Phá đường dây mua bán giấy khám sức khỏe giả tại Hà Nội
Công an TP.Hà Nội vừa điều tra, làm rõ 2 vụ làm giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khỏe và giấy ra viện giả…
Giấy chứng nhận sức khỏe giả.
Qua tài liệu của cơ quan điều tra, khoảng cuối tháng 9, Đội 4 (PC50) và Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Thanh Trì) tiến hành kiểm tra phát hiện Hoàng Mạnh Hùng, trú tại xã Tân Triều (Thanh Trì) mang theo khoảng 50 tờ giấy khám sức khỏe và giấy chứng nhận sức khỏe trên giấy có dấu đỏ của Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải nghi là giả.
Ngoài ra, có ghi nội dung, kết quả khám nhưng không ghi thông tin người khám bệnh. Tiếp tục khám xét nhà đối tượng, cơ quan công an thu giữ 729 giấy chứng nhận sức khỏe, giấy khám sức khỏe đều có dấu đỏ của bệnh viện nêu trên nhưng chưa ghi nội dung.
Mở rộng điều tra, cơ quan công an bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Thắng (27 tuổi), trú tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội); Lê Trần Tiến (26 tuổi), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) và triệu tập một số đối tượng liên quan đến đường dây này.
Đối tượng Lê Trần Tiến.
Tiến khai nhận, giữa tháng 8.2017 đã cùng Thắng lên kế hoạch, thỏa thuận mua bán giấy khám sức khỏe giả. Giá trung bình của 1 tờ giấy khám sức khỏe khổ A4 rao bán với giá từ 50 nghìn đồng; A3 có giá 100 nghìn đồng; giấy khám sức khỏe khổ A3 dán ảnh dấu giáp lai có giá từ 130 nghìn đồng; giấy ra viện có giá 200 nghìn đồng.
Tiến mua tất cả giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khỏe nêu trên của Nguyễn Văn Thắng và bán lại cho Hùng và một số người khác để hưởng chênh lệch.
Khi có khách yêu cầu dán ảnh, Tiến sẽ nhận ảnh và gửi lại cho Thắng. Sau đó, Thắng sẽ in ảnh tại một cửa hàng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm rồi đóng dấu lên giấy và ảnh… Do sợ gia đình phát hiện nên Tiến gửi tất cả số giấy tờ khám sức khỏe giả tại nhà của Hoàng Mạnh Hùng tại xã Tân Triều.
Video đang HOT
Thu giữ nhiều con dấu giả của bệnh viện và tên các bác sĩ.
Ngay khi biết tin Tiến bị cơ quan điều tra triệu tập, Thắng đã vứt bỏ toàn bộ 5 dấu tên bác sĩ và 1 dấu tròn đỏ có tên Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải vào thùng rác tại khu vực Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy.
Về phía Nguyễn Mạnh Hùng, sau khi mua các loại giấy tờ trên từ Lê Trần Tiến, Hùng lên facebook đăng tải thông tin rao bán, nhận làm các loại giấy khám sức khỏe, giấy ra viện. Khách có nhu cầu mua sẽ liên hệ theo số điện thoại của Hùng đăng trên bài viết.
Để hưởng tiền chênh lệch, Hùng bán giấy khám sức khỏe khổ A4 với giá 80 nghìn đồng; khổ A3 từ 120 nghìn đồng; khổ A3 có dán ảnh dấu giáp lai có giá từ 150 nghìn đồng; giấy ra viện là 200 nghìn đồng. Khi có người mua giấy khám sức khỏe có dấu giáp lai Hùng sẽ gửi ảnh qua Zalo cho Tiến.
Khoảng giữa tháng 10, tổ công tác của Đội 4 (PC50) và Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Thanh Trì), tiếp tục làm rõ 1 ổ nhóm khác cũng chuyên làm giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khỏe, giấy ra viện giả và có dấu tròn đỏ của Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải.
Cơ quan công an thu giữ nhiều con dấu giả của bệnh viện và tên chức danh bác sĩ.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì đã khởi tố 2 vụ án nêu trên, khởi tố các bị can Lê Trần Tiến, Nguyễn Văn Thắng về hành vi “Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”; tiếp tục điều tra mở rộng.
Theo Minh Hiền (CAND)
Vì sao xảy ra vụ 2 triệu lít xăng A92 giả ở Nghệ An?
Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An nói đã chủ quan vì trong các đợt kiểm tra đều không lấy mẫu kiểm nghiệm mà chỉ xem giấy tờ, dẫn đến sai sót để xảy ra việc làm giả xăng A92.
