Phá hoại ngầm ở Crimea tín hiệu Ukraine triển khai đánh du kích?
Các cuộc tấn công phá hoại thành công vào căn cứ không quân Saki của Crimea là ‘câu trả lời’ âm thầm của Kiev cho chiến thuật ‘máy xay thịt’ của Nga
Ảnh chụp vệ tinh sân bay quân sự Saki trên bán đảo Crimea, với nhiều máy bay bị phá hủy sau vụ cháy nổ ngày 9/8/2022. Ảnh: NDTV
Theo tờ The Conversation, Tổng thống Vladimir Putin được cho là đã thay thế chỉ huy hạm đội Biển Đen của Nga chỉ ba ngày sau cuộc tấn công vào căn cứ không quân Saki ở Crimea, trong bối cảnh Ukraine đang chuyển hướng chiến lược sang giành lại các vùng lãnh thổ ở miền nam, và đặc biệt là Crimea.
Phi đội máy bay Nga được cho là đã rời vào các căn cứ sâu hơn bên trong bán đảo hoặc vào đại lục. Thủ phủ Crimea, Sevastopol – nơi đặt trụ sở chỉ huy hạm đội Biển Đen, đang trong tình trạng báo động cao. Ukraine đã đe dọa tấn công và phá hủy cây cầu nổi tiếng trên eo biển Kerch nối đại lục Nga với Crimea.
Chỉ trong vòng một tuần từ 9 đến 16/8 đã xảy ra hai cuộc tấn công lớn nhằm vào các mục tiêu quân sự ở Crimea, trong đó một vụ đã phá hủy kho chứa đạn dược và máy bay quân sự. Hơn 3.000 người phải sơ tán.
Mặc dù ban đầu Ukraine còn do dự trong việc thừa nhận các cuộc tấn công, nhưng sau đó ngày càng rõ, tác giả của chúng là các lực lượng đặc biệt Ukraine.
Vụ cháy nổ kho đạn ở Dzhankoi, Crimea ngày 16/8. Ảnh: Guardian
Crimea không còn an toàn
Bán đảo Crimea đã được Nga sáp nhập vào năm 2015 và trở thành căn cứ chiến lược của lực lượng Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine năm nay.
Mặc dù Ukraine trước đó đã vạch ra kế hoạch giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của mình nhưng một cuộc phản công vẫn có phần bất ngờ. Kiev có các phương tiện để phòng thủ hiệu quả, nhưng hiện đang thiếu quân số và trang thiết bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Ukraine Oleksii Reznikov ngày 17/8 công khai giải thích rằng các kế hoạch bao gồm tấn công các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ do Nga kiểm sát (đặc biệt là Crimea) nhằm làm suy yếu khả năng của các lực lượng Nga trong việc trấn giữ tiền tuyến.
Các cuộc tấn công kiểu phá hoại ở Crimea được cho là do lực lượng kháng cự Ukraine thực hiện, tấn công vào phi máy bay Nga và các kho chứa đạn dược. Ngoại trưởng Reznikov giải thích với tờ Washington Post: “Chúng tôi đang sử dụng một chiến lược để hủy hoại kho dự trữ của họ, phá hủy các kho chứa, phá hủy trụ sở, sở chỉ huy của họ… Đó là câu trả lời của chúng tôi cho chiến thuật xay thịt của họ”.
Các nhà chức trách Nga đã thừa nhận rằng bom, đạn được cất giữ tại căn cứ không quân Saki trên bờ biển phía tây Crimea nhìn ra Biển Đen đã phát nổ vào ngày 16/8/2022, nhưng không nhấn mạnh vào thiệt hại gây ra. Tuy nhiên, quan sát vệ tinh của các công ty độc lập cho thấy 8 máy bay phản lực quân sự của Nga tại căn cứ đã bị phá hủy.
Khói lửa bốc lên từ vụ cháy nổ tại căn cứ quân sự Saki, Crimea. Ảnh: The Conversation
Những cuộc tấn công này là quan trọng vì một số lý do. Trước hết, nó cho thấy cách Ukraine đã có thể triển khai lực lượng kháng cự và lực lượng đặc biệt bên trong Crimea và có thể là các vùng lãnh thổ khác để tiến hành các cuộc tấn công kiểu du kích vào lực lượng Nga. Chiến thuật này không thể bị đối phó bằng loại hình chiến tranh thông thường cường độ cao mà Nga đang sử dụng.
Ukraine không có tên lửa với tầm bắn có thể nhắm vào các căn cứ của Nga bên ngoài lãnh thổ do Ukraine kiểm soát, vì vậy đây là một chiến thuật mới. Nó có thể gây ra những hậu quả sâu rộng, vì Crimea giờ đây trở thành một vùng lãnh thổ không an toàn bị kéo vào cuộc chiến, đe dọa ưu thế của Nga ở miền đông Ukraine.
Truyền thông Nga tìm cách hạ thấp các cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea đồng thời lên án chúng. Tuy nhiên, thực chất giới lãnh đạo Nga đang nhìn nhận vấn đề nghiêm trọng hơn. Họ hiểu rằng an ninh của Crimea không còn được đảm bảo.
Rõ ràng, mục tiêu lớn hơn của Ukraine là đẩy Nga ra khỏi toàn bộ lãnh thổ mà họ tuyên bố, bao gồm cả Crimea. Vào ngày 19/3/2021, gần một năm trước khi chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã thông qua chiến lược giành lại Crimea và tái sáp nhập bán đảo với phần còn lại của đất nước. Nhưng vào thời điểm đó không có triển vọng về một chiến dịch quân sự để đạt được điều này.
Bản đồ khu vực Biển Đen, với bán đảo Crimea. Ảnh: The Conversation
Hiện nay khi Nga và Ukraine đang xảy ra xung đột, chính phủ Ukraine đưa ra quan điểm rằng phải đẩy hoàn toàn lực lượng Nga khỏi toàn bộ lãnh thổ của mình trước khi có thể kết thúc xung đột. Nhưng liệu mục tiêu này có thể đạt được hay không thì vẫn còn phải chờ xem.
Hiện tại, chưa rõ liệu Ukraine có thể tập hợp nguồn lực quân sự từ các đồng minh cho các hoạt động tấn công quy mô lớn có thể đẩy Nga ra khỏi khu vực Donbas và Crimea hay không.
Tầm quan trọng của Crimea
Quy chế của Crimea là một cốt lõi tranh chấp giữa Nga và Ukraine kể từ khi Liên Xô tan rã, nhưng nơi đây có một lịch sử sâu sắc hơn nhiều. Hải quân Nga dưới thời Sa hoàng Peter I đã xác định các bến cảng tự nhiên của Crimea ở Biển Đen là một tài sản chiến lược quan trọng.
Trong thời kỳ Xô Viết, Crimea là một phần của Nga cho đến khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev giao vùng lãnh thổ này cho Ukraine vào năm 1954. Khi Liên Xô tan vỡ, biên giới của các quốc gia tách ra độc lập vẫn là biên giới của các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và do đó Crimea vẫn là một phần của Ukraine, nhưng ngay từ đầu, đã có sự bất mãn sâu sắc ở Nga.
Điều này là do tầm quan trọng chiến lược của bán đảo và bởi vì 60% dân số của Crimea là người dân tộc Nga.
Tuy nhiên, trong Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, Nga và Mỹ cùng với các nước ký kết khác đã đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine để đổi lại Kiev cho phép loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ của mình.
Nga đã tìm cách kiểm soát Ukraine một cách gián tiếp thông qua mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Fedorovych Yanukovych. Nhưng sau các cuộc biểu tình Maidan lan rộng trên đường phố Kiev trong năm 2013 và việc từ bỏ kế hoạch xích lại gần EU, ông Yanukovych đã bị quốc hội phế truất và phải lưu vong. Vào tháng 2/2014, Nga quyết định sáp nhập Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức trên bán đảo này.
Người tham gia cuộc biểu tình mang tên ‘Chúng ta cùng nhau’ để ủng hộ việc sáp nhập Crimea vào Nga tại Quảng trường Đỏ ở trung tâm Moskva vào ngày 18/3/2014. Ảnh: RFERL
Các nhà phân tích ở Ukraine và phương Tây hiện tin rằng không có triển vọng ngay lập tức về việc Nga tham gia vào các cuộc đàm phán nghiêm túc về chấm dứt xung đột, bất chấp những cuộc tấn công ở Crimea hiện tại.
Điều này có thể thay đổi nếu tình trạng bế tắc xảy ra khi cả Nga và Ukraine đều không nhìn thấy triển vọng thực tế nào về việc cải thiện vị thế của họ. Crimea có thể trở thành một trở ngại quan trọng trong các cuộc đàm phán.
Càng kéo dài thời gian, Ukraine có thể phải chịu áp lực lớn hơn nhiều từ các đồng minh về kết thúc một cuộc xung đột kéo dài, chấp nhận nhượng bộ với mục tiêu ít hơn là giành lại toàn bộ lãnh thổ trước đây của mình.
Vấn đề Crimea vẫn còn khó khăn vì nơi đây có phần lớn dân số nói tiếng Nga. Kết quả cuối cùng sẽ không chỉ phụ thuộc vào chiến dịch quân sự, mà còn phụ thuộc vào thái độ của người dân ở bán đảo tranh chấp này.
