Phá đền cổ… đổ đền “bê tông”

Theo dõi VGT trên

Đền Đại Hội, xã Đại Nghĩa, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) là một ngôi đền cổ thờ Thượng đẳng thần Cao Sơn, một vị thần đã có công với dân làng. Năm 1994, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi đền vẫn giữ được gần như nguyên vẹn giá trị văn hoá nhưng mới đây, ngôi đền cổ linh thiêng này đã bị chính quyền xã Đại Nghĩa tự ý phá bỏ, xây dựng mới một ngôi đền khác bằng… “bê tông hóa”, làm sai lệch hoàn toàn di tích lịch sử văn hóa này.

Một mình một luật

Phá đền cổ... đổ đền bê tông - Hình 1

Toàn bộ hậu cung, bệ thờ, cột, kèo, quá giang nay đã được… bê tông hóa và sơn giả gỗ (Ảnh: Báo Phú Thọ)

Đền Đại Hội được UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 1994 là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh không chỉ của nhân dân xã Đại Nghĩa mà còn nhiều xã quanh khu vực. Đến tháng 7/2012, đền Đại Hội được xã Đại Nghĩa đậ.p đi cho xây mới hoàn toàn bằng bê tông trên diện tích cũ. Lối vào lát gạch với chiếc cổng đền bằng sắt, lư hương được đặt nằm trên lưng những con rùa bê tông toàn bộ hệ thống cột, quá giang đã được thay thế bằng bê tông sơn giả vân gỗ ban thờ xây bằng gạch, lát gạch men và những cửa sổ được bổ ô, song cửa làm bằng thanh bê tông đặt ngang… khác hoàn toàn ngôi đền trước đây.

Ông Vũ Nhường – Thủ từ của đền cho biết: Trước đây, toàn bộ hệ thống bên trong ngôi đền được làm bằng gỗ với những chiếc cột to chắc và được giằng nhau với những chiếc xa ngang, đòn tay… sơn màu vàng nhạt trông đẹp và uy nghi cổ kính lắm. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, ai cho phép mà ngôi đền cổ uy nghi nằm bên bờ sông Lô này lại được giao cho Công ty cổ phần kim loại mầu Bắc Hà dỡ ra, xây mới lại theo mô hình… cung tiến xây dựng?

Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Quân – Chủ tịch UBND xã Đại Nghĩa cho biết: Ngôi đền đã quá xuống cấp, nhiều lần Ban quản lý đền, chính quyền xã kiến nghị lên cấp trên nhưng không có ý kiến phản hồi. Vì vậy, ngay khi Công ty cổ phần kim loại mầu Bắc Hà (do bà Hà Thị Thông làm chủ tịch HĐQT) đang tham gia khai thác cát sỏi trên sông Lô thuộc địa bàn xã đặt vấn đề cung tiến làm lại với Ban quản lý và xã, chính quyền đã… “gật đầu”.

Theo điều 34 của Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009, việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải đảm bảo các yêu cầu: giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ, không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thaodu lịch cấp tỉnh… Căn cứ theo quy định này, chính quyền xã Đại Nghĩa đã tự ý “một mình một luật” khi cho đậ.p ngôi đền cũ để xây đền mới bằng bê tông mà chưa được bất cứ một cơ quan cấp có thâm quyên nào cho phép. Ông Nguyễn Tiến Quân cũng thừa nhận: Do kinh phí địa phương eo hẹp nên dù biết là sai khi không “xin ý kiến” huyện nhưng chính quyền vẫn phải đồng ý cho làm. Chúng tôi chịu nhiều sức ép từ phía các cụ bô lão và Ban quản lý đền, do đó ngay khi Công ty đặt vấn đề và các cụ ở Ban quản lý đền có ý kiến, xã đã chấp thuận cho làm và không báo cáo lên huyện nữa.

Tuy cho rằng bị sức ép từ phía Ban quản lý đền và các bô lão đồng thời biết là sai khi không được sự cho phép của cấp trên, nhưng trong lễ khởi công, ông Chủ tịch UBND xã vẫn cầm cuốc, tham gia khởi công công trình! Trong quá trình xây dựng, toàn bộ việc tháo dỡ, thuê thợ, xây lại đền… đều do Công ty cổ phần kim loại mầu Bắc Hà làm hết, xã và Ban quản lý đền đứng ngoài làm ngơ nên việc “làm mới” ngôi đền đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh này trong một thời gian dài mà cấp trên không biết.

Cần xử lý nghiêm những hành vi cố tình làm trái

Video đang HOT

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 12/10, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Phú Thọ đã có công văn gửi lãnh đạo huyện Đoan Hùng nêu rõ: “Hiện nay, UBND xã Đại Nghĩa đã đầu tư tu bổ đền Đại Hội song chưa có hồ sơ thủ tục gửi huyện Đoan Hùng, Sở Văn hóa, UBND tỉnh để xin phép tu bổ, tôn tạo”. Việc tự ý tôn tạo đền Đại Hội là trái với Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý di tích đã xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh.

Sau khi kiểm tra, ngày 17/10, UBND huyện Đoan Hùng có thông báo thừa nhận: UBND xã Đại Nghĩa đã không thực hiện đúng công tác quản lý Nhà nước về quản lý văn hoá nhất là trong lĩnh vực sửa chữa và tôn tạo lại di tích khi di tích xuống cấp đã không kịp thời báo cáo UBND huyện, chưa tích cực đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép sửa chữa đền Đại Hội để Ban quản lý đền tự ý sửa chữa làm sai lệch kích thước ban đầu, kết cấu vật liệu xây dựng băng bê tông cốt thép không đúng chủng loại.

Ông Phạm Bá Khiêm, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Việc tu sửa các di tích phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật Di sản và các Nghị định, thông tư, hướng dẫn thực hiện, nhất là QĐ 2564 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Theo đó, quy trình mẫu là sau khi phát hiện di tích hư hỏng, Ban quản lý phải báo cáo với chính quyền xã bằng văn bản. Chính quyền xã sẽ kiểm tra, báo cáo với UBND huyện, huyện báo cáo tỉnh. Khi có thông tin, tỉnh sẽ chỉ đạo kiểm tra và có phương án xử lý. Công trình là di tích cấp tỉnh thì thẩm quyền ra quyết định sửa chữa, tu bổ thuôc Chủ tịch UBND tỉnh, chứ sở, huyện và xã không có thẩm quyền. UBND xã Đại Nghĩa có trách nhiệm trực tiếp quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Đại Hội, để xảy ra việc làm sai lệch di tích, không báo cáo cấp huyện là hoàn toàn sai và cần phải xử lý. Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch đã kiểm tra tình tình thực tế, chỉ đạo chính quyền địa phương giữ nguyên hiện trường những kiến trúc của ngôi đền để thanh, kiểm tra lại, từ đó đề xuất phương án xử lý.

Đền Đại Hội cũ bị phá dỡ, thay vào đó là đền được xây dựng bằng bê tông cốt thép đã khiến không ít người dân xã Đại Nghĩa bức xúc vì đã đán.h mất sự uy nghi và linh thiêng của ngôi đền. Người dân trong xã mong muốn các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ cần sớm điều ra làm rõ những hành vi cố tình làm trái Luật Di sản văn hóa để xử lý, tránh những sự việc đáng tiếc tương tự xảy ra.

Theo Dantri

Câu chuyện về "cuốn sổ đỏ" 400 năm tuổ.i

Ít ai biết được giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang tồn tại 1 cuốn sổ đỏ bằng đá với niên đại gần 4 thế kỷ. Cuốn sổ đỏ đặc biệt này như "văn bằng chứng chỉ" bằng đá với cái tên "Đông Tác phường Trung Tự thôn địa giới kiệt" có một không hai của cả nước. Nó không chỉ là minh chứng cho 1 vùng "địa linh nhân kiệt" mà còn là một báu vật quốc gia. Sau bao biến cố thăng trầm, cuốn sổ đỏ kỳ lạ này đang được lưu giữ tại ngôi đình Đông Tác, phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội).

