Phá “ma trận” vườn lan đột biến giả, lừa đảo tiền tỷ
Để tạo lòng tin với khách hàng mua “ lan đột biến”, nhóm đối tượng đã lập tài khoản mạng xã hội, phân công người đóng giả chủ vườn lan uy tín… để lừa bán cho nhiều người.
Thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Liêm vừa triệt phá nhóm đối tượng lừa đảo bán “lan đột biến” giả ở nhiều tỉnh thành khác nhau.
Cụ thể, ngày 4/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Thanh Liêm nhận được đơn trình báo của 2 bị hại trú tại Hà Nội và Bắc Ninh về việc bị một số đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng bằng việc bán “lan đột biến” giả tại vườn lan “Anh em” có địa chỉ tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm.
Nhận tin trình báo và xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Thanh Liêm đã báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh, đồng thời xác lập chuyên án đấu tranh.
Video đang HOT
Đại tá Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp chỉ đạo Công an huyện Thanh Liêm điều tra khám phá án (ảnh: Công an Hà Nam).
Dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam, Công an huyện Thanh Liêm đã triển khai cùng lúc nhiều tổ công tác lên đường đến địa bàn các huyện, quận thuộc tỉnh Hòa Bình và Hà Nội để xác minh, truy tìm thủ phạm.
Quá trình điều tra, Cơ quan Công an đã gặp rất nhiều khó khăn bởi các đối tượng không có địa chỉ rõ ràng; quá trình giao dịch các đối tượng dùng tên giả, địa chỉ giả để giao dịch… Nhưng bằng các biện pháp nghiệp vụ cùng nhiều nỗ lực, cố gắng, Công an huyện Thanh Liêm đã đấu tranh, làm rõ các đối tượng gồm: Bùi Văn Trọng (SN 1998), Bùi Văn Cường (SN 1998), cùng trú tại xã Đoàn Kết; Trần Quang Huy (SN 2001), Vũ Văn Hùng (SN 2001, trú tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy) đã lừa bán 3 giò lan Hồng Minh Châu và Hồng Yên Thủy không đúng chủng loại cho các bị hại.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 12/2020 đến nay, các đối tượng đã thực hiện trót lọt 11 vụ lừa đảo bán “lan đột biến” khác, chiếm đoạt tài sản của nhiều người tại địa bàn các tỉnh khác nhau với số tiền lên 3,5 tỷ đồng.
Các đối tượng lừa bán “lan đột biến” giả và tang vật vụ án (ảnh: công an Hà Nam).
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, để có tiền tiêu xài đã nảy sinh ý định làm 1 giàn lan gồm các dòng lan phi điệp loại thường, không phải “lan đột biến” tại thôn Đoan Vĩ 2, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, rồi đăng các bài viết, quảng cáo bán lan đột biến trên mạng xã hội Facebook để chiếm đoạt tiền của khách có nhu cầu. Các đối tượng liên tục đăng các bài quảng cáo bán “lan đột biến” trên trang cá nhân và các hội, nhóm lan đột biến, chờ khi có khách sẽ dẫn đến vườn lan và bán lan tại vườn.
Để tạo lòng tin cho khách hàng, 1 đối tượng trong nhóm sẽ đóng giả là chủ vườn lan “Tuân Trần”… quay video, chụp ảnh trước, khi khách đến thì sẽ gọi điện và xác nhận đó là “lan đột biến” thật do vườn lan “Tuân Trần” bán ra. Để tránh sự phát hiện của công an, nhóm đối tượng này liên tục thay đổi địa điểm thuê làm vườn lan.
Thêm 6 người tố bị lừa 4 tỷ đồng khi mua lan đột biến qua mạng
Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội) tiếp nhận 6 đơn trình báo cho rằng bị lừa tổng cộng 4 tỷ đồng khi mua lan đột biến qua Zalo, Facebook.
Ngày 19/4, đại diện Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết đang điều tra, xác minh 6 đơn trình báo về việc bị lừa đảo khi mua hoa lan đột biến.
Những người này tường trình bị lừa tổng cộng 4 tỷ đồng. Người bỏ tiền ít nhất là 85 triệu, nhiều nhất là gần 2,3 tỷ đồng. Các bị hại đều khai báo họ chỉ giao dịch thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo.
Ảnh minh họa.
"Họ quay clip, chụp ảnh cây lan đột biến gửi cho nhau xem rồi chốt giá... Khi phát hiện dấu hiệu bị lừa đảo, họ không thể nắm rõ nhân thân, lai lịch người đã thực hiện giao dịch mua bán lan với mình" , đại diện công an huyện Hoài Đức nói.
Quá trình xác minh đến nay, cơ quan điều tra Công an huyện Hoài Đức nắm được nhiều người liên quan đến đơn tố giác. Tuy nhiên, họ không có mặt tại địa phương nên chưa thể tiếp cận. Phần lớn bị hại làm đơn tố cáo khai, để có tiền mua lan, họ phải đi vay mượn hoặc quyên góp từ người thân, bạn bè. Trong khi đó, các "chủ vườn" thường thuê nhà dân để thực hiện giao dịch.
Dập cầu dao điện phòng trọ để ăn cắp tài sản Ngày 2/4, Công an huyện Thanh Liêm (Hà Nam) cho biết đã khởi tố các đối tượng Nguyễn Văn Đông; Nguyễn Văn Thi và Phạm Thanh Sơn về hành vi trộm cắp tài sản. Ngày 22/1, anh Trần Văn Thắng có trình báo về việc bị kẻ gian đột nhập vào khu nhà trọ ở thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh...