Phá đường dây mua bán thuốc nổ
Hôm 30.7, Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bà Rịa-Vũng Tàu đã bàn giao nghi can Lê Xuân An (34 tuổi, quê Hà Tĩnh) cho Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh) để điều tra về hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán vật liệu nổ trái phép.
Lê Xuân An bị BĐBP bắt giữ tại khu vực biển Phước Tỉnh vào chiều 29.7, khi đang chuẩn bị ra khơi đánh bắt hải sản. Đại tá Phạm Đình Phượng – Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu) – cho biết An là nghi can thứ 3 trong đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vật liệu nổ do Nguyễn Yên Viên cầm đầu.
Lê Xuân Tuyết và Nguyễn Yên Viên trong đường dây mua bán, tàng trữ vật liệu nổ – Ảnh: Nguyễn Long
Trước đó, vào khoảng 10 giờ 30 ngày 16.7, tại nhà số 1631, đường 30 Tháng 4, P.12 (TP.Vũng Tàu) lực lượng đặc nhiệm chống tội phạm BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt quả tang Nguyễn Yên Viên và Lê Xuân Tuyết (44 tuổi, cùng quê Nghệ An). Tang vật thu giữ gồm 26 kg thuốc nổ dạng viên nén, 150 m dây cháy chậm, 3.000 kíp nổ. Qua điều tra, Viên khai nhận: ngày 15.7 đã mua 63 kg thuốc nổ, 3.000 kíp nổ và 150 m dây cháy chậm của hai người ở khu vực khe Suối Lạnh (vùng giáp ranh giữa Thanh Hóa và Nghệ An) rồi đóng thùng vận chuyển bằng ô tô vào TP.Vũng Tàu để bán lại.
Khi vào đến TP.Vũng Tàu, Viên giao cho Tuyết 37 kg thuốc nổ, chở về nhà của An (145/3C Phước Thắng, P.12, TP.Vũng Tàu) cất giấu. Sau khi giao hàng cho An, Tuyết ra chỗ Viên chuẩn bị nhận số thuốc nổ còn lại thì bị bắt.
Qua lời khai của Viên và Tuyết, BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu khám xét khẩn cấp nhà Lê Xuân An và thu giữ được 17 quả nổ tự tạo chưa gắn kíp (chứa 1,5 kg thuốc nổ), 23 kíp nổ đã gắn dây cháy chậm, 14 đoạn dây cháy chậm, 3 cuốn sổ ghi chép có liên quan đến việc mua bán thuốc nổ. Riêng An, nghe tin đồng bọn bị bắt nên đã bỏ trốn ngay sau đó.
Mất 10.000 kíp nổ
Trao đổi với Thanh Niên vào hôm qua, Công an H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết vào cuối tháng 3.2012, Xí nghiệp sản xuất VLXD Hồng Lam (trực thuộc QK4, đóng tại xã Xuân Hồng, H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trình báo bị kẻ gian dùng kềm cộng lực phá khóa kho chứa vật liệu nổ, lấy đi hơn 10.000 kíp nổ. Trả lời PV Thanh Niên, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó giám đốc Xí nghiệp sản xuất VLXD Hồng Lam, nói: “Đây là một vụ mất trộm do bảo vệ kho không làm tròn nhiệm vụ”. Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ đường dây mua bán vật liệu nổ vừa bị phá nói trên có liên quan đến vụ mất trộm tại Xí nghiệp Hồng Lam hay không
Theo Thanh Niên
Quản lý vật liệu nổ Cần xem xét trách nhiệm hình sự cả những kẻ bán thuốc nổ trái phép
Vụ nổ mìn cướp tiệm vàng khiến 15 người bị thương đã gây chấn động dư luận cả tuần qua. Đối tượng gây án còn quá trẻ, bọn chúng đã mua thuốc nổ quá đơn giản. Lời khai của đối tượng Tạ Văn Thanh về việc chế mìn một cách dễ dàng, cùng với nhiều vụ phạm tội dùng thuốc nổ trong thời gian qua khiến cho dư luận dấy lên sự lo lắng sẽ tiếp tục có những vụ án tương tự xảy ra trong khi công tác quản lý thuốc nổ lại đang hết sức lỏng lẻo.
AI CŨNG CÓ THỂ MUA THUỐC NỔ (?)
Đã có rất nhiều người mất mạng vì tai nạn xuất phát từ thuốc nổ, con số này chưa ai thống kê được hết. Phía cơ quan chức năng phần lớn chỉ nắm được những vụ hủy hoại tài sản, thân thể công dân bằng chất nổ khi sự việc đã xảy ra. Còn trên thực tế việc mua bán thuốc nổ vẫn diễn ra mà không ai có thể lường trước hậu quả của nó. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ, kíp nổ, dây cháy chậm thuộc mặt hàng Nhà nước quản lý nghiêm ngặt. Nhưng từ lâu những "hàng hóa nguy hiểm" này được buôn bán trôi nổi trên thị trường không thể kiểm soát, dẫn đến việc lưu thông vật liệu nổ là một nguy cơ tiềm ẩn đe dọa trực tiếp tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Điều đáng lo ngại là việc dùng vật liệu nổ tự chế thành mìn để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống như trả thù cá nhân, cướp của, giết người đang có chiều hướng gia tăng với những diễn biến phức tạp. Đáng báo động là tính sát thương của thuốc nổ rất cao, gây thiệt hại lớn cả về vật chất lẫn tính mạng.
Qua những vụ án đã từng xảy ra cho thấy hậu quả của những vụ dùng thuốc nổ rất lớn nhưng việc để các đối tượng có được chất nổ lại hết sức dễ dàng. Quy định thì đã có nhưng có vẻ như ai cũng có thể mua được thuốc nổ. Sau sự việc đối tượng ôm mìn từ Bắc Giang về Hà Nội cướp tiệm vàng khiến nhiều người không khỏi rùng mình với lời khai của kẻ chế mìn Tạ Văn Thanh. Tại thời điểm dẫn giải về cơ quan CSĐT, đối tượng Thanh thản nhiên kể về cách chế mìn như chuyện... trong phim. Khi được hỏi, những tang vật gây án lấy từ đâu, đối tượng Thanh đã thản nhiên: "Em tìm mua thuốc nổ, kíp nổ, dao nhọn, dùi cui điện của một đối tượng lạ mặt ở khu vực chợ Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn rồi mang về nhà, hỏi mấy người cách chế tạo mìn rồi tự chế thành một quả mìn".
Những năm gần đây cơ quan Công an các địa phương từ Bắc tới Nam đã liên tục bắt được những vụ vận chuyển, mua bán trái phép thuốc nổ; chỉ cần kiểm tra thông tin trên mạng sẽ thấy có quá nhiều vụ án liên quan đến vật liệu nổ, sử dụng chất nổ, vũ khí tự chế trái phép như: Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ lớn liên tỉnh; Người đàn bà "thuốc nổ" sa lưới; Mua bán, vận chuyển 700kg thuốc nổ, 14 người lĩnh án; Phạt tù chủ nhiệm HTX bán thuốc nổ; Phá đường dây buôn bán thuốc nổ trái phép qua biên giới... điều đó cho thấy việc mua bán thuốc nổ vẫn đang diễn ra hết sức nóng bỏng.
Hoặc nếu vào mạng internet không khó để tìm thấy những lời rao bán thuốc nổ công khai: "Có một số thuốc nổ TNT cần bán vì không cần đến, nay để lại cho anh em nào cần. Nhiều đối tượng còn minh họa cho mặt hàng mình rao bán khi đăng cả ảnh thuốc nổ với chỉ dẫn chi tiết đây là thuốc nổ, đây là kíp, dây cháy chậm và hướng dẫn cả cách sử dụng như đút dây cháy chậm vào kíp nổ, đặt kíp vào thuốc nổ..v.v... Chưa hết, các đối tượng còn miêu tả đặc tính của thuốc nổ như sức công phá cực lớn, không có sát thương, nếu quan tâm thì liên hệ để biết thêm cách sử dụng.... Điều đó cho thấy, các đối tượng mua bán thuốc nổ công khai và việc quản lý thuốc nổ còn hết sức lỏng lẻo.
Thực tế pháp luật hiện hành nghiêm cấm mọi hình thức buôn bán, vận chuyển hay tàng trữ thuốc nổ. Các đơn vị, công ty muốn sử dụng thuốc nổ vào mục đích khai thác đá hay bất cứ mục đích nào khác đều phải xin giấy phép với những quy định ngặt nghèo. Khi tiến hành vận chuyển từ nơi này tới nơi khác và sử dụng kích nổ ở một khu vực nào đó, các công ty, đơn vị này phải xin tiếp nhiều thứ giấy tờ liên quan khác. Nhưng không ít thuốc nổ đã bị thất thoát và được bán ra bên ngoài thị trường cho những người có nhu cầu. Với sức công phá lớn, thuốc nổ công nghiệp thường được dùng để khai thác đá, đào vàng... trái phép, song cũng do đặc điểm dễ sử dụng nhưng độ sát thương lớn mà thuốc nổ lại trở thành thứ vũ khí nguy hiểm cho những đối tượng phạm tội có ý định trả thù cá nhân, cướp của, giết người... Thực tế nếu không có những biện pháp ngăn chặn việc sử dụng, buôn bán trái phép thuốc nổ thì sẽ gây nguy hiểm đến tình hình ANTT.
KHÔNG THỂ BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ
Nguyên nhân tình trạng nói trên do công tác quản lý chất nổ, vũ khí tự chế còn hạn chế, có lúc chưa phát hiện, ngăn chặn kịp thời, một số cơ quan, doanh nghiệp sơ hở để bọn tội phạm lợi dụng trộm cắp vũ khí, vật liệu nổ, rồi đến các công cụ hỗ trợ nguy hiểm từ biên giới được nhập lậu về vẫn diễn ra. Luật sư Chu Mạnh Cường, Trưởng văn phòng luật sư Danh Chính, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định: "Hiện nay, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ về việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Có thể nói, cho đến nay, pháp luật đã có những quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ về vấn đề quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn nhiều lỏng lẻo. Số lượng các vụ án mà đối tượng phạm tội có sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí tự chế, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong thời gian gần đây có xu hướng ngày càng tăng. Vụ việc đối tượng sử dụng mìn tự chế để thực hiện hành vi cướp tài sản xảy ra tại tiệm vàng Hoàng Tín ngày 21-6-2012 chính là tiếng chuông báo động đối với tình trạng này".
Dư luận cho rằng, muốn quản lý chặt vật liệu nổ, thì không chỉ xử lý đối tượng sử dụng vật liệu nổ mà điều quan trọng là phải xử lý "nguồn" cung cấp thuốc nổ tức những người bán thuốc nổ, cung cấp thuốc nổ trái phép. Song thực tế, qua các vụ vi phạm pháp luật, các đối tượng thường khai mua của đối tượng không quen biết và ít có vụ án nào các đối tượng cung cấp thuốc nổ bị liên đới trách nhiệm hình sự. Nếu không làm "chặt" vấn đề này thì các đối tượng mua bán thuốc nổ trái phép vẫn ngang nhiên bán thuốc nổ mà không cần biết đến hậu quả sẽ ra sao.
Rõ ràng đây là sự lỏng lẻo của pháp luật dẫn đến tình trạng mua bán thuốc nổ tràn lan và là lý do lý giải vì sao các vụ án sử dụng thuốc nổ ngày càng gia tăng. Luật sư Phạm Trung Hiếu, Công ty Luật Hợp danh JDC Việt Nam cho rằng: "Thực tế việc giải quyết triệt để tình trạng nói trên đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, lực lượng chức năng và sự tham gia tích cực của mỗi người dân. Các lực lượng chức năng cần tăng cường tuần tra kiểm soát để chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, từ đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các cơ quan, doanh nghiệp tự kiểm tra, chịu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, không để xảy ra thất thoát hoặc sử dụng không đúng quy định. Đặc biệt cần tạo cơ sở pháp lý, xử nghiêm các hành vi buôn bán - những đối tượng cung cấp thứ vật liệu nguy hiểm này".
Đồng quan điểm, Luật sư Chu Mạnh Cường lý giải, theo quy định tại Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 thì việc mua bán vật liệu nổ công nghiệp phải theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ, không phải ai cũng có thể được phép mua bán loại hàng hóa đặc biệt này. Theo đó, sơ bộ có thể thấy rằng việc mua bán vật liệu nổ này là bất hợp pháp. Điều 232 Bộ luật Hình sự quy định về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Đối với tội này, mức hình phạt được quy định thấp nhất là 1 năm tù và cao nhất là tù chung thân. Trong vụ án xảy ra tại tiệm vàng Hoàng Tín, bên cạnh hành vi cướp tài sản, đối tượng phạm tội đã có hành vi mua bán, sử dụng trái phép vật liệu nổ. Do đó cần xem xét và khởi tố về tội danh chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Cùng với việc xử lý các hành vi của đối tượng liên quan đến vụ việc cướp tài sản tại tiệm vàng Hoàng Tín, các cơ quan tiến hành tố tụng cần mở rộng điều tra về hành vi mua bán vật liệu nổ trái pháp luật, xác định các đối tượng đã bán chất nổ cho đối tượng. Khi có đủ căn cứ, các đối tượng liên quan đến việc bán chất nổ cho đối tượng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 232 Bộ luật Hình sự".
Những vụ án đối tượng sử dụng thuốc nổ bao giờ cũng gây hậu quả lớn, nhưng nếu để đến khi vụ án xảy ra mới xử lý đối tượng thì quá muộn. Điều quan trọng là phải phòng trước khi chống. Mà muốn phòng thì phải quản lý chặt nguồn cung cấp thuốc nổ.
Theo ANTD
14 bị cáo lĩnh án vì tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép vật liệu nổ Ngày 14-6, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 14 bị cáo trong vụ án tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép vật liệu nổ (VLN) với tổng cộng số lượng hơn 700kg. Theo đó, các bị cáo Nguyễn Ngọc Cương (SN 1983, trú xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi), Trần...