Thăng trầm báu vật quốc gia

Phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nổi tiếng là vùng "địa linh nhân kiệt". Cho đến ngày nay ở đó vẫn còn gìn giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa hàng nghìn năm. Không những vậy đình Kim Liên được biết đến là Trấn phía Nam thành Thăng Long (trong tứ trấn Thăng Long). Và chính nơi đây vẫn còn đang lưu giữ cuốn sách cổ bằng đá. Cuốn sách mà người dân gọi là "cuốn sổ đỏ" này đã tồn tại cùng với thời gian gần 4 thế kỷ.

Cụ Tế Trưởng Ban bảo vệ di tích đình Trung Tự đưa chúng tôi tận mắt chiêm ngưỡng "cuốn sổ đỏ" kỳ lạ này. Thực chất "cuốn sổ đỏ" này là 2 tấm đá úp mặt vào nhau. Cả 2 đều hình vuông, vát cạnh giống như hình con dấu triện mỗi cạnh dài 76cm. Tấm dưới dày 50cm, tấm trên dày 18cm. Tấm dưới như thân hộp còn tấm trên như nắp hộp đậy lên. Do biến cố lịch sử và thời gian nên "cuốn sổ đỏ" này có nhiều vết sứt mẻ, nứt rạn ngang dọc.

Câu chuyện về cuốn sổ đỏ 400 năm tuổ.i - Hình 1

Cuốn "sổ đỏ" được nhân dân thờ phụng trong khuôn viên đình

Để tìm hiểu nội dung, lịch sử và những thăng trầm của "cuốn sổ đỏ" này chúng tôi được người dân chỉ tới cụ Nguyễn Trà - người có duyên và nặng lòng nhất với cuốn sổ đỏ bằng đá này. Đã ngoài 80 tuổ.i nhưng cụ vẫn còn khá minh mẫn. Chẳng thế giấu được niềm vui của cụ khi có người hỏi đến chuyện cuốn "sổ đá". Cụ bảo: "Các anh hỏi về cuốn sổ đá vào đây là đúng địa chỉ rồi đó. Bây giờ có mấy ai muốn tìm hiểu những gì thuộc về lịch sử xa xưa đâu. Từ ngày về hưu tôi trực tiếp làm công việc bảo quản cũng như nghiên cứu cuốn sổ đỏ này chưa thấy ai hỏi tới nó cả".

Quả đúng như những gì chúng tôi kỳ vọng, cụ Trà thuộc từng chữ trong "cuốn sổ đỏ" như lòng bàn tay. Cụ chia sẻ: "Thực ra đây như một cuốn sách, chỉ 2 trang nhưng có biết bao câu chuyên về nó. Không những vậy, cuốn sách cổ này đã chứng tỏ một điều: đây là vùng đất sản sinh ra rất nhiều nhân tài, nhiều học sĩ cho nước nhà".

Cụ Trà cho biết, hai mặt đá hình dấu triện, mặt dưới có 700 chữ, mặt trên có 600 chữ úp vào nhau, được khắc tạc bằng chữ nho và được khắc rất tinh tế. Đây là văn bia, là chứng tích minh chứng cho mảnh đất này được vua phong cho tổ tiên người làng Trung Tự để ghi nhận công lao của các bậc tiên hiền. Mặt đá ghi lại toàn bộ quá trình từ khi đòi đất đến khi được quan trên phán quyết trả lại đất cho dân làng Trung Tự.

Nội dung mặt đá dưới gồm 2 phần chính. Phần thứ nhất đại ý là tờ trình của dân làng Trung Tự gửi quan trên: "... Đất thổ cư của bản thôn, phía Đông giáp Kim Hoa phường, Tây giáp Kiều Thượng, Kiều Hạ, Bắc giáp xã Đinh Huân, Nam gần hào ngoài thành Đại La...

Trước đây đất đai bị quân phòng chiếm, chỉ còn khu đình chùa và một vài nhà dân. Tuy người dân phải dời đi nơi khác, nhưng những việc hộ tịch, thi cử, tuyển mộ thì dân làng vẫn theo lệ cũ... Kính mong quan trên giúp cho dân chúng tôi trở về làng an cư phục nghiệp".

