Phá bỏ sự im lặng trong bạo lực gia đình!
Đó là thông điệp của triển lãm “ Phía sau cánh cửa”, hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027″ được thực hiện bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam…
Triển lãm nhằm phản ánh thực trạng xã hội về vấn đề bạo lực gia đình, cũng như thể hiện những nỗ lực của Hội LHPN Việt Nam trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, góp phần xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, hướng đến mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
Để thực hiện triển lãm này, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã nghiên cứu hơn 60 trường hợp bị bạo lực gia đình, trong đó một nửa là các ca bạo lực được cung cấp từ Nhà bình yên của Trung tâm Phụ nữ và phát triển thuộc Hội LHPN Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu đã trao đổi trực tiếp với tất cả các nhân vật nhưng chỉ có chưa đến 20 nhân vật đồng ý chia sẻ câu chuyện của mình, thậm chí một số nhân vật đã đồng ý nhưng sau đó suy nghĩ lại và từ chối không tham gia.
Trong số những nhân vật đồng ý chia sẻ, thì chỉ có 7 nhân vật cho ghi âm, chụp ảnh và cho phép Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sử dụng trong trưng bày nhưng phải qua xử lý hình ảnh, không lộ danh tính. Lý do chính là họ sợ câu chuyện công khai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, con cái của mình, của chồng mình – dù đó cũng là người gây ra bạo lực. Đây thực sự là một điều đáng để chúng ta suy nghĩ.
Giới và bình đẳng giới thực chất là gì khi chúng ta đứng lên kêu gọi, nhưng chính người phụ nữ không dám, chưa dám lên tiếng để bảo vệ chính cuộc sống của mình. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện của chị T.D SN 1988, tại Hưng Yên – là biên tập viên truyền hình cũng như vậy. Vì lúc quyết định kết hôn với người chồng bây giờ cũng là mối tình đầu, gia đình chị khuyên can khá nhiều. Khi chị bị chồng đánh và nhiều hình thức bạo hành khác, chị không thể tâm sự với ai, ngay cả cha mẹ mình.
Video đang HOT
Chị bảo: “Tôi cố sống vì đó là sự lựa chọn của mình rồi, phải chấp nhận”. Thế nên cha mẹ chị D không hề biết gì về những đau đớn con gái phải chịu đựng, cho tới một ngày chị D hoảng loạn gọi điện cho mẹ cầu cứu: “Mẹ sang cứu con, con không thể ở đây được”.
Chị T.T SN 1980, ở Nam Định là Tiến sĩ, giảng viên ĐH. Ai cũng bảo gia đình chị thật hạnh phúc, mẫu mực. Không ai ngờ bao năm qua, nữ tiến sĩ ấy bị người chồng học rộng biết nhiều thượng cẳng chân hạ cẳng tay, thậm chí cả bạo lực chuyện ấy . Chị T kể mỗi lần đánh chị, chồng thường khóa trái cửa trong phòng để đánh. Những khi vợ chồng vui vẻ, chị có hỏi vì sao anh đánh chị, anh nói: “Em làm theo anh thì chả có vấn đề gì”. Mà làm theo tức là phải nhất nhất theo ý chồng, chồng nói đi chợ mua cái này mà mua thành cái khác thì về cũng “ăn đòn”.
Còn chị P.T.T SN 1981, tại Vĩnh Phúc – là nhân viên ngân hàng bị chồng đánh tàn bạo đến mức phải chạy trốn tới Ngôi nhà bình yên của Trung ương Hội LHPN Việt Nam lánh nạn. Chị kể, hôn nhân của vợ chồng chị không được bố mẹ chồng đồng ý, nên bao năm chị vẫn không được coi là người trong nhà, gia đình bàn bạc việc gì không bao giờ bàn với chị.
Một điều khiến người tham dự triển lãm thấy sốc bởi nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình còn bị chồng bạo lực quan hệ. Những lúc người vợ mệt mỏi, không đồng thuận trong việc quan hệ, chồng đều cưỡng bức họ phải đáp ứng nhu cầu, thậm chí còn có trường hợp để cho các con nhìn thấy.
Những số liệu quốc gia về các ca bạo lực gia đình ngày càng đáng báo động, tuy nhiên đó cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Những gì ẩn sâu dưới mặt băng xã hội mới là những nguy hiểm tiềm tàng có thể phá hủy những gì nó đi qua trong quá trình phát triển xã hội.
Và những gì Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, các cấp Hội LHPN Việt Nam đang thực hiện chưa dễ lấp đầy khoảng trống bình đẳng giới, bởi gần như vấp phải sự im lặng đáng sợ của chính những người trong cuộc, cũng như của nhiều người trong xã hội. Giới và bình đẳng giới thực chất là gì khi chúng ta đứng lên kêu gọi, nhưng chính người phụ nữ không dám, chưa dám lên tiếng để bảo vệ chính cuộc sống của mình.
Theo thống kê của hơn 60 trường hợp Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp cận, nạn nhân bị bạo lực ở lứa tuổi 8X, 9X chiếm 61%; trong đó người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ, Thạc sĩ chiếm 85%; những người gây bạo lực có trình độ ĐH, CĐ, thậm chí Thạc sĩ cũng chiếm 61%.
Nguyên nhân bạo lực ở khía cạnh kinh tế chiếm 10,3%; tác động xã hội như nghiện hút, ngoại tình, ghen tuông, gia trưởng, cờ bạc,nhậu nhẹt chiếm 83,8%… Hình thức bạo lực: bạo lực thể chất chiếm 98%, bạo lực tinh thần chiếm 100%, bạo lực quan hệ chiếm 31%.
Bạo lực giữa chồng và vợ xảy ra, phần lớn do người đàn ông nhận thức sai lầm về vị trí vai trò của mình trong gia đình, khi cho rằng mình có quyền phán xét, giáo dục vợ. Nếu vợ làm trái ý mình hoặc không thực hiện theo mệnh lệnh, người vợ có thể bị mắng chửi, đánh.
Trong khi đó, người phụ nữ cũng không xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của bản thân đối với chồng, gia đình nhà chồng, tự hạ thấp bản thân mà không biết phát huy, vận dụng quyền dân chủ của mình. Lý do căn bản nhất là do họ thiếu kiến thức về bình đẳng giới, nhận thức sai lệch về vị trí của bản thân, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống gia đình.
Các hình thức bạo lực gia đình hiện nay cũng diễn biến phức tạp và tinh vi hơn trước. Nó thể hiện “dữ dội, ồn ào” ở các gia đình có mức sống bình dân, tầng lớp lao động phổ thông và diễn ra “âm thầm, lặng lẽ” trong các gia đình tri thức. Chính vì vậy, bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình, mà trở thành vấn đề của xã hội, cần sự chung tay, lên tiếng của cộng đồng với thông điệp “Hãy phá bỏ im lặng, chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình”.
Theo phapluatvaxahoi.vn
Khó hình sự hoá hành vi bạo lực gia đình
Giai đoạn 2009 - 2018, tại TP.HCM, số vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) tuy có giảm nhưng tính chất, hành vi ngày càng nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho nạn nhân. Thực trạng này đặt ra vấn đề biện pháp xử lý nạn BLGĐ phải "mạnh tay" hơn...
1.630 CLB Gia đình hạnh phúc
Ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết: "Sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống BLGĐ trên địa bàn thành phố qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Công tác tuyên truyền pháp luật triển khai quyết liệt ngay khi luật được ban hành, nhất là những địa bàn trọng điểm". TP.HCM đã lồng ghép tuyên truyền Luật Phòng chống BLGĐ trong tuyên truyền về gia đình văn hóa của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"...
Một buổi tư vấn cách giữ hôn nhân bền vững, tránh bạo lực gia đình tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM. Ảnh: T.L
Theo Ban chỉ đạo công tác gia đình TP.HCM, trong thời gian qua, thành phố đã phối hợp và nỗ lực triển khai nhiều hoạt động phòng chống BLGĐ. Tất cả 322 phường, xã, thị trấn của thành phố hiện nay đều có ban chỉ đạo công tác gia đình. Toàn thành phố có gần 1.630 CLB Gia đình hạnh phúc, hơn 230 CLB Gia đình phát triển bền vững, hơn 1.740 nhóm phòng chống BLGĐ tại các phường, xã, thị trấn. Ngoài ra, thành phố có gần 1.060 tổ tư vấn, 5.500 tổ hòa giải cơ sở và hơn 1.140 địa chỉ tin cậy cộng đồng.
Chỉ dừng lại ở xử lý hành chính
Theo báo cáo tổng kết, từ tháng 6.2009 đến tháng 6.2018, toàn TP.HCM xảy ra gần 1.877 vụ BLGĐ. Trong đó, số vụ BLGĐ ở 19 quận nội thành là 1.402 (chiếm 74,7%), tại 5 huyện ngoại thành là 475 vụ (chiếm 25,3%). Nạn nhân nữ trong các vụ BLGĐ chiếm 86%.
Tuy số vụ BLGĐ ngày càng nhiều, nhưng việc xử lý lại gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê của Công an TP. HCM, từ năm 2009 đến năm 2016 có 963 vụ liên quan đến BLGĐ với 981 người vi phạm pháp luật và 997 nạn nhân; trong đó có 783 vụ đã xử phạt hành chính với số tiền xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng...
TP.HCM đang kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống BLGĐ. Cụ thể là thêm các hành vi bạo lực trong quan hệ vợ chồng như: Ép buộc mang thai, sinh nhiều con so với quy định, ép buộc lựa chọn giới tính thai nhi. Thay quy định "phải có đơn của nạn nhân BLGĐ" bằng quy định khác phù hợp, thuận lợi hơn trong công tác kiểm tra, xử lý... để có cơ sở để xác định hành vi BLGĐ cũng như bảo vệ nạn nhân.
Theo báo cáo tại hội nghị, tuy số vụ vi phạm Luật Phòng chống BLGĐ trên địa bàn thành phố giảm nhưng lại xảy ra những vụ có tính chất rất nghiêm trọng, làm nạn nhân bị BLGĐ bị tàn tật vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Nguyên nhân được chỉ ra rằng do các thành viên thiếu kỹ năng xử lý các tranh chấp mâu thuẫn, do tệ nạn xã hội thâm nhập vào các gia đình... Cùng với đó, vấn đề BLGĐ thường được mặc định là chuyện nội bộ, người ngoài ít can thiệp, thậm chí những người có chức năng. