Phá camera, đập máy ATM lấy tiền trong đêm
Lợi dụng đêm khuya vắng người, hai đối tượng đã vào đập máy camera và cạy máy ATM để lấy tiền nhưng không thành. Hiện cơ quan công an đang truy tìm hai đối tượng này.
Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào lúc 2h sáng nay 14/5, hai đối tượng lạ mặt đã cạy phá máy ATM của ngân hàng Agribank ngay trước trụ sở UBND phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa.
Camera đối diện cửa ra vào đã bị phá hỏng.
Tại hiện trường, phần nắp ngoài phía trước của máy ATM này đã bị cạy phá bung, camera đối diện với cửa ra vào của máy ATM đã bị đập phá. Camera còn lại nằm phía bên trái của máy ATM vẫn hoạt động bình thường.
Khi các đối tượng cạy phá được nắp ngoài của máy rút tiến này thì chuông báo động rú lên, ngay sau đó nhân viên của chi nhánh đã có mặt tại hiện trường và thông báo vụ việc cho cơ quan công an.
Video đang HOT
Nắp ngoài của máy ATM đã bị các đối tượng cạy ra.
Theo một nhân viên của chi nhánh, các đối tượng mới chỉ cạy phá được phần vỏ ngoài nên chưa bị mất tiền. Có thể các đối tượng này đã theo dõi từ trước, vì sáng hôm qua nhân viên của chi nhánh Ngân hàng mới tiếp tiền cho máy ATM này xong thì đến tối bị cạy phá.
Được biết, toàn bộ băng ghi hình cũng như các tang vật đang được cơ quan chức năng thu thập để mở rộng điều tra. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Theo Dantri
Vụ tham nhũng đất đai "6 năm xử chưa xong" lại tiếp tục làm nóng dư luận
Không như những lần trước, lần này, Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam tham gia tố tụng yêu cầu được bồi thường thiệt hại, gồm vốn vay 3.000 lượng vàng SJC, 18 tỉ đồng.
Bị cáo Nguyễn Văn Khỏe tại phiên tòa phúc thẩm tháng 6/2011. Ảnh: TỐ TRÂM
Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung và chuyển hồ sơ vụ án tham nhũng đất đai xảy ra tại huyện Hóc Môn sang VKSND cùng cấp.
Giữ nguyên quan điểm
Theo đó, CQĐT Công an TPHCM giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố đối với 10 bị can. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Khỏe (SN 1954, nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn) bị đề nghị truy tố về 3 tội danh như trước đây, gồm: nhận hối lộ (số tiền 1,4 tỉ đồng); lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (để nhận quà biếu 830 triệu đồng, 10.000 USD và nửa chiếc sừng tê giác trị giá 10.000 USD), tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (nhận 5.000 USD và 50 triệu đồng).
Trần Thị Hà (SN 1967, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại, Kinh doanh nhà Thành Phát) và Hà Văn Hòa (SN 1954, chồng Hà, nguyên phó giám đốc) bị đề nghị truy tố cùng về 2 tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (hơn 10,5 tỉ đồng) và "Đưa hối lộ". Nhóm cựu quan chức huyện Hóc Môn và UBND xã Đông Thạnh tội "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Nhóm cán bộ Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Chợ Lớn tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "Nhận hối lộ".
Kết luận điều tra bổ sung lần này nêu rõ Agribank đã ủy quyền cho ông Phạm Đăng Bộ, Giám đốc Agribank Chi nhánh Chợ Lớn, làm đại diện cho Agribank tham gia tố tụng trong vụ án. Agribank yêu cầu Trần Thị Hà bồi thường thiệt hại, gồm vốn vay 3.000 lượng vàng SJC, 18 tỉ đồng và lãi vay 3,063 tỉ đồng; đề nghị được giao quyền xử lý 79.652 m2 đất tại xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) có trong 33 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Agribank Chi nhánh Chợ Lớn đang quản lý, để thu hồi nợ vay của Công ty TNHH Thành Phát.
Ngoài ra, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại 12 không còn là chủ đầu tư dự án cụm công nghiệp và dân cư tại xã Đông Thạnh nên không đưa vào vòng tố tụng.
6 năm vẫn chưa xử được
Vụ án này được khởi tố điều tra từ tháng 11/2007. Sau quá trình điều tra, tháng 7/2009, VKSND TPHCM đã có cáo trạng lần thứ nhất truy tố 10 bị can. Tuy nhiên, khi hồ sơ chuyển sang TAND TPHCM để xét xử, TAND TPHCM đã hoàn trả hồ sơ để điều tra lại.
Tháng 4/2010, VKSND TPHCM có cáo trạng truy tố lần thứ hai. Đến tháng 8/2010, TAND TPHCM xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Khỏe 26 năm tù về 3 tội "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ" và "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người khác có chức vụ, quyền hạn để trục lợi". Trần Thị Hà và Hà Văn Hòa tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (chiếm đoạt của ngân hàng 18 tỉ đồng, 3.000 lượng vàng) và "Đưa hối lộ"...
Tháng 6/2011, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại từ đầu vì còn quá nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Thêm vào đó, bản án sơ thẩm đã có vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong việc giải quyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự của 2 bị cáo Trần Thị Hà, Hà Văn Hòa. Bản án sơ thẩm quy kết vợ chồng Hà - Hòa chiếm đoạt 18 tỉ đồng và 3.000 lượng vàng của Agribank. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm thấy có căn cứ xác định sau khi lấy được tiền, Trần Thị Hà cũng đã sử dụng một phần để dùng đền bù cho các hộ dân, trả tiền lãi, đóng thuế chuyển quyền sử dụng đất... nhưng chưa được cấp sơ thẩm làm rõ. Ngoài ra, ngân hàng là nguyên đơn dân sự, bị thiệt hại do bị lừa đảo nhưng không có đơn yêu cầu đòi bồi thường, tòa sơ thẩm vẫn buộc 2 bị cáo Hà, Hòa bồi thường cho ngân hàng 18 tỉ đồng và 3.000 lượng vàng nộp vào ngân sách là không đúng quy định.
Tòa phúc thẩm cũng đề nghị khi điều tra, xét xử lại, cấp sơ thẩm cần đưa Công ty Thương mại 12 vào vụ án với tư cách bên liên quan để làm rõ việc mua bán nợ giữa công ty này và Công ty Thành Phát.
Ngày 29/5/2012, VKSND TPHCM hoàn tất cáo trạng lần thứ ba. Theo bản cáo trạng này, Hà và Hòa bị quy kết lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 10,5 tỉ đồng của ngân hàng (cáo trạng lần trước là 18 tỉ đồng và 3.000 lượng vàng) do VKSND xác định các bị cáo có dùng một phần tiền vay để đầu tư dự án. Tuy nhiên, tháng 8/2012, sau khi mở phiên tòa, TAND TPHCM quyết định hoàn trả hồ sơ cho VKSND TPHCM để điều tra bổ sung, làm rõ một số vấn đề. Ngày 21/3/2013, VKSND TP có quyết định trả hồ sơ về Cơ quan CSĐT Công an TPHCM để điều tra bổ sung.
Chiếm đoạt và đưa hối lộ số tiền "khủng" Năm 2002, vợ chồng Trần Thị Hà và Hà Văn Hòa khai khống vốn điều lệ và thành lập Công ty Thành Phát. Dù công ty không hoạt động kinh doanh, không có khả năng tài chính nhưng cả 2 vẫn làm đơn xin lập dự án khu dân cư và KCN sạch tại xã Đông Thạnh. Khi được các cơ quan chức năng chấp thuận địa điểm và có quyết định giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất cho công ty thực hiện dự án, Hà và Hòa sử dụng hồ sơ này làm cơ sở cho việc huy động vốn, thế chấp vay tiền ngân hàng để chiếm đoạt hơn 10,5 tỉ đồng. Để thực hiện trót lọt các hành vi trên, từ năm 2004 đến khi bị bắt, Hà đã đưa hối lộ hơn 1,8 tỉ đồng và 5.000 USD; Hòa đưa hối lộ 600 triệu đồng cho ông Khỏe và một số cá nhân khác trong vụ án.
Theo xahoi
Truy nã giám đốc sửa giấy đỏ vay gần 36 tỉ đồng Liên quan đên viêc Lê Duy Khiêm, nguyên trưởng Phòng Quản lý đât đai (Sở TN&MT tỉnh Bình Thuân) bị bắt, Công an TP.HCM vừa ra quyêt định truy nã đôi với ông Ngô Văn Phưởng (Công ty TNHH Du lịch Hawaii) vê tôi lạm dụng tín nhiêm chiêm đoạt tài sản. Theo Công an tỉnh Bình Thuân, ông Phưởng cùng vợ thành...