Phần thứ hai là tờ trình của quan Phụng Sai, đề ngày 10 tháng 6 năm Quý Sửu, đời vua Lê Gia Tông, niên hiệu Dương Đức 2 (năm 1673) tóm tắt như sau: "Các thửa đất tên là đất của tổ tiên dân làng Trung Tự được phong từ trước, gồm cả đầm, ao đã tra xét... bị quân phòng chiếm rồi sau quân doanh làm nhà ở... Kính xin chiếu chỉ quan trên chuẩn trả lại đất đai cho dân làng trở về an cư phục nghiệp, không được phiêu cư sang huyện Quảng Đức".

Câu chuyện về cuốn sổ đỏ 400 năm tuổ.i - Hình 2

Cụ Trà đang kể lại lịch sử về cuốn sổ đỏ

Nói đến đây cụ Nguyễn Trà cười thâm thúy: "Sở dĩ hai mặt đá có chữ được ốp vào nhau mục đích để tránh nắng mưa và tránh thời gian làm xói mòn. Hơn nữa cuốn sổ này hình dấu triện là hình ảnh tượng trưng cho pháp lý, cho sự công nhận của triều đình với nội dung được tạc bên trong".

Lưu truyền cuộc ẩu đả giữa hai làng

Cuối thế kỷ thứ 16 người dân làng Trung Tự phải rời nơi "chôn nhau cắt rốn", bỏ nhà cửa, lang bạt dìu dắt nhau nương náu nhiều nơi vì Thái phó Việt Quận Công đã chiếm đất của nhân dân làm quân phòng, sau đó làm quân doanh. Người làng Trung Tự đã đi kiện đòi đất. Sau cả chục năm sống cảnh "ăn nhờ ở đậu", nỗi khốn cùng của người dân Trung Tự đã thấu đến tai nhà Vua. Và đến năm 1673, dân làng Trung Tự được quay trở lại và gây dựng lại cơ đồ.

Chưa dừng lại ở đó, 4 năm sau dân làng Trung Tự lại bị làng khác khiếu kiện và cho rằng họ đã bị lấn đất. May mắn lúc đó, các quan xã đã xác định việc t.ố cá.o này là không đúng sự thực. Chính từ đây, "cuốn sổ đỏ" kia được hình thành. Vua cho dựng tấm bia đá như một giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, vừa như một cột mốc giới phân định rõ ranh giới giữa hai làng để tránh sự tranh chấp có thể xảy ra sau này.

"Cuốn sổ đỏ" đặc biệt của làng Trung Tự ra đời cũng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đã có thời gian "sổ đỏ" này đã rơi vào quên lãng. Từ năm 1954 đến 1980 nó bị hắt hủi nằm như vật vô tri, tủi phận bên lề đường làng. Và cho đến năm 1982, cụ Bùi Huy Lân cùng với một số thanh niên đã bê hai tảng đá này vào trong sân đình và đặt ngay cạnh gốc thị trăm tuổ.i.

Câu chuyện về cuốn sổ đỏ 400 năm tuổ.i - Hình 3

Cuốn gia phả họ Nguyễn làng Trung Tự ghi lại toàn bộ lịch sử cũng như những thăng trầm của cuốn sổ đỏ 400 năm

Cụ Trà kể lại: "đến mãi năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, dòng họ Nguyễn chúng tôi đã góp công, của xây dựng cuốn thư và 2 nhà bia rồi "rước" cuốn "sổ đỏ" vào trong sân đình để gìn giữ cho muôn đời sau". Đã gần 400 năm trôi qua, những nét chữ vẫn còn nguyên vẹn và sắc nét.

Gần 4 thế kỷ trôi qua, sự nghiệt ngã của thời gian đủ để phá hủy bất cứ một thư tịch cổ nào, nhưng với văn bia đá này nó sẽ còn mãi, trường tồn. Nó là niềm tự hào của dân làng Trung Tự, là vật báu quốc gia.

