Phá dỡ hộ lan lập bãi tập kết cát lậu chiếm hành lang quốc lộ
Điều này đang đe dọa nghiêm trọng đến hành lang ATGT, tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT trên đường HCM đoạn qua huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua các xã, Đại Hiệp, Đại Quang và Đại Đồng, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, khi lưu thông qua đây, không khó để nhận thấy nhiều đoạn hộ lan, rào chắn hai bên đường bị phá dỡ làm lối đi cho phương tiện cơ giới, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông trên đoạn tuyến. Điều đặc biệt, các đoạn phá dỡ đều là điểm tập kết cát trái phép, có chiều dài hàng chục mét dùng làm lối ra vào trung chuyển cát cho hàng loạt xe tải cỡ lớn, tình trạng này diễn ra đã nhiều tháng nay nhưng chính quyền địa phương vẫn không có bất cứ “động thái” gì.
Tình trạng phát dỡ hộ lan, lấn chiếm hành lang đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT trên đường HCM
Thời điểm ghi nhận, ở khu vực thôn Phú Hải, xã Đại Hiệp nhiều đoạn hộ lan, rào chắn bị phá dỡ. Tại đây, một khu đất rộng vào khoảng 100m2, hàng ngàn khối cát, sỏi không rõ nguồn ngốc, được tập kết trái phép, công khai, như những ngọn núi nằm sát mép đường, chiếm dụng toàn bộ hành lang đoạn tuyến. Việc tháo dỡ, vứt bỏ hộ lan, rào chắn kiên cố nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển, buôn bán cát lậu phi pháp của các đối tượng.
Cách đó không xa, nằm án ngữ vuông góc với đường Hồ Chí Minh ở vị trí khuất tầm nhìn theo hướng Bắc – Nam, một con đường đất dài khoảng 10m được đấu nối từ một núi cát tập kết trái phép với đường Hồ Chí Minh, khối lượng cát lên đến hàng ngàn mét khối, ngạo nghễ thách thức chính quyền.
Núi cát được tập kết lậu ngày sát đường HCM thôn Lâm Tây, xã Địa Đồng, Quảng Nam
Chị Lê Thị Thắm, người dân làm keo tại khu vực cho hay: “ Xe tải chở cát hoạt động tấp lập ra vào tập kết ở khu vực này nhiều tháng nay, núi cát khổng lồ này khi gặp gió, người đi xe máy qua đây khốn khổ vì bụi bay vào mắt rất nguy hiểm. Tình trạng này không chỉ làm ô nhiễm môi trường quanh khu vực mà bãi cát nằm sát đường mật độ xe ra vào nhiều, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT là rất lớn”.
Một người dân khác cho rằng, lượt xe chạy trên đoạn, tuyến đường rất đông, trong đó chủ yếu là xe trọng tải lớn. Việc phá dỡ hộ lan, rào chắn để xe chở cát lao ra từ hai bên đường là rất nguy hiểm cho người dân khi tham gia giao thông tại khu vực này.
Video đang HOT
Trước phản ánh của phóng viên Tạp chí GTVT, ông Lê Thanh Thành, Phó đội trưởng Đội TTGT số 1, tỉnh Quảng Nam có mặt tại hiện trường ghi nhận vụ việc. “Sẽ tiến hành kiểm tra những vấn đề liên qua và xử lý nghiêm nếu có sai phạm…” ông Thành nói.
Nhiều đoạn hộ lan, rào chắn chỉ còn trơ cọc sắt
Liên quan vụ việc, ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp chia sẻ, do mới về nhận công tác, tình trạng phá dỡ hộ lan, rào chắn tập kết cát trái phép trên tuyến QL 14B, đoạn qua địa phận của xã bản thân không nắm được, đề nghị phóng viên liên hệ với Chủ tịch xã, nhưng lúc này Chủ tịch đang đi công tác…?
