Phá nhiều lò rượu dỏm
Đội QLTT 3A vừa kiểm tra Công ty TNHH rượu B.M (xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn, TP.HCM) tạm giữ gần 10.000 chai rượu, phần lớn là rượu thuốc (trị giá gần 200 triệu đồng) do không có giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu.
Lô rượu sản xuất không phép này gồm rượu chuối hột Bạch Mã, rượu đế Bạch Mã, rượu hương whisky X.Q hiệu Angels, rượu hương rhum hiệu Mekong Royal… Kiểm tra Công ty TNHH XNK – văn hóa Sê Mi (Q.Tân Bình), Đội 3A cũng thu giữ 720 chai rượu hiệu Chamisul Fresh, Makgeolli không hóa đơn, chứng từ. Đội QLTT Bình Thạnh phát hiện ở một doanh nghiệp hơn 2.000 chai rượu thuốc tắc kè, hải mã, sâm nhung lộc tinh sản xuất chui.
Trước đó, lực lượng Cảnh sát kinh tế (CSKT) TP.HCM bắt quả tang Nguyễn Đức Thông sản xuất rượu giả tại địa chỉ 46 Phan Châu Trinh, P.Tân Thành, Q.Tân Phú. Tang vật thu giữ gồm 124 chai rượu ngoại giả, 82 vỏ hộp, 48 vỏ chai, nhiều tem, nắp chai, tem nhập khẩu giả, dụng cụ sản xuất. Một cán bộ CSKT cho biết lô rượu giả được đối tượng dán tem nhập khẩu giả. Bước đầu, Thông khai mua các loại rượu rẻ tiền về pha chế với phụ gia (phẩm màu), đường rồi đóng chai, bỏ mối cho các tiệm rượu.
Lời khai của nhiều đối tượng sản xuất rượu “dỏm” khác cho thấy công thức sản xuất chung đều là sử dụng nguyên liệu rượu đế rẻ tiền có thành phần chính là cồn công nghiệp cộng với màu công nghiệp. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ ngộ độc rượu thời gian qua.
Tang vật rượu giả đóng trong thùng giấy bị thu giữ – Ảnh: Nguyễn Phúc
Video đang HOT
* Liên quan đến vụ phá một cơ sở làm giả rượu ngoại lớn tại P.1, TP.Đông Hà, Quảng Trị (Báo Thanh Niên đã đưa tin), Công an TP.Đông Hà đã bắt khẩn cấp bà Châu Thị Phượng (SN 1971, chủ cơ sở) về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả”. Tại hiện trường, công an thu giữ 300 chai rượu ngoại đã được đóng chai, dán tem chờ xuất xưởng; 300 vỏ chai rượu ngoại; các loại tem chống hàng giả; nhiều công cụ phục vụ cho việc làm rượu giả như mũi khoan, phễu, nút chai… cùng 4 can nhựa đựng chất lỏng màu vàng, có mùi cồn (đang được giám định).
Ngày 12.1, thượng tá Nguyễn Huỳnh Đường, Phó trưởng Công an TP.Đông Hà, cho biết: “Cơ sở này không làm rượu giả hoàn toàn mà pha chế các loại rượu có đời thấp, giá thấp với dung dịch chất lỏng nói trên rồi đóng thành loại rượu có đời cao hơn để ăn chênh lệch rất khủng khiếp. Tôi ví dụ, cơ sở này lấy một chai rượu Chivas 12 năm 700 ml (giá thị trường chừng 430.000 đồng) pha chế rồi đóng trong lớp vỏ chai rượu Chivas 25 năm 700 ml (giá gần 6 triệu đồng/chai) hoặc Chivas 38 năm 700 ml (giá trên 12 triệu đồng/chai)”. Các nhãn rượu khác như Macallan, Ballantine”s… cũng được “lên đời” với công nghệ trên.
Theo Thanh Niên
'Công nghệ' sản xuất kem dưỡng da thủ công
Bất ngờ kiểm tra một căn nhà 2 tầng nằm trong khu dân cư, cơ quan chức năng phát hiện đây chính là lòcho ra đời nhiều loại kem dưỡng, làm trắng da, trị mụn được sản xuất hoàn toàn thủ công.
Chiều 3/1, bà Lý Thu Cúc, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5 (QLTT) thuộc Chi Cục QLTT Bình Dương cho biết đã tiến hành niêm phong khối lượng sản phẩm, nguyên liệu và dây chuyền của cơ sở sản xuất mỹ phẩm "sai địa chỉ".
Kem chờ đóng gói được chứa trong các thùng nhựa. Ảnh: Hoàng Lê.
Trước đó, tối 2/1, cơ quan chức năng bất ngờ ập vào căn hộ của bà Thạch Bảo Tuyền (ở khu phố I, phường Bình An, thị xã Dĩ An), phát hiện hành vi sản xuất trái phép một số sản phẩm đăng ký của Công ty TNHH một thành viên sản xuất thương mại Mai Khang. Ngoài việc sản xuất không đúng địa chỉ, tại đây còn phát hiện các sản phẩm sản xuất nghi nhãn hàng hóa sai quy định, sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu nước ngoài không nằm trong danh mục đăng ký sản xuất.
Các loại kem dưỡng da chờ đóng gói đều được chứa trong những chiếc thùng nhựa, hộp nhựa. Bước đầu cho thấy "quy trình" sản xuất các loại kem dưỡng da tại đây hoàn toàn thủ công. Nguyên phụ liệu, bao bì đều được mua tại chợ Kim Biên (TP HCM) sau đó được tập kết về "lò". Tại đây, kem được bỏ vào những chiếc thau nhôm để trộn, sau đó được cất giữ trong thùng nhựa chờ vô hộp, đóng bao bì và xuất xưởng. Giá cả ghi trên bao bì có giá bán trên dưới 100.000 đồng, thậm chí có sản phẩm "cao cấp" có giá "niêm yết" hơn 300.000 đồng.
Những hộp kem thành phẩm bên cạnh hộp kem chưa sang chiết. Ảnh: Hoàng Lê.
Kiểm tra tại một căn nhà gần đó, cảnh sát còn phát hiện nhiều sản phẩm ghi nhãn nước ngoài nằm ngoài danh mục sản xuất của công ty. Riêng tại 3 phòng trọ gần đó được thuê làm kho, cảnh sát phát hiện bên trong nhiều kem dưỡng da, trị mụn... thành phẩm được chất đóng trên kệ và những thùng carton cũ nát.
Trao đổi với VnExpress.net bà Lý Thu Cúc cho biết, trước mắt sẽ tạm giữ toàn bộ sản phẩm cũng nhưng phương tiện sản xuất mỹ phẩm trái phép tại địa chỉ nêu trên.
"Chúng tôi sẽ gửi các mẫu kem thu được đi phân tích để có biện pháp xử lý tiếp theo. Đây là vụ sản xuất mỹ phẩm trái phép với quy mô lớn lần đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh", đội trưởng Cúc cho nói.
Theo VNExpress
Số người chết vì rượu độc ở Ấn Độ lên 143 Ít nhất 143 người tử vong và hàng chục người vẫn đang điều trị trong các bệnh viện do ngộ độc rượu tại bang Tây Bengal của Ấn Độ. Tử thi của một nạn nhân được người thân khiêng vào nhà xác trong bệnh viện Diamond Harbour ở bang Tây Bengal, Ấn Độ hôm 15/12. Ảnh: AFP. Người dân tại 12 làng trong...