Nói đến đây cụ Trà cười vui vẻ: "Thế mới biết việc tranh chấp đất đai không phải bây giờ mới có. Có lẽ đây là "cuốn sổ đỏ" đầu tiên của nước ta! Chúng tôi sẽ cố gắng bảo vệ và gìn giữ nó như một báu vật để con cháu đời sau biết được một dấu mốc lịch sử của địa phương".

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan: Đây là một hình thức sổ đỏ, ra đời trong hoàn cảnh tranh chấp đất đai giữa hai dòng họ. Việc khẳng định chủ quyền sử dụng đất của mình trên đá đã thể hiện sự cố gắng và quyết tâm của dòng họ Nguyễn. Chúng ta cần phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ những giá trị lịch sử ấy.

Theo tác giả Tô Hoài - Nguyễn Vinh Phúc trong sách "Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long Hà Nội", tấm bia này thể hiện một điều độc đáo sau: "Từ thời xa xưa, các văn bản công nhận quyền sở hữu ruộng đất phải đem khắc vào bia để mong lưu truyền mãi mãi, mà thậm chí là bia hộp để tránh cho chữ khỏi bị mưa gió bào mòn theo thời gian.

"Văn bia "Đông Tác phường Trung Tự thôn địa giới kiệt" do Hoàng Giáp Nguyễn Trù, Tế Tửu Quốc Tử Giám, tước Xương phái hầu soạn, và do Thị Nội Tiến Thư Tả Binh Phiên Sở Xứ Quách Đăng Đài khắc ngày mồng 2 tháng 6 năm Quý Sửu, đời vua Lê Thuần Tông, niên hiệu Long Đức 2 (1733). Hoàng Giáp Nguyễn Trù đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697), thuộc thế hệ thứ 8 của dòng họ Nguyễn Đông Tác - Trung Tự, Hà Nội.

Năm 1992, bia đá hộp được xếp hạng di tích lịch sử. Hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa của đình Trung Tự đán.h giá về khối bia hộp như sau: "Khối bia hộp duy nhất tìm thấy ở nội thành, một loại hình di vật độc đáo đặc biệt quý hiếm trong Di sản văn hóa nước nhà" (Theo Quyết định số 776/QĐ của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao ngày 23/6/1992).

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo bị phụ huynh "tố" xúc phạm học sinh, ép đi học thêm
15:03:33 26/09/2024
Uẩn khúc trong vụ mẹ b.ỏ co.n mới sinh vào thùng xốp, thả trôi sông
06:17:45 26/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Học sinh nhập viện, lộ ra sự việc bất thường của nhà trường
10:12:09 27/09/2024
Tiếng gầm của cơn lũ Làng Nủ đến từ đâu?
22:18:27 26/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
07:05:13 26/09/2024
Hà Nội: Nông dân rớt nước mắt nhìn vườn phật thủ chế.t khô ven sông Hồng
13:01:37 26/09/2024
Đi bộ qua đường, na.m sin.h lớp 12 bị xe tải tông t.ử von.g
07:27:01 26/09/2024

Tin đang nóng

Trương Mỹ Lan xin lại 2 túi Hermes bạch tạng, nữ trang chục carat để làm kỷ niệm
13:42:41 27/09/2024
Hoa hậu Ý Nhi về nước, rạng rỡ khoác tay bạn trai ở sân bay
14:13:01 27/09/2024
Hằng Du Mục tuyên chiến một nhân vật sau kiếp nạn Tôn Bằng, tế thẳng lên MXH
13:37:13 27/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ
14:57:12 27/09/2024
An Dĩ Hiên lộ diện sau 2 năm ở ẩn
15:13:19 27/09/2024
Lý do Hồ Ngọc Hà không còn đăng nhiều về hai con Lisa - Leon lên mạng xã hội
15:05:31 27/09/2024
Bạn trai Nam Em thất đức, xem việc ủng hộ vùng lũ như trò đùa, CĐM phán hết cứu
14:45:00 27/09/2024
Cuộc gọi trước khi qua đời của Michael Jackson hé lộ bí mật kinh hoàng liên quan tới Diddy?
16:45:02 27/09/2024

Tin mới nhất

Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể

17:34:57 27/09/2024
Lực lượng tìm kiếm tại thôn Làng Nủ đã tìm thấy th.i th.ể chị Hoàng Thị Quyến trong vụ lũ quét tang thương xảy ra vào rạng sáng 10/9.

