Phá đường dây làm hàng giả từ Trung Quốc
Công an TP.Hà Nội vừa triệt phá đường dây vận chuyển, buôn bán số lượng lớn hàng giả được sản xuất từ Trung Quốc.
Một lô hàng giả từ Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam bị phát hiện – Ảnh: Đàm Huy
Ngày 8.11, thượng tá Thành Kiên Trung, Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46 – Công an TP.Hà Nội), cho biết vừa triệt phá đường dây vận chuyển, buôn bán số lượng lớn hàng giả được sản xuất từ Trung Quốc, đồng thời thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự Đỗ Văn Đạt (27 tuổi) và Đỗ Văn Hoàng (27 tuổi, em họ Đạt, cùng ngụ xã Ngọc Hồi, H.Thanh Trì, TP.Hà Nội).
Tại trụ sở công an, Đạt khai do từng làm nhân viên bán hàng cho một công ty vật liệu xây dựng, biết một số loại máy nước nóng đang bán chạy trên thị trường nên bàn với Hoàng bỏ vốn cùng làm ăn. Theo đó, Đạt và Hoàng đã đặt làm giả bộ ổn định nhiệt (dùng gắn trong máy nước nóng) từ khu vực Đông Hưng (Trung Quốc), đưa về VN bán kiếm lời.
Video đang HOT
Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, Đạt và Hoàng đặt in các bao bì ni lông có in chữ tiếng Anh, cho sản phẩm giả vào trong rồi dùng máy hàn nhiệt dán lại mang đi tiêu thụ. Tại một cửa hàng vật tư điện lạnh trên đường Phạm Hùng (P.Mỹ Đình 1, Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội), PC46 bắt quả tang Đạt đang giao 1.700 bộ ổn định nhiệt giả cho nhân viên. Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Đạt, PC46 còn thu giữ hàng ngàn sản phẩm linh kiện thiết bị vệ sinh do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, 40 kg bao bì sản phẩm và 2 máy dán bao bì sản phẩm…
Hà An
Theo Thanhnien
Hai anh em đặt hàng giả từ Trung Quốc bán kiếm lời
Hàng nghìn bộ ổn định nhiệt bình nóng lạnh và linh kiện vệ sinh giả các thương hiệu được Đạt và Hoàng đặt mua, mang về Hà Nội tiêu thụ.
Ngày 7/11, Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã bắt giữ Đỗ Văn Hoàng và Đỗ Văn Đạt (anh em họ, cùng 26 tuổi, ở huyện Thanh Trì) để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Thiết bị ổn định nhiệt bình nóng lạnh giả.
Sáng 6/11, cảnh sát phát hiện Đạt vận chuyển 1.700 bộ ổn định nhiệt bình nóng lạnh giả hai thương hiệu, đến giao tại cửa hàng vật tư điện lạnh trên đường Phạm Hùng.
Đạt khai, từng là nhân viên bán hàng các sản phẩm trên cho một công ty nên biết mặt hàng này được người tiêu dùng tin tưởng. Hàng của hai hãng này bán chạy trên thị trường.
Đạt đã rủ Hoàng bỏ vốn, đặt làm giả các sản phẩm này từ Đông Hưng, Trung Quốc, rồi thuê vận chuyển về Việt Nam. Cả hai đã đặt in bao bì nylon có in chữ nước ngoài, sau đó cho sản phẩm giả vào trong và dùng máy hàn nhiệt dán lại đem đi tiêu thụ, chủ yếu tại Hà Nội.
Đạt dùng tên giả để giao dịch với các cửa hàng. Khi có khiếu nại của khách, các chủ của hàng đều không nắm được chính xác tên, địa chỉ của Đạt.
Cảnh sát thu giữ hàng nghìn sản phẩm linh kiện thiết bị vệ sinh không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; 40 kg bao bì sản phẩm và 2 máy dán bao bì.
Ước tính hàng nghìn thiết bị giả đã được Đạt và Hoàng đưa ra thị trường tiêu thụ. Theo cán bộ điều tra, hành vi này khiến nhà sản xuất, nhập khẩu thiệt hại lớn về kinh tế, ngoài ra với sản phẩm giả, chất lượng không đảm bảo dễ dẫn tới các tai nạn cháy nổ, chập điện.
Hoàng Việt
Theo VNE
Đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn lĩnh án gần 7 năm tù Bằng các nguyên liệu trôi nổi trên thị trường, Thân Hữu Phước đã cho công nhân sản xuất mỹ phẩm, nước súc miệng, dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh giả các thương hiệu lớn rồi bán ra thị trường. Sáng ngày 25/9, TAND tỉnh Nghệ An đưa vụ án sản xuất, buôn bán, hàng giả do Thân Hữu Phước (SN 1974, trú...