Cựu Tổng thống Nga cảnh báo về 'Ngày phán quyết' nếu Ukraine tấn công Crimea
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo giới lãnh đạo Ukraine có thể phải đối mặt với một cuộc tấn công lớn nếu Kiev tấn công Crimea.
Ông Dmitry Medvedev. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT (Nga), phát biểu với các cựu chiến binh Thế chiến thứ hai hôm 17/7, ông Medvedev - cựu Tổng thống Nga nhiệm kỳ 2008 - 2012, hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh của nước này - đã đưa ra lời cảnh báo cứng rắn tới giới chức Kiev sau lời đe dọa tấn công Crimea.
"Một số gã hề thường xuyên đưa ra những tuyên bố, thậm chí còn cố đe dọa chúng ta về việc tấn công Crimea. Trong trường hợp cuộc tấn công nổ ra, Ngày Phán quyết sẽ đến với họ, một cách nhanh chóng và khắc nghiệt", ông Medvedev tuyên bố. Cựu tổng thống nói thêm rằng nhà lãnh đạo Ukraine sẽ rất khó ẩn nấp nếu Nga tiến hành cuộc tấn công lớn như vậy. Ông lưu ý, bất chấp những rủi ro này, giới lãnh đạo Ukraine vẫn "tiếp tục kích động tình hình chung bằng những tuyên bố trên".
Ông cho rằng đến thời điểm nào đó, nhà chức trách Ukraine sẽ bắt đầu nhận ra rằng Nga sẽ hoàn tất mọi mục tiêu của chiến dịch quân sự ở Ukraine - bao gồm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nước láng giềng. Tuy nhiên, ông nói kịch bản như vậy khá mờ nhạt vì Ukraine đang hành động không hợp lý. Ông tiếp tục tuyên bố rằng chính phủ ở Kiev rất muốn chống lại các lực lượng Nga, nhưng điều này có thể sẽ phản tác dụng và dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chính trị hiện tại.
Cựu tổng thống thừa nhận rằng nước Nga đang trải qua giai đoạn rất khó khăn trong lịch sử. Song bày tỏ tin tưởng nước này sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn từ cuộc xung đột hiện tại. Ông Medvedev kết luận: "Chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu đã đặt ra vì lợi ích phát triển của đất nước, không để các cựu chiến binh thân yêu của chúng ta thất vọng, những người đã bảo vệ tổ quốc của chúng ra trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại".
Trước đó cùng ngày, Thượng nghị sĩ Nga Andrey Klishas đã đưa ra tuyên bố tương tự cựu Tổng thống Nga. Vị quan chức này cho biết các mối đe dọa từ chính quyền Ukraine về việc tấn công Crimea hoặc cầu Crimea chỉ xác nhận rằng mục tiêu phi quân sự hóa và phi phát xít hóa phải được thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine
Trong khi đó, nghị sĩ đại diện bán đảo Crimea tại Quốc hội Nga Mikhail Sheremet cũng đã cảnh báo Ukraine về đòn đáp trả mãnh mẽ đến mức nước này sẽ không bao giờ có thể phục hồi.
Loạt cảnh báo trên được đưa ra sau khi phát ngôn viên của Tổng cục Tình báo Ukraine tại Bộ Quốc phòng, Vadim Skibitskiy, hôm 16/7 tuyên bố Kiev coi bán đảo Crimea là mục tiêu hợp pháp của các loại vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp.
"Hiện nay, bán đảo Crimea đã trở thành một trung tâm vận chuyển tất cả các thiết bị và vũ khí từ Liên bang Nga đến phía nam của đất nước chúng tôi. Đầu tiên, khí tài, đạn dược và vật liệu quân sự được tập trung ở Crimea, sau đó được gửi đi để cung cấp cho lực lượng chiếm đóng của Nga", quan chức Ukraine giải thích.
Crimea đã sáp nhập vào Nga hồi năm 2014, sau cuộc trưng cầu dân ý với tỷ lệ ủng hộ áp đảo. Ukraine cùng EU, Mỹ và hầu hết các quốc gia khác đều coi Crimea vẫn là một phần lãnh thổ Ukraine.
Ukraine muốn tấn công Crimea bằng tên lửa do Mỹ cung cấp Kiev coi bán đảo Crimea là một đầu mối quân sự chính và là mục tiêu hợp pháp cho vũ khí tầm xa của phương Tây. Tàu chiến "Đô đốc Makarov" của Hạm đội Biển Đen Nga ngoài khơi Sevastopol, Crimea. Ảnh: Getty Images Phát ngôn viên của Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine, Vadim Skibitskiy, cho biết Kiev coi Bán...