Phá giải 4 tin đồn tai hại về bệnh Covid-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục cập nhật trong phần Myth-busters – “phá giải huyền thoại” thêm 4 tin đồn tai hại về cách phòng ngừa hay tự đoán bệnh Covid-19.
1. Phơi nắng giúp bạn chống lại Covid-19?
Câu trả lời là không. Bạn vẫn có thể bị nhiễm virus corona mới bất kể thời tiết nắng nóng như thế nào, bằng chứng là nhiều quốc gia nhiệt đới vẫn báo cáo các trường hợp mắc Covid-19. Để bảo vệ bản thân, hãy đảm bảo bạn rửa tay thường xuyên, kỹ lưỡng và tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.
Trước đó, một số bằng chứng khoa học cho thấy nhiệt độ cao (trên 25 độ C) và tia UV làm virus corona suy yếu, chết đi nhanh hơn, giảm khả năng lây lan. Tuy nhiên, một số lời đồn đã thổi phồng sự “suy yếu” thành “chết đi” hoặc “không thể lây”. Nên hiểu, nắng nóng có thể cho bạn thêm lợi thế nhưng không thể bảo vệ bạn hoàn toàn.
2. Một số người sẽ mang virus corona suốt đời?
Một poster “phá giải huyền thoại” liên quan đến lời đồn rằng virus corona sẽ theo bạn suốt đời – ảnh: WHO
Video đang HOT
Không. Người nhiễm virus corona mới gây Covid-19 có thể phục hồi và loại bỏ virus khỏi cơ thể, nếu họ được điều trị các triệu chứng, được chăm sóc hỗ trợ đúng cách bởi nhân viên y tế. Nếu bạn bị ho, sốt, khó thở…, hãy đi khám sớm – nhưng hãy gọi điện thoại thông báo với cơ sở y tế bạn định đến trước và làm theo hướng dẫn.
3. Có thể xác định Covid-19 nhờ cách nín thở trong 10 giây?
Trên mạng lan truyền một “bí kíp” mà nhiều người cho rằng có thể dùng để tự kiểm tra mình mắc Covid-19 hay không: tự nín thở trong 10 giây, nếu không ho hay khó chịu tức là “phổi khỏe, không mắc Covid-19 hay bất kỳ bệnh phổi nào khác”. Điều đó hoàn toàn sai. Việc tin vào bài tập thở này thậm chí nguy hiểm. Bạn chỉ có thể được xác định mắc Covid-19 hay không thông qua xét nghiệm.
4. Dung dịch chứa cồn giúp rửa tay hiệu quả, vậy dùng… đồ uống có cồn cũng giúp phòng bệnh?
Hoàn toàn sai. Tiêu thụ rượu thường xuyên hoặc quá mức có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe. Trước đó, trong hướng dẫn về quản lý căng thẳng mùa Covid-19, WHO từng cảnh báo rằng rượu và các chất kích thích còn có thể gây hại cho tinh thần trong những ngày bạn bị hạn chế đi lại, nhốt mình trong nhà.
A. Thư
Covid-19: #stayhome an toàn bằng cách ngưng thói quen 'dùng chung chén chấm'
Để phòng ngừa dịch đúng cách, chúng ta cần hạn chế một thói quen không tốt mà nhiều gia đình Việt đang mắc phải, đó chính là "dùng chung chén chấm" trên bàn ăn.
Bỏ thói quen "dùng chung chén chấm" trên bàn ăn
Nhiều người tuân thủ tất cả biện pháp chống dịch như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi khỏi nhà, không đưa tay lên mắt mũi miệng... Thế nhưng thói quen "dùng chung chén chấm" vẫn còn hiện hữu trong bữa cơm nhà.
"Dùng chung chén chấm" trên bàn ăn - thói quen xấu cần khai trừ trong mọi gia đình
Dễ thấy trên mâm cơm thường ngày của nhiều gia đình Việt, số lượng chén chấm luôn ít hơn số lượng người tham gia dù ai cũng có nhu cầu chấm thêm gia vị. Các loại nước chấm thường dùng như nước mắm, nước tương, tương ớt, tương cà được cho vào một chén rồi cả nhà cùng nhau ăn vui vẻ mà không biết ẩn chứa trong đó là nguy cơ lây những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có virus truyền bệnh Covid-19.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích dùng chén chấm riêng
ThS.BS. Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết, vi khuẩn HP gây viêm dạ dày hay virus gây cúm, quai bị... có thể thông qua nước bọt trên đũa của người bệnh lan sang chén nước chấm, hoặc đĩa, bát thức ăn trên mâm cơm, người khỏe mạnh ngay sau đó sử dụng chén này và các đĩa, bát thức ăn là cơ hội để những bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể.
Cùng cơ chế lây lan này là Covid-19, chỉ cần một thành viên trong gia đình nhiễm bệnh mà không biết, thói quen "dùng chung" trên bàn ăn đưa những giọt bắn có chứa virus dễ dàng phát tán cho những người khác.
ThS.BS. Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh Dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Thời điểm này, tất cả mọi người hạn chế ra đường, các thành viên trong gia đình thường xuyên ăn cơm nhà cùng nhau nên tập thói quen dùng chén chấm riêng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Ngoài ra chúng ta cũng nên han chế nói chuyện trong bữa ăn, vừa ăn vừa nói để tránh bắn nước bọt sang người xung quanh. Đây là một trong những việc làm thực tế để cơm nhà an toàn, ở nhà đúng cách, chống dịch Covid-19 từ những thói quen rất nhỏ nhưng mang lại tác động lớn lao.
Chị Hải Âu (Q.3, TP.HCM) chia sẻ công ty chị đã bắt đầu áp dụng làm việc tại nhà mà không cần phải đến công ty kể từ cuối tháng 3. Bản thân chị thường ngày cũng rất chú trọng bữa ăn cho cả gia đình nên luôn dành thời gian để chăm chút ngay từ bước chọn nguyên liệu.
Thời điểm này con chị không phải đi học, chồng chị cũng không đi làm nên cả nhà ăn cùng nhau đủ 3 bữa/ngày. Chị bắt đầu thay đổi luôn thói quen "không dùng chung chén chấm" trên bàn ăn kết hợp với những biện pháp phòng Covid-19 khác. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ giai đoạn đầu không có triệu chứng gì là rõ rệt nên bản thân người bệnh cũng không biết mình bị nhiễm. Nếu lỡ vì ăn cơm nhà mà cả gia đình nhiễm bệnh thì thật không đáng, cẩn thận một chút vẫn hơn.
Thiết nghĩ trong thời điểm này, bữa cơm nhà không chỉ là một trong những biện pháp chống dịch, mà còn mang đến sức mạnh về tinh thần để cả gia đình cùng vượt qua những khó khăn. Vậy nên, hãy bỏ thói quen "dùng chung chén chấm" trên bàn ăn kết hợp chặt chẽ với những khuyến cáo khác để Covid-19 cùng những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác không thể len lỏi vào từng gia đình Việt.
QUỲNH CHI
5 việc người dân cần làm để phòng tránh dịch Covid-19 Hạn chế ra ngoài, giữ khoảng cách với người khác, vệ sinh nhà cửa, rửa tay thường xuyên, khai báo y tế trung thực là những điều người dân cần làm.