Phá đường dây sản xuất ma tuý ‘khủng’ ở Kon Tum
Khoảng đầu tháng 8/2019, các đơn vị công an ập vào kiểm tra khu nhà xưởng ở thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà ( Kon Tum), phát hiện nhóm khoảng 7 người Trung Quốc đang có hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý.
Theo tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng, đầu tháng 8 vừa qua, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã phát hiện, bắt giữ một vụ sản xuất ma túy quy mô lớn trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Cụ thể, khoảng thời gian trên, tại thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, Cục CSĐT tội phạm về ma túy chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an các tỉnh: Kon Tum, Bình Dương, Bình Định, Ninh Thuận, TP HCM và Đoàn 3, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Vụ Kiểm sát điều tra án ma túy Viện KSND tối cao đấu tranh thành công chuyên án, bắt 7 đối tượng quốc tịch Trung Quốc đang có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.
Nhiều đơn vị công an phối hợp phá đường dây sản xuất ma tuý lớn nhất nhất Việt Nam. Ảnh: SGGP
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ hàng trăm lít dung dịch (lấy mẫu giám định kết luận là ma túy tổng hợp); khoảng 13 tấn hóa chất, tiền chất và khoảng 20 tấn máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất trái phép chất ma túy.
Khu nhà xưởng sản xuất ma túy. Ảnh: SGGP.
Cùng thời điểm, công an tiến hành khám xét nhiều điểm ở các tỉnh thành như: Kom Tum, Bình Dương, Bình Định, TP HCM… và đã thu giữ nhiều hóa chất, công cụ phương tiện và tài liệu liên quan sản xuất ma tuý.
Công an sau đó đã tạm giữ 10 đối tượng, trong đó có 2 người mang quốc tịch Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo VOV, việc khám xét được các lực lượng chức năng thực hiện trong 2 ngày 6 và 7/8. Địa điểm khám xét là khu nhà xưởng của Công ty Xuất Nhập khẩu Đồng An Viên, có địa chỉ ở Tổ dân số 3B, Khu làng nghề, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Cũng theo nguồn tin này, Công ty Xuất Nhập khẩu Đồng An Viên bắt đầu hoạt động từ 17/7/2013. Lĩnh vực bán buôn vật liệu thiết bị khác trong xây dựng. Nơi đăng ký quản lý là Chi cục thuế huyện Đăk Hà (Kon Tum). Người đại diện pháp luật đồng thời là Chủ sở hữu Công ty này là ông Trần Ngọc An. Địa chỉ của chủ sở hữu ở thôn Tiến Hải, xã Tiến Thành, TP Phan Thiết (Bình Thuận).
Hiện, vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Bảo Khánh (T/h)
Theo antt.vn
Bộ Công an: Tội phạm đang lợi dụng địa bàn Việt Nam để sản xuất và trung chuyển ma túy
Các tổ chức tội phạm quốc tế đang lợi dụng địa bàn Việt Nam để tổ chức sản xuất ma túy, một phần phục vụ nhu cầu trong nước, phần lớn được chuyển đi các nước.
Nếu như trước đây, ma túy tổng hợp được vận chuyển từ biên giới Trung Quốc vào Việt Nam, thì hiện nay ma túy tổng hợp dạng viên và dạng đá được vận chuyển từ Tam Giác Vàng vào Việt Nam.
Một đối tượng bị bắt quả tang khi đang vận chuyển ma túy.
Đó là nhận định được đưa ra tại Hội nghị cấp Bộ trưởng về nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia, vừa diễn ra chiều nay (10/9).
Thông tin tại Hội nghị cho biết, thế giới và khu vực đang đối mặt với diễn biến phức tạp của tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển bất hợp pháp và lạm dụng ma túy. Trong thời gian qua, tại khu vực Đông Nam Á, sản lượng ma túy đã tăng 30%, đặc biệt số lượng thu giữ heroin và morphine đã tăng 88% (từ 7,1 tấn lên 13,3 tấn). Điều này cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của lượng heroin và morphine trong khu vực.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, tội phạm ngày càng có xu hướng gắn kết và có tổ chức cao, có sự móc nối giữa các đối tượng, các địa bàn bản địa và quốc tế để mua bán, vận chuyển ma túy.
Do đó, không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được vấn đề này và hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy là một đòi hỏi tất yếu mà tất cả các quốc gia cần quan tâm, đẩy mạnh.
