Phá rừng nuôi bò, đốn rừng làm sân golf và hành xử bất chấp
Chưa dứt xong vụ phá rừng để nuôi bò, thì trong những hôm này, Phú Yên lại phá rừng phòng hộ để làm sân golf.
Thông tin cực sốc là lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã chặt hạ hơn 1.000 hecta rừng để phục vụ cho 20 dự án đang được đầu tư tại tỉnh này. Trong đó, có những khu rừng mà lãnh đạo tỉnh này cho phép chặt hạ để giao mặt bằng cho nhà đầu tư, bất chấp chỉ đạo đóng cửa rừng của Thủ tướng Chính phủ.
Vài tuần trước, Phú Yên khiến dư luận như lên đồng vì chặt hạ mấy trăm hecta rừng tái sinh để giao đất cho một doanh nghiệp bò sữa. Vụ việc nóng đến độ các nguyên lãnh đạo tỉnh đã vào tận địa điểm đang cưa xẻ để thị sát rồi gọi điện thoại cho lãnh đạo tỉnh đương nhiệm để… mắng vốn. Mà cụm rừng bị tàn phá này, nằm trong phạm vi đóng cửa rừng vĩnh viễn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Không chỉ dừng lại ở tư duy hết sức kỳ lạ này, lãnh đạo tỉnh Phú Yên còn ngụy biện khi cho rằng không phải chặt gỗ rừng mà chỉ phát quang lau sậy để bàn giao mặt bằng. Mãi cho đến khi giới truyền thông trưng ra những clip ghi lại cảnh cây rừng đua nhau ngã xuống dưới lưỡi cưa máy thì họ mới bắt đầu nhùng nhằng có nên triển khai tiếp dự án hay không?
Thậm chí phải đến lúc Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu lãnh đạo tỉnh này có giải trình, báo cáo về vụ việc. Thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào cuộc thì dự án mới tạm dừng lại để chờ kết luận cuối cùng.
Chưa dứt xong vụ phá rừng để nuôi bò, thì trong những hôm này, Phú Yên lại nóng chuyện phá rừng phòng hộ để làm sân golf.
Khu vực rừng phòng hộ ven biển xã An Phú, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) bị phá để làm sân golf, khu du lịch cao cấp. Dự án được cho là để kịp phục vụ cho cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN, diễn ra tại Phú Yên vào tháng 7.2017. Ảnh: Hùng Phiên
Cũng như lần phá rừng trước, cách lý giải của lãnh đạo tỉnh vô cùng hồn nhiên và ngây thơ. Ông Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này thì cho rằng: “Năm nay, cuộc thi hoa hậu hữu nghị ASEAN tổ chức tại Phú Yên nên lãnh đạo tỉnh chủ trương đẩy nhanh dự án để quảng bá các điểm du lịch. Do tính chất cấp bách, tính cần thiết nên tỉnh cho doanh nghiệp vừa thi công vừa làm các thủ tục. Nếu căn cứ đúng quy định, làm từng bước thì lâu lắm. Nếu đợi các thủ tục hoàn tất thì có khi mất cả một hai năm chứ đâu ít. Trong khi tháng 6 đã thi hoa hậu rồi nên tỉnh có cơ chế để tạo điều kiện cho nhà đầu tư”.
Còn ông nguyên là lãnh đạo của một Sở thuộc tỉnh này (nay đã về hưu đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Phú Yên) còn tỉnh queo: “Theo tôi, việc bỏ rừng phòng hộ ngay xã An Phú, TP.Tuy Hòa để làm các dự án không ảnh hưởng gì tới chức năng phòng hộ, bởi vì người ta sẽ trồng lại. Chắc chắn cũng sẽ phải trồng lại hết. Vì thực chất ra mình có một khu nghỉ hay có một tòa nhà thì nó là những điểm nhấn trong cái rừng đó thôi.
Cho nên vẫn là cái rừng đó, vẫn là cái nền đó, nên không sợ. Tôi rất là an tâm cái chuyện này, bởi vì bản thân chủ đầu tư họ có tiền, họ có kiến thức, họ có tâm huyết, họ làm đẹp cho đời, họ giữ thương hiệu của họ.Tôi làm lâm nghiệp mấy chục năm. Mất rừng là gì? Mất rừng là do mình làm than, làm nương rẫy mới mất rừng. Cái người đi chặt gỗ thì họ lựa cái cây đẹp mà chặt, lựa cây giá trị họ chặt, trăm cây như thế họ lựa một cây họ chặt. Cho nên nếu khai thác gỗ thì chất lượng rừng nó chỉ lên xuống chút ít thôi, còn hệ sinh thái rừng hầu như không khác mấy.
Video đang HOT
Rừng phòng hộ ven biển Tuy Hòa nếu người ta có làm thì đó là giải pháp tạm thời. 1-2 năm người ta cũng phải trồng lại cho nó đẹp, đó là điều chắc chắn”, (trích nguyên văn).
