Phá cầu người dân tự xây: Ai cũng nói không biết?
Hội đồng nhân dân thành phố, Ban dân vận quận Thủ Đức đều không nắm được về thông tin cây cầu người dân tự xây bị Phường Hiệp Bình Chánh phá.
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 5/2, trước việc UBND phường Hiệp Bình Chánh phá dỡ cây cầu người dân tự xây dựng để đi lại 1 năm qua, bà Trương Thị Ánh – Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân TPHCM cho biết: “Tôi chưa nắm được thông tin về sự việc này, vì còn đang đi công tác”.
Trong khi đó, khi liên hệ với Hội liên hiệp phụ nữ Quận Thủ Đức thì một cán bộ cho biết: “Bên phía Hội liên hiệp phụ nữ chưa nắm được thông tin về sự việc này, cần phải xác minh với địa phương, rồi mới lên tiếng được”.
Về phía Ban dân vận quận Thủ Đức cũng cho biết: “Hiện nay, chúng tôi chưa nắm được thông tin, còn cụ thể sự việc thì phải bên Quận ủy nắm”.
Trước đó, chia sẻ với Đất Việt, ngày 3/2, ông Lê Văn Chiến – Chánh Văn phòng UBND quận Thủ Đức cũng cho biết: “Bản thân tôi chưa nắm được thông tin về sự việc này, tôi sẽ kiểm tra lại”.
Ngày 4/2, một cán bộ của Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố HCM, đơn vị liên quan đến cây cầu cũng phủ nhận liên quan.
Cán bộ này khẳng định: “Việc người dân xây cầu đi qua con rạch trên địa bàn các phường, quận là do Sở GTVT quản lý, bên Trung tâm chỉ quản lý hệ thống thoát nước, không liên quan đến cầu”.
Video đang HOT
Theo lời khẳng định của cán bộ này thì tất cả hệ thống rạch và cầu trên địa bàn thành phố có được xây dựng hay không đều do Sở GTVT quản lý, Trung tâm không có quyền quyết định, mà chỉ quản lý hệ thống thoát nước.
Các cơ quan quản lý vòng vo trốn trách nhiệm
Trong khi, trước đó, trao đổi với báo chí, ông Vũ Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh lại cho rằng: “Rạch Cầu Quán là tuyến rạch trọng điểm thoát nước chung của toàn khu vực khu phố 7 và khu phố 8 phường Hiệp Bình Chánh (khoảng 1.800 hộ dân). Tuyến rạch này do Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố trực tiếp quản lý”.
Chính vì vậy, nên việc đầu tư xây dựng công trình trên tuyến rạch Cầu Quán đều phải có ý kiến chấp thuận của Sở GTVT và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố.
Trong một diễn biến liên quan, PGS. TS Nguyễn Đình Thám – Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, nếu như lo ngại về an toàn của cây cầu, thì có thể cử một đơn vị về kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng công trình, các đơn vị này rất nhiều, TPHCM lại càng nhiều. Chỉ cần lập Ban thanh tra mời một đơn vị có chức năng đánh giá, để thấy được chất lượng cây cầu là không khó.
Phường phá cầu người dân tự xây: Làm rõ trắng đen
Chính quyền không xây cầu đảm bảo cho dân, lại còn xuống cấp, dân phải tự bỏ tiền để xây mà phá đi là không hợp tình hợp lý.
Ông Thám cho hay: “Nếu không an toàn, hữu dụng cho dân, mà phục vụ đời sống thì nên khắc phục bằng cách cho gia cường, tu sửa, sau đó để dân sử dụng, bởi vì nếu là lý do an toàn thì có rất nhiều biện pháp để xử lý, không nên lãng phí, vì cây cầu làm nên mất bao công sức tiền của”.
Trước sự việc này, TS cầu đường Nguyễn Xuân Thủy cho biết: “Việc đập phá cầu như vậy là không hợp lý, người dân bỏ tiền làm cầu dân sinh, chính quyền hoàn toàn có thể để tồn tại kèm theo điều kiện ràng buộc như phương tiện nào đi lại được qua cây cầu, để đảm bảo an toàn. Trong khi, chưa thể xây cho dân cây cầu tốt hơn thì phải để tồn tại, dân mới có cầu để phục vụ sinh hoạt hàng ngày”.
Để thấy rằng, phường đã quá máy móc, gây lãng phí, mất lòng dân, cầu do dân tự bỏ tiền ra xây dựng, không hỏi ý kiến của dân, không được sự đồng ý của dân, như vậy là sai về nhân văn, về lý tình.
Ở đây, để thấy một điều là chính quyền không hết lòng vì người dân mà chỉ làm theo nguyên tắc, nhiều nơi không có cầu người dân vẫn tự làm phà, tự đóng thuyền để qua sông như vậy có phải xin phép không?
Theo_Báo Đất Việt
Bắt đoàn xe chở hàng siêu trường, siêu trọng không giấy phép
Đoàn xe 4 chiếc chở các thiết bị là hàng siêu trường, siêu trọng nối đuôi nhau đi vào tỉnh lộ 391 để né trạm cân Ba Hàng. Khi đoàn xe bị bắt giữ, cơ quan chức năng phát hiện hàng hóa không có giấy phép lưu hành.
Đêm 4/2, trên đường đi tuần lưu, các lực lượng thuộc Thanh tra Sở GTVT và Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Hải Dương đã phát hiện, kiểm tra 4 xe chở các thiết bị là hàng siêu trường, siêu trọng (khoảng trên 80 tấn/cấu kiện), không có giấy phép lưu hành.
Đoàn xe này đi vào đường tránh tỉnh lộ 391 để né Trạm kiểm tra tải trọng (KTTT) Hải Dương (Trạm Ba Hàng). Các phương tiện bị cơ quan chức năng Hải Dương bắt giữ bao gồm: xe đầu kéo BKS 15C-11698 của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Lâm (Hải Phòng) do tài xế Vương Đức Hải điều khiển; xe đầu kéo BKS 15C-09647 của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Lâm do tài xế Phạm Văn Việt (ngụ Hải Dương) điều khiển; xe đầu kéo BKS 29C-45736 của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Bảo Chung VN (Hà Nội) do tài xế Phạm Văn Báo (ngụ Hà Nội) điều khiển; xe đầu kéo BKS 16M-4480 của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Lâm do tài xế Phạm Văn Hoan (ngụ Hải Dương) điều khiển.
Đoàn xe chở hàng siêu trường, siêu trọng đang được tạm giữ tại Hải Dương
4 xe trên đã bị cơ quan chức năng Hải Dương tiến hành lập biên bản vi phạm xử phạt tổng số tiền 144 triệu đồng; tước Giấy phép lái xe 2 tháng đối với các lái xe vi phạm; yêu cầu chủ xe, chủ hàng phải bố trí phương tiện đáp ứng khả năng chuyên chở hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định.
Đặc biệt yêu cầu chủ hàng phải xin giấy phép lưu hành của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền mới được nhận hàng cho lưu thông.
Thu Hằng
Theo Dantri
Các nhà ga metro sẽ có trung tâm thương mại Các nhà ga thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ được đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích,... để người dân mua sắm, tạo nguồn thu cho công tác vận hành bảo dưỡng tuyến đường sắt này. Phó Chủ tịch UBND TPHCM vừa yêu cầu Ban Quản lý Đường sắt đô thị...