Việt Nam và các nước thành viên khác trong khu vực chịu tác động bởi tình hình ma túy trong khu vực và trên thế giới.
Do vị trị địa lý nằm tiếp giáp và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình ma túy ở khu vực Tam Giác Vàng, "điểm nóng" về trồng cây thuốc phiện và là một trong những trung tâm sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất thế giới, tình hình ma túy tại Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, khó lường.
Gia tăng hoạt động sản xuất ma túy tổng hợp tại Tam Giác Vàng khiến cho lượng ma túy tổng hợp từ khu vực này thẩm lậu vào Việt Nam gia tăng đột biến.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đấu tranh, phát hiện và bắt giữ hơn 13 nghìn vụ, hơn 20 nghìn đối tượng, thu giữ gần 5 tấn và hơn 500 nghìn viên ma túy tổng hợp, hơn 750 kg heroin, 571 kg cần sa khô.
Riêng ngày 20/3/2019, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 300 kg ma túy, bắt 11 đối tượng. Đáng chú ý, số ma túy trên được ngụy trang cất giấu tinh vi trong lô hàng vận chuyển từ TPHCM đi nước ngoài qua đường biển.
Ngày 15/4/2019, tại Nghệ An, lực lượng chức năng bắt 5 đối tượng có hành vi vận chuyển bất hợp pháp chất ma túy, thu giữ 60 loa thùng, trong có chứa 580 kg ma túy đá, 40 bánh heroin.
Ngày 6/8/2019, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an Trung Quốc triệt phá đường dây sản xuất ma túy tại Việt Nam, thu trên 13 tấn tiền chất, ma túy tổng hợp và trên 20 tấn thiết bị, bắt 8 đối tượng người nước ngoài.
Như vậy, đúng theo dự báo của lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam, các tổ chức tội phạm quốc tế đang lợi dụng địa bàn Việt Nam để tổ chức sản xuất ma túy, một phần phục vụ nhu cầu trong nước, phần lớn được chuyển đi các nước trong và ngoài khu vực.
Toàn cảnh hội nghị diễn ra chiều nay (10/9).
"Sự thay đổi tuyến đường vận chuyển ma túy cũng gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng Việt Nam trong điều tra, triệt phá. Nếu như trước đây, ma túy tổng hợp được vận chuyển từ biên giới Trung Quốc vào Việt Nam, thì hiện nay ma túy tổng hợp dạng viên và dạng đá được vận chuyển từ Tam Giác Vàng, theo các tuyến biên giới Bắc, Trung, Nam vào Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói.
Các đường dây tội phạm sản xuất vận chuyển ma túy rất tinh vi, xảo quyệt và có tổ chức chặt chẽ. Các đối tượng cầm đầu cốt cán chủ yếu là người Trung Quốc, Đài Loan có sự câu móc liên kết chặt chẽ với các đối tượng tội phạm trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và Việt Nam.
Theo báo cáo của UNODC, số vụ bắt giữ methamphetamine ở Đông Á và Đông Nam Á đã tăng hơn 8 lần trong giai đoạn 2007 - 2017 lên 82 tấn - chiếm 45% các vụ bắt giữ toàn cầu (năm 2016 là 60 tấn). Năm 2018, số lượng methamphetamine bị thu giữ ở khu vực này ước tính lên đến 116 tấn.
Đây là những con số rất báo động, có thể nói, sản xuất và thu giữ methamphetamine đang bùng nổ lớn nhất kể từ trước tới nay trong khu vực.
Đáng chú ý methamphetamine dạng tinh thể (đá) bị thu giữ trong năm 2018 ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông tăng đạt 50 tấn (các năm 2017, 2016, 2015 lần lượt là 39, 34 và 35 tấn). Riêng số lượng methamphetamine dạng viên bị thu giữ năm 2018 đạt 650 triệu viên, tăng kỉ lục so với 420 triệu viên năm 2017.
Theo viettimes
Chồng tưới xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng Nguyên nhân ban đầu được xác định, do ghen tuông anh A Sét đã tưới xăng lên người vợ châm lửa đốt. Ngày 8/9, ông Hiêng Lăng Thuận - Chủ tịch UBND xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) cho biết, chiều cùng ngày, gia đình và chính quyền địa phương tổ chức mai táng anh A Sét (35 tuổi). Chị...