Viết điều này bỏ quá cho, chứ tư duy mà như thế này thì chắc chắn không có quá nhiều hy vọng về giấc mơ phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân đang cư ngụ tại tỉnh ấy.
Điều nguy hại nhất trong câu chuyện phá rừng làm kinh tế của lãnh đạo tỉnh Phú Yên chính là lãnh đạo tỉnh đã đặt môi trường sống, môi trường sinh thái của nhân dân toàn tỉnh bên ngoài những đàm phán của riêng họ và doanh nghiệp xin đầu tư.
Phú Yên cho đốn hạ cây rừng ở 2 tiểu khu 310 và 311 thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh để giao đất cho nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Chăn nuôi Thảo Nguyên triển khai dự án Chăn bò thịt chất lượng cao. Ảnh: Người Lao động
Họ tin rằng những mảnh rừng hiếm hoi còn sót lại chính là tài sản của riêng họ, để khi nhà đầu tư tham lam xin phép, họ nhanh chóng đồng ý và cho triển khai bất chấp những hệ lụy thế nào…
Rõ ràng, sự phát triển về kinh tế xã hội là chưa thấy, nhưng nguy cơ về sự mất ổn định cân bằng sinh thái là điều đã hiện hữu.
Với cách hành xử tùy tiện, bất chấp luật định, bất chấp chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bất chấp sự phẫn nộ của công luận… Việc lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên liên tục cho tàn phá rừng tái sinh, rừng phòng hộ cho thấy thái độ tùy tiện, tư duy ngắn hạn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh này.
Cần phải nhấn mạnh rằng, rừng không phải là tài sản riêng của lãnh đạo tỉnh này để muốn làm sao thì làm, muốn tàn phá ra sao thì phá.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất rõ: “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng người dân”. Thế nhưng, ở Phú Yên đang xảy ra điều ngược lại.
Trong bối cảnh này, nhân dân phải tin vào lời của Thủ tướng Chính phủ bằng cách nào khi chứng kiến những gì mà lãnh đạo tỉnh Phú Yên đang thực hiện?.
Theo Danviet
Chồng mang hết tiền nuôi bồ để mặc vợ con ngủ ngoài đường và cái kết 3 năm sau
Liên không biết đi đâu, trời rét căm căm. Cô đã quỳ xuống cầu xin chồng nghĩ lại nhưng Văn đã quyết, anh bảo anh sẽ đón bồ về ở, một xu cũng không thể cho mẹ con Liên được.
ảnh minh họa
Ngày Liên lấy chồng, ai cũng mừng cho cô vì Liên lấy được người chồng tử tế, có công việc đàng hoàng, nhà cửa ổn định. Liên xuất thân nghèo khó, chỉ lao động chân tay nên khi có được tấm chồng như Văn thì cô cũng thấy hãnh diện lắm. Sau khi cưới, Liên xin làm phục vụ ở một nhà hàng gần nhà, nhưng đến khi cô có bầu, sinh con thì quyết định nghỉ. Mọi chi tiêu trong nhà đều do Văn đảm nhận.
Tiền bạc Văn nắm hết, anh chỉ thỉnh thoảng đưa cho vợ một ít để mua sữa, mua tã cho con. Ban đầu Văn còn thấy việc chu cấp cho vợ con là niềm vui nhưng khi đứa con thứ 2 ra đời thì Văn cảm thấy bị quá sức. Anh bắt đầu chán vợ, chán con, Văn cắt luôn khoản trợ cấp hàng tháng cho vợ con khiến Liên không biết xoay sở bằng cách nào. Ngoài tiền ăn 3 triệu một tháng, Liên không có thêm đồng tiền nào để tiêu nên khi con được 2 tuổi, cô phải đi làm trở lại.
Những tưởng như thế là ổn, ai ngờ Văn cặp bồ. Bao nhiêu tiền của anh đều cho bồ giữ hết. Không những thế, anh còn nghe lời bồ về đuổi mẹ con Liên ra khỏi nhà. Hôm đó, một tay Liên bế đứa bé, tay còn lại dắt đứa lớn bước ra khỏi nhà. Cô chỉ có trong tay 500 ngàn đồng, một làn đựng tã lót cho con, chồng cô vứt thêm cho cái áo mưa và một cái chăn mỏng. Liên không biết đi đâu, trời rét căm căm. Cô đã quỳ xuống cầu xin chồng nghĩ lại nhưng Văn đã quyết, anh bảo anh sẽ đón bồ về ở, một xu cũng không thể cho mẹ con Liên được, thế nên Liên đành ôm con ra đi.