Thôn Làng Nủ nằm ở vị trí đứt gãy địa chất nguy hiểm

16:44:19 27/09/2024
Trận lũ quét vùi lấp Làng Nủ ở Lào Cai thực chất là một trận lũ bùn đá tạo thành do mưa rất lớn tập trung tại một điểm.

Vụ 'quần thể du lịch trái phép' dốc Hoàng Hôn: Kiểm điểm lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết

16:01:32 27/09/2024
Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Lê Thanh Sơn nói rằng, bản thân ông và Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Phan Nguyễn Hoàng Tân cũng phải kiểm điểm trách nhiệm trong vụ quần thể du lịch trái phép ở dốc Hoàng Hôn.

Vụ sập cầu Phong Châu: Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm người bị nạn

15:00:14 27/09/2024
Theo Vietnamnet, chiều 27/9, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc đề nghị hỗ trợ giúp đỡ đối với công tác giải quyết sự cố cầu Phong Châu.

Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

14:27:35 27/09/2024
Chiều 27/9, nguồn tin của VietNamNet xác nhận, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc đề nghị hỗ trợ giúp đỡ đối với công tác giải quyết sự cố cầu Phong Châu.

Rõ ý đồ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa, chính quyền tính thu hồi 4.200m2 bán đảo

13:37:35 27/09/2024
Quận Đống Đa cho biết đang xem xét thu hồi 3/4 (khoảng 4.200m2) diện tích bán đảo hồ Hoàng Cầu mà Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Thủy đang sử dụng.

Dân tố bị thu giữ 2 máy múc giữa đêm, chính quyền nói gì?

13:17:27 27/09/2024
Những ngày gần đây, ông Phạm Thành An (48 tuổ.i, trú thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) gửi đơn kêu cứu nhiều nơi vì cho rằng chính quyền xã Cam Phước Tây đã thu giữ của ông này 2 máy múc trái quy định pháp luật.

Hàng triệu tr.ẻ e.m được sinh ra từ các bà mẹ v.ị thàn.h niê.n trên thế giới

11:19:12 27/09/2024
Tại Việt Nam, tỷ suất sinh con ở v.ị thàn.h niê.n (từ 15-19 tuổ.i) vẫn còn cao, trên toàn quốc là 42 trẻ sinh ra sống/1000 phụ nữ, cao nhất ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc (115) và Tây Nguyên (76).

Cuba đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với nghi thức trọng thể nhất

10:09:15 27/09/2024
Cuba đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

Hai học sinh bị thương sau tiếng nổ lớn

09:05:56 27/09/2024
Ba học sinh ở Gia Lai học theo mạng xã hội, đặt mua vật liệu để chế tạo pháo nổ. Trong lúc làm, vật liệt phát nổ khiến 2 anh em bị thương.

Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h 2 học sinh: Đề nghị công an xử lý

09:03:29 27/09/2024
Liên quan đến vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h 2 học sinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã đề nghị công an xử lý phụ huynh và nhà trường xử lý học sinh vi phạm kỷ luật.

Nữ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam sở hữu bằng lái máy bay tư nhân

08:59:11 27/09/2024
Chị Hồ Thanh Hương là một trong số những người hiếm hoi học lái máy bay như một sở thích. Chị cũng được ghi nhận là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa học lái máy bay tư nhân.

Có thể bạn quan tâm

Nhặt được khối lạ khi đi tham quan, nghi vật quý giá hơn 27 tỷ đồng

Lạ vui

18:20:24 27/09/2024
Khối lạ được bà Vương (người Trung Quốc) tìm thấy khi đi tham quan tại một khu thắng cảnh ven biển, nếu đây là khối long diên hương có thể bán với giá 8 triệu tệ (hơn 27 tỷ đồng).

