Phá rối an ninh, nhóm “Hiến pháp” lãnh hơn 40 năm tù
Tổ chức tập hợp, họp bàn kế hoạch, phân công nhiệm vụ, kêu gọi tài trợ để thực hiện kế hoạch biểu tình gây rối mang tính chất bạo động tại trung tâm TP Hồ Chí Minh, 8 đối tượng trong nhóm “Hiến pháp” phải ra tòa lãnh án về tội “ phá rối an ninh”.
Chiều 31/7, TAND TP Hồ Chí Minh đã kết thúc phiên xét xử vụ án phá rối an ninh đối với 8 bị cáo. HĐXX đã tuyên phạt, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (SN 1976, ngụ huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) 8 năm tù, Hoàng Thị Thu Vang (SN 1966, ngụ quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) 7 năm tù về tội “Phá rối an ninh”. Cùng tội danh, ba bị cáo Đỗ Thế Hóa, Ngô Văn Dũng, Lê Quý Lộc bị HĐXX tuyên phạt 5 năm tù. Hồ Đình Cương lãnh 4 năm 6 tháng tù, Trần Thanh Phương 3 năm 6 tháng tù, Đoàn Thi Hồng lãnh 2 năm 6 tháng tù.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 31/7
HĐXX cho rằng hành vi các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn trật tự xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia nên cần phải xử lý nghiêm để giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.
Đây là vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Theo cáo trạng, các đối tượng trên là những người thường xuyên tiếp xúc với các trang mạng xã hội có nội dung xấu, từ đó nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền rồi tham gia nhóm kín “Hiến Pháp” phổ biến sai lệch nội dung các quyền được quy định trong Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Các đối tượng này tham gia livestream, xem các video clip kêu gọi xuống đường biểu tình lật đổ chế độ Cộng sản Việt Nam của các đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài. Được hứa hẹn tài trợ kinh phí, vật chất các đối tượng trên tích cực hưởng ứng, chia sẻ các video clip trên trang facebook cá nhân với mục đích kêu gọi, kích động, lôi kéo người tham gia biểu tình.
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và Hoàng Thị Thu Vang được xác định là những người giữ vai trò chủ mưu, tổ chức tập hợp, họp bàn kế hoạch, phân công nhiệm vụ, kêu gọi tài trợ để thực hiện kế hoạch.
Bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, được cho là 1 trong 2 đối tượng chủ mưu trong vụ phá rối an ninh
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, vào năm 2018, các bị cáo đã tổ chức họp bàn để lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, kêu gọi tài trợ, chuẩn bị hung khí, công cụ hỗ trợ để tổ chức một cuộc biểu tình mang tính chất bạo động, gây bạo loạn tại khu vực trung tâm quận 1, TP Hồ Chí Minh, với mục đích gây mất trật tự xã hội, an ninh chính trị, tạo “tiếng vang” để thu hút sự quan tâm của nước ngoài… nhằm chống phá chính quyền Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, cuộc bạo động này chưa diễn ra thì được cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn.
Sau khi bị phát hiện, bắt giữ, Dũng và Phương có thái độ khai báo nhỏ giọt và liên tục thay đổi lời khai, gây khó khăn cho quá trình điều tra. Riêng Lê Quý Lộc lúc đầu thừa nhận hành vi của mình, nhưng sau đó thì thay đổi thái độ, tỏ ra ngoan cố không khai nhận tội, thể hiện ý thức chống đối quyết liệt.
Tuy nhiên khi được nói lời cuối cùng, nhiều bị cáo tỏ ra ăn năn vì biết hành vi của mình là sai và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm về chăm sóc con cái và hứa không bao giờ tái phạm.
Vì sao anh trai ông chủ Nhật Cường Mobile bị bắt?
Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam Bùi Quốc Việt - anh trai bị can Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) về tội Buôn lậu.
Ngày 10/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nhà đối với 2 bị can do liên quan đến vụ án Nhật Cường Mobile.
Hai bị can bị khởi tố gồm: Bùi Quốc Việt (SN 1970, nhân viên Công ty Nhật Cường; là anh trai Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường), Võ Việt Hùng (SN 1976, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh.
Trong đó, Bùi Quốc Việt bị khởi tố về tội Buôn lậu, quy định tại Khoản 4, Điều 188, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Võ Việt Hùng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Cùng ngày, VKSND tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh đối với các bị can theo đúng quy định của pháp luật.
Bị can Bùi Quốc Việt là anh trai của Bùi Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường
Trong diễn biến liên quan, khoảng 15h hôm nay, công an, đại diện VKS xuất hiện tại trụ sở Công ty Đông Kinh tại khu đô thị Thành phố Giao lưu, quận Bắc Từ Liêm. Sau một giờ làm việc, hai cảnh sát cầm cặp tài liệu rời đi. Bên trong trụ sở, nhiều nhân viên đi lại làm việc.
Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra mở rộng vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật, Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software), Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Bộ Công an cho biết, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung điều tra, củng cố chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị can, phục vụ kết luận điều tra, truy tố, xét xử vụ án.
Trước đó, tại buổi họp báo thông tin về tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 vào chiều 25/6, trả lời báo chí về diễn biến vụ Nhật Cường Mobile, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang dùng mọi biện pháp truy bắt bị can Bùi Quang Huy đề xử lý theo pháp luật.
Đồng thời, cơ quan công an vẫn tiếp tục kêu gọi Bùi Quang Huy ra đầu thú để được hưởng khoan hồng.
Theo lãnh đạo Bộ Công an, hiện Cơ quan CSĐT vẫn đang thu thập các tài liệu để xử lý.
Video: Interpol truy nã đỏ ông chủ Nhật Cường Mobile
Xác định thời gian xử 29 bị can vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Tâm Theo dự kiến, trong tháng 8-2020, TAND TP Hà Nội sẽ xét xử vụ án giết người và chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội). Sáng 6-7, tại trụ sở HĐND - UBND TP Hà Nội, đã khai mạc kỳ họp thứ 15, HĐND TP Hà Nội khóa XV với sự tham dự của các đại biểu...