(Ảnh minh họa)
Không quen ai, không tiền bạc, Liên bèn lót áo mưa trước một cái mái hiên trên phố rồi cho con nằm vào đó. Hai đứa trẻ lạnh tái tê, khóc ngằn ngặt không chịu ngủ. Chủ nhà nghe tiếng trẻ con khóc chạy ra đuổi 3 mẹ con đi, Liên lại thất thểu bế con, xách làn đi ra gầm cầu ngủ. Từng cơn gió lạnh đầu đông cứ thổi qua cắt da cắt thịt khiến hai đứa bé khóc thảm thiết. Liên cũng khóc theo con. Cô không nghĩ rằng chồng cô lại nhẫn tâm đến mức đẩy hai đứa con ruột của mình ra đường để đón bồ về nhà ở. Nuốt nước mắt, Liên cố dỗ con ngủ. Cô nằm cuộn tròn, ôm hai con vào lòng, cố lấy hơi ấm của mình để ủ ấm cho con.
Thế là cuộc sống của 3 mẹ con Liên từ đó cứ vật vạ từ vỉa hè này đến vỉa hè khác. Cho đến một hôm con bị ốm, cô không có tiền nhưng vì sợ con có mệnh hệ gì thì mình sẽ ân hận suốt đời nên Liên đánh liều đưa con vào cấp cứu ở bệnh viện. Không ngờ bác sỹ trực cấp cứu hôm đó là cậu bạn hàng xóm ngày xưa của Liên tên là Huy. Huy đã trả hết chi phí điều trị cho con của Liên. Sau khi nghe Liên bảo rằng đang ở ngoài đường, Huy cũng bảo mấy mẹ con về nhà mình ở.
Lúc đó, Liên mới biết rằng Huy cũng đã từng có vợ con nhưng vợ con anh lại qua đời trong một vụ tai nạn cách đây 5 năm. Liên thấy thế bảo với Huy rằng nếu như anh cho cô ở nhờ thì cô sẽ làm ô sin cho anh, lo cơm nước cho anh hằng ngày và Huy đồng ý.
Thế rồi họ phải lòng nhau khi nào không hay. Huy muốn cưới Liên và nhận hai đứa con của cô làm con. Hạnh phúc đến với Liên quá bất ngờ, cô vẫn không thể nào tin nổi. Nhưng Huy nói là làm, anh cho con của Liên đi học, xin việc cho cô làm rồi đăng ký kết hôn với cô đàng hoàng. Trong từng ấy năm, đây la lần đầu tiên Liên cảm thấy được hạnh phúc thực sự.
Bẵng đi 3 năm sau, hôm đó cũng là một ngày mùa đông, trời rét cắt da cắt thịt và Liên đi làm về muộn, cô đi qua mấy khu phố cũ lúc mấy mẹ con đang ngủ ở đó, lòng cứ cảm thấy bồi hồi đến lạ. Đang đi thì nghe tiếng người đàn ông run run:
- Chị gì ơi, cho tôi chút tiền mua áo đi, tôi rét quá là rét.
Liên nghe giọng nói quen quen, quay lại thì nhận ra đó là Văn - chồng cũ của mình. Liên lắp bắp hỏi:
- Sao anh lại ở đây? Sao lại tiều tụy thế kia? Nhà đâu mà anh ở đây?
Văn nhận ra vợ cũ, anh ta lùi lại rồi lí nhí:
- Cô bồ anh cướp hết nhà rồi. Cô ta còn làm cho anh thân bại danh liệt rồi đẩy anh ra đường. Anh thật có lỗi với mẹ con em. Quay về với anh đi Liên.
- Hừ, đáng ra anh phải nhận quả báo sớm hơn. Anh có biết mẹ con tôi đã phải ngủ đường rồi con anh bị viêm phổi thế nào không?
- Anh biết anh sai rồi, em quay lại với anh rồi cho anh sữa chữa lỗi lầm đi em.
- Xin lỗi anh nhưng tôi có gia đình mới rồi. Con anh cũng được người khác nuôi rồi. Đây, tôi cho anh 200 ngàn, đi mua chăn mà đắp. Đàn ông có tay chân, khỏe mạnh thì đứng lên mà làm việc. Chào anh, tôi phải về với chồng con của tôi.
Nói rồi Liên lái xe đi. Văn tuyệt vọng nhìn theo dáng vợ cũ. Chính anh đã đuổi vợ con ra đường và giờ đây, anh đang phải nếm trải những cảm giác ấy. Văn hối hận vô cùng nhưng bây giờ mọi thứ đã quá muộn màng mất rồi.
Theo blogtamsu
Áp dụng công nghệ nâng chất đàn bò thịt, bò sữa Nhìn lại chặng đường 5 năm tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng giống, chăn nuôi bò thịt, bò sữa tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng thành phố đã có những bước phát triển nổi bật trong chăn nuôi, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Từ năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, HĐND,...