Bắt chủ nhóm Zalo "Clip Hot 18+"

Pháp luật

18:14:58 27/09/2024
Những người muốn tham gia nhóm Zalo Nhóm Clip Hot...18+ để xem clip đồ.i trụ.y phải chuyển khoản cho Đỗ Tấn Tài 50-100 nghìn đồng. Tài vừa bị công an khởi tố, bắt giam.

Chàng trai Bình Định cưới được vợ xinh như hoa nhờ nụ hôn trộm lúc 3 tuổ.i

Netizen

18:13:22 27/09/2024
Trong tiệc sinh nhật 3 tuổ.i, Hưng lén hôn lên má bạn gái cùng tuổ.i. Nhờ nụ hôn đó, 23 năm sau, anh cưới được vợ xinh như hoa.

Thanh Hằng tuổ.i 41: Nhan sắc rực rỡ, "phủ" toàn hàng hiệu

Phong cách sao

18:11:56 27/09/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng nhận được sự quan tâm khi hội ngộ diễn viên Mai Davika và nhiều sao châu Á tại một sự kiện thời trang ở Bangkok (Thái Lan) tối 25/9.

HOT: Kỳ Duyên - Minh Triệu tái ngộ hậu drama, khoảng cách như "một vòng Trái đất"!

Sao việt

18:09:28 27/09/2024
Dù 2 người đẹp không còn chúng mình có nhau khi xuất hiện nữa nhưng không biết vô tình hay cố ý mà Kỳ Duyên và Minh Triệu lại được xếp ngồi gần nhau.

Concert Anh trai vượt ngàn chông gai 'cháy vé' sau 1 tiếng mở bán

Nhạc việt

17:44:57 27/09/2024
Tính đến 12h (sau đúng 1 tiếng mở bán), chỉ còn 2 hạng vé còn sót lại là XVIP3 và Tinh Tú. Tuy nhiên số lượng vé cũng chỉ còn rất ít.

Cấp phát thuố.c thiết yếu phòng bệnh sau mưa lũ

Sức khỏe

17:31:12 27/09/2024
Bộ Y tế và Hội Thầy thuố.c trẻ Việt Nam vừa đưa hơn 100 bác sĩ của nhiều bệnh viện lớn đến khám bệnh và cấp thuố.c miễn phí cho trên 1.200 người dân xã Mường Chiềng (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau m...

Triệu Lệ Dĩnh ngồi không vực dậy cả ngôi làng, cục diện hoa 85 thay đổi từ lâu

Sao châu á

17:27:37 27/09/2024
Sau khi giành giải Thị hậu Phi Thiên, tên tuổ.i của Triệu Lệ Dĩnh càng lên như diều gặp gió. Nhưng ít ai biết rằng, cô nàng từng ngồi không cũng nuôi sống cả một ngôi làng.

ĐTCL mùa 11: Học cách "làm trùm" meta 14.8 với đội hình Thuật Sĩ - Sứ Thanh Hoa sát thương cực lỗi

Mọt game

17:22:53 27/09/2024
Tại bản 14.8 vừa qua, Riot Games đã ra tay giảm sức mạnh một loạt đội hình reroll như Yone, Gnar... Ở chiều hướng ngược lại, một loat tướng 4 vàng lại nhận được buff vô cùng đáng chú ý.

Là "fan cứng" T1 nhưng nữ cosplayer gợi cảm bậc nhất thế giới cũng buông lời phũ cho HoL Faker

Cosplay

16:54:16 27/09/2024
Những ngày qua, từ khi gói Hall of Legends của Faker ra mắt, đã thu hút trọn vẹn sự chú ý của cộng đồng LMHT toàn thế giới. Đây là lần đầu tiên Riot áp dụng hệ thống Pass vào trong toàn bộ cõi LMHT

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 43: Như có bầu, Bảo Anh cài cắm nội gián trong quán cà phê của Thái?

Phim việt

16:48:15 27/09/2024
Trong lúc Lê và Pu nấu ăn, Như ngồi trên ghế nghỉ ngơi như thường lệ. Tuy nhiên, đột nhiên Như thấy buồn nôn và khó chịu vô cùng với mùi thức ăn mà Lê và Pu đang nấu.