Cùng chung câu trả lời khi trao đổi với phóng viên, bãi tập kết cát trái pháp nằm sát đường Hồ Chí Minh, khu vực thôn Lâm Tây, xã Đại Đồng, bà Nguyễn Thị Hồng Vĩ- Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện trên địa bàn có một bãi tập kết cát có phép đang hoạt động, nhưng tại khu vực phóng viên phản ánh không có bãi nào? Sẽ cho kiểm tra, nếu phát hiện UBND xã sẽ cho mời hộ dân tập kết cát trái phép đó lên làm việc, hiện UBND xã chưa nắm được tình hình.
Trước thực trạng nhức nhối bãi tập kết cát trái phép, cùng hàng loạt sai phạm đang ngang nhiên diễn ra, tồn tại trên tuyến Hồ Chí Minh, con đường huyết mạch nối miền Trung & Tây Nguyên, việc chiếm dụng hành lang lề đường, phá dỡ hộ lan, rào chắn, tập kết cát trái phép cao hơn mặt đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng mặt đường, ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với con người, phương tiện khi tham gia giao thông tại đoạn tuyến.
Bên cạnh đó, việc tập kết cát lậu, tiêu thụ trái với quy định của pháp luật, thách thức cơ quan công quyền nơi đây, đang dấy lên nghi vấn việc tiếp tay cho cát tặc lộng hành?
THẢO LY – TRỌNG NGHỊ
Theo GTVT
Chênh lệch giờ làm việc khối công - tư: CN muốn giảm giờ làm chính
Theo các quy định hiện hành, công chức Việt Nam chỉ làm việc 40 giờ/tuần, còn công nhân (CN), lao động đang phải làm việc từ 44-48 giờ/tuần. Nhiều người lo ngại điều này sẽ tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ lao động.
Công nhân muốn giảm giờ làm
Chị Võ Thị Năm (35 tuổi, quê Cà Mau) là công nhân làm việc trong nhà máy chế biến thủy, hải sản xuất khẩu. Công việc của chị không chỉ vất vả, mà còn phải làm việc nhiều giờ đồng hồ. Chị Năm tâm sự: "Một tuần chưa kể tăng ca, tăng kíp, những lao động như chúng tôi đã phải làm việc từ thứ 2 tới hết thứ 7 (đủ 48 giờ/tuần). Nếu tính cả thời gian làm thêm nữa, có ngày, tôi phải làm việc tới 10 tiếng. Những lúc công ty có đơn hàng hoặc vào vụ mùa thu hoạch thủy, hải sản, chúng tôi còn phải chia ca chia kíp làm cho kịp tiến độ. Công việc rất mệt mỏi".
Công nhân làm trong doanh nghiệp dệt may, thủy sản là những người phải làm việc nhiều nhất. Ảnh: M.N
Chính bởi vậy, chị Năm kiến nghị nên giảm giờ làm cho khối công nhân, lao động và tính lương giờ làm thêm theo lũy kế. Lao động càng làm thêm nhiều, lương càng phải tăng.
Về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng: "Rõ ràng hiện nay, giờ làm việc ở 2 khối công - tư đang có sự chênh lệch khá lớn. Để đảm bảo sự công bằng trong quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn cũng có đề xuất không tăng giờ làm thêm ở khối doanh nghiệp và kêu gọi doanh nghiệp giảm giờ làm cho người lao động".
Theo ông Quảng, hiện nay, ngành công nghiệp, chế biến hải sản, may mặc, da giày đang là những ngành có tổng số giờ làm việc cao nhất. Hầu hết, ngoài giờ làm việc chính thức, các đơn vị này đều phải tăng giờ làm thêm. Tại nhiều công ty, dù đại diện người lao động có ý kiến không tăng giờ làm thêm, giảm giờ làm chính để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhưng phía doanh nghiệp lại cho rằng điều này là không thể thực hiện, gây cản trở hoạt động sản xuất doanh nghiệp và làm giảm khả năng cạnh tranh quốc gia.
Ông Mai Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Hưng Yên cho rằng, công việc của khu vực doanh nghiệp khác hẳn so với khu vực công. Hoạt động sản xuất phụ thuộc vào phía đối tác, đơn hàng vì vậy, cần có quy định nới lỏng số giờ làm việc, giao cho doanh nghiệp chủ động sử dụng giờ làm việc và giờ làm thêm và chỉ nên quy định khung làm thêm giờ tối đa trên năm chứ không nên quy định số giờ làm trên ngày hay trên tháng.
"Không thể so sánh giờ làm của khu vực công với khu vực tư vì đặc thù 2 công việc ở 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Doanh nghiệp tự sản xuất tự kinh doanh, lương theo sản phẩm, vì thế trong bối cảnh năng suất lao động thấp, sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trở nên khốc liệt thì giờ làm cũng được xem là vũ khí xây dựng kế hoạch sản xuất, cạnh tranh của doanh nghiệp" - ông Dương nói.
Không có sự bất công
Nói về sự khác biệt trong việc quy định giờ làm việc, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH) cho rằng, Bộ luật Lao động hiện hành quy định giờ làm việc tiêu chuẩn không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần, đồng thời khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng chế độ một tuần làm việc 40 giờ dựa trên các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động thế giới (ILO).
Vấn đề chênh lệch giờ làm là vấn đề thực tiễn, xảy ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, với tư cách là người sử dụng lao động cao nhất, Chính phủ thường "gương mẫu" để thực hiện các quy định tốt hơn của Bộ luật Lao động, nên chọn việc áp dụng làm việc 40 giờ. Vì vậy, không có sự liên quan đến phân biệt đối xử trong vấn đề sử dụng giờ làm việc giữa khu vực công - tư.
Theo Luật Công chức, giờ làm việc của công chức được thực hiện theo quy định của Luật Lao động. Với tư cách là người sử dụng lao động ban hành quy định giờ làm việc của người lao động công chức là 40 giờ/tuần, bản chất là Chính phủ thực hiện một quy định của Bộ luật Lao động: Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng chế độ làm việc 40 giờ/tuần. Điều này cũng có thể coi là Chính phủ đang gương mẫu để những "chủ sử dụng" là doanh nghiệp noi theo.
Ông Bình cho rằng, cần phân biệt rõ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ áp dụng chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong khu vực công chức, được ban hành với tư cách là người sử dụng lao động áp dụng cho người lao động của mình, cụ thể là công chức - nhân viên làm việc cho Chính phủ. Không phải Chính phủ ban hành quyết định này với tư cách một cơ quan công quyền để áp dụng chung cho toàn xã hội.
Đồng tình với những vấn đề ở trên, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp còn cho rằng: "Câu chuyện bình đẳng hay không còn do việc bạn làm việc cho người sử dụng lao động nào và họ áp dụng một tuần làm việc bao nhiêu giờ? Luật không quy định cụ thể số giờ làm việc trong tuần của khu vực Nhà nước cũng như khu vực tư nhân".
Nhìn rộng ra toàn khu vực, trong 10 quốc gia ASEAN, chỉ có 2 quốc gia quy định thời giờ làm việc thấp hơn 48 giờ/tuần là Singapore (một quốc gia phát triển hàng đầu khu vực, quy định 44 giờ/tuần) và Indonesia (quy định 40 giờ/tuần). Còn lại, đa số các quốc gia phát triển hơn so với Việt Nam như: Thái Lan, Brunei, Malaysia... cũng vẫn quy định giờ làm việc là 48 giờ/tuần.
Theo Danviet
Bộ Công thương lưu ý "sống còn" cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Benin Thương vụ Việt Nam tại Maroc, kiêm nhiệm thị trường Benin mới đây đã đưa ra một số lưu ý đảm bảo an toàn hơn trong giao dịch với các đối tác Benin cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh minh họa. Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc để tránh rủi ro, thiệt hại và tăng tính đảm bảo...