Ngày 27.10, trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Văn Thắng, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An (QLTT), cho biết sau khi nhận chỉ thị của Bộ Công Thương, đơn vị này đã chỉ đạo các đội triển khai kế hoạch thanh, kiểm tra, nắm tình hình rà soát lại toàn bộ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Một cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại huyện Quế Phong bị phát hiện xăng bẩn. Ảnh: P.H.
Hệ thống bồn chứa xăng giả của doanh nghiệp tư nhân Kiên Lục. Ảnh: P.H.
Nếu phát hiện cửa hàng, điểm kinh doanh xăng dầu nào có dấu hiệu khả nghi sẽ thanh, kiểm tra đột xuất. Khi phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Ông Thắng cũng nói 12 cây xăng bán xăng dỏm ra thị trường do thanh tra sở KH&CN tỉnh phát hiện, dù nằm trên địa bàn do đội QLTT số 9 quản lý.
Văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh xăng dầu kém chất lượng của Chi cục QLTT Nghệ An gửi các đội QLTT trên địa bàn tỉnh. Ảnh: P.H.
Đại diện Chi cục QLTT lý giải là do chính quyền địa phương báo cho thanh tra Sở KH&CN chứ không báo cho đội QLTT số 9, nên họ không nắm được
Thời gian qua chi cục mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra trên giấy tờ. Còn việc lấy mẫu để kiểm nghiệm thì chưa làm bao giờ.
"Chúng tôi đã chủ quan, không lấy mẫu đi kiểm nghiệm dẫn đến việc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gian lận, nhập xăng giả bán cho khách hàng. Ngoài ra, việc lấy mẫu để kiểm tra sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh của các doanh nghiệp bởi mỗi lần như thế họ phải đóng cửa", ông Thắng phân trần.
Chi cục phó Chi cục QLTT Nghệ An cũng nói tất cả lượng xăng bẩn đã niêm phong, đình chỉ.
Thanh tra sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An lấy mẫu xăng A92 đi thử nghiệm. Ảnh: P.H.
Vào thứ hai tuần tới, Chi cục sẽ triệu tập các đội (12 đội QLTT) trên địa bàn tỉnh về họp, để chấn chỉnh lại công tác thanh, kiểm tra. Đặc biệt là công tác nắm bắt quản lý các điểm, cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn do đội mình đang quản lý cùng triển khai quyết liệt chỉ thị của Bộ Công thương giao. Chi cục QLTT xem vụ việc hơn 2 triệu lít xăng A92 giả bán ra thị trường vừa qua là bài học trong việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (BCĐ 389 Quốc gia) và Ban chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An ngày 25.10, ông Lê Xuân Đại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, sớm xử lý các doanh nghiệp vi phạm theo quy định pháp luật.
Hiện Công an tỉnh Nghệ An đang vào tỉnh Cần Thơ để xác minh nguồn gốc công ty bán dung môi cho các doanh nghiệp chế tạo xăng giả. Kiểm tra số lượng đã bán, bao nhiêu công ty mua loại dung môi này, từ đó điều tra tận gốc vấn nạn chế tạo xăng giả đang hoành hành như hiện nay.
Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Công an Nghệ An khẩn trương mở rộng điều tra, kết luận xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật. Thông báo kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm.
Danh sách 12 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng bị lực lượng chức năng xử phạt hoặc tước giấy phép kinh doanh.
Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An, từ ngày 19.7 đến ngày 26.10, Nghệ An đã kiểm tra 314 cơ sở, xử lý 80 điểm bán xăng dầu với số tiền phạt hành chính gần 900 triệu đồng.
Trước đó, ngày 10.10, các lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã kiểm tra và phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đưa ra tiêu thụ trên thị trường hơn 2 triệu lít xăng A92 kém chất lượng. Loại xăng này là hỗn hợp gồm xăng A92 được pha chế với chất dung môi bột tạo màu.
Chất dung môi được doanh nghiệp mua từ Cần Thơ về bán cho các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Nghệ An để pha chế, và đã xuất bán ra thị trường Nghệ An là hơn 2 triệu lít xăng A92 kém chất lượng.
Theo Phạm Hòa (Zing)
Vụ 2 tử tù trốn trại: Khởi tố 3 cán bộ Trại tạm giam T16 Trước khi bị Viện KSND tối cao khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm để người giam, giữ trốn, 3 cán bộ là quản giáo và cảnh sát bảo vệ Trại tạm giam T16 đã bị Bộ Công an tước quân tịch. Ngày 20/10, Cơ quan điều tra - Viện KSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can...