kiểm tra thực tế vào ngày 31-7 xác định, nhiều cây gỗ có đường kính từ 20-60cm (khoảng 15m3) thuộc khu vực rừng giáp ranh đã bị cắt hạ do lâm tặc mở đường tàn phá, thì sự việc mới được sáng tỏ. Lúc này, ông Lê Văn Ba, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện M'ĐRắk (Đắk Lắk) mới thừa nhận: "Đây chỉ là con số báo cáo ban đầu. Trên thực tế, nhiều cây bị chặt hạ có đường kính gần 60cm".
Tại buổi làm việc hôm 31-7 vừa qua, ông Trần Duy Tấn, Hạt trưởng Hạt kiểm huyện Sông Hinh (Phú Yên) khẳng định: "Lâm tặc dùng xe cơ giới mở đường qui mô lớn là để vào sâu trong rừng phòng hộ khai thác gỗ". Ông Tấn nhận định, khu vực này còn nhiều gỗ quí đường kính lớn nên lâm tặc mới bỏ ra khoản tiền lớn để mở đường vào khai thác, nhưng do bị phát hiện sớm nên chúng chưa thực hiện được ý đồ. Vì vậy, rất có thể sau khi lực lượng chức năng rút lui mà không có biện pháp bảo vệ hiệu quả, chắc chắn chúng sẽ quay trở lại tiếp tục phá rừng".
Đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau
Ông Lê Văn Ba, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm H.M'ĐRắk cho rằng, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sông Hinh thiếu kiên quyết trong việc bắt quả tang, giữ phương tiện phạm pháp. Theo ông Ba, nếu Ban quản lý phòng hộ huyện Sông Hinh lập biên bản tạm giữ máy đào ngay tại hiện trường thuộc lâm phần quản lý, rồi chuyển hồ sơ lên các đơn vị chức năng liên quan thì vụ việc đã xử lý xong. "Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sông Hinh xử lý thiếu kiên quyết bước đầu. Nếu đã lập biên bản, bàn giao lại cho Hạt kiểm lâm huyện M'ĐRắk toàn bộ tang vật, chứng cứ thì vụ việc đã được xử lý", ông Ba nói.
Trong khi đó, ông Võ Trọng Bình, Phó Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh phân trần: "Do lâm tặc quá hung hãn, có thể uy hiếm tính mạng anh em nên mới đề nghị phía kiểm lâm huyện M'ĐRắk phối hợp tạm giữ. Nếu Hạt kiểm lâm huyện M'ĐRắk tăng cường đủ lực lượng hỗ trợ, cùng với phía Sông Hinh thì đã giữ được xe máy tại hiện trường".
Vấn đề này, ông Lê Văn Ba, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện M'ĐRắk phân bua: "Đến chiều 24-7, chúng tôi mới nhận được sự chỉ đạo từ Sở NN-PTNT tỉnh Đắc Lắc. Mặc dù vậy, cũng đã cử ông Hồ Văn Lành, kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã CưPrao đến hiện trường. Trong ngày 25-7, tiếp tục cử thêm ba cán bộ kiểm lâm tham gia hỗ trợ. Do lực lượng mỏng, địa bàn lại dàn trải nên phải có đủ thời gian mới có thể điều động thêm được". Tuy nhiên, ông Ba cũng thừa nhận, có thiếu sót trong tuần tra kiểm soát nên chưa phát hiện kịp thời. "Lâm tặc mở đường vào phá rừng đã hơn 20 ngày mới được phát hiện", ông Ba nói. Còn ông Lê Văn Bé, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Phú Yên thì cho rằng: "Nếu Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sông Hinh không phát hiện kịp thời thì vụ việc còn diễn biến phức tạp, rừng sẽ bị tàn phá nghiêm trọng hơn".
"Đá quả bóng ra đường biên"
Điều đáng nói là tại buổi làm việc ngày 31-7, Chi cục kiểm lâm hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên không đả động gì đến việc làm rõ trách nhiệm thuộc về ai trong vụ việc này. Ông Lê Văn Ba, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện M'ĐRắk cho rằng, lâm phần bị phá đã giao lại cho xã CưPrao quản lý. "Diện tích rừng thì rộng, nhưng chỉ có một cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn nên không thể quản lý, kiểm soát hết", ông Ba phân trần. Đồng quan điểm, ông Trần Duy Tấn, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Sông Hinh nói: "Lâm tặc mở đường phá rừng trong thời gian dài, vì thế chính quyền xã không thể không biết xe của ai, ở đâu vào khai thác. Trách nhiệm này thuộc về chính quyền xã CưPrao, do vậy cần xử lý trách nhiệm cán bộ kiểm lâm xã.
"Rất may" là cuối cùng kiểm lâm hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk cũng đã đi đến thống nhất, phối hợp tổ chốt chặn ngay tại cửa rừng, đồng thời thường xuyên tuần tra vùng rừng giáp ranh, nhất là tại khu vực lâm tặc đã mở đường phá rừng để kịp thời ngăn chặn.
Khi được hỏi về việc kiểm lâm có "làm ngơ"?, ông Huỳnh Văn Tiếu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk nói, chưa thể trả lời được và ông cũng không phải là người phát ngôn với báo chí.
Theo ANTD
Đốt rẫy làm cháy hơn 6 ha rừng thông Ngày 19-7, Thượng tá Phạm Hữu Tân - Trưởng Công an huyện Quảng Trạch cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã điều tra, làm rõ được đối tượng gây ra vụ cháy rừng thông thuộc rừng phòng hộ Cửa Nương, thuộc địa phận thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú làm thiệt hại gần 6,17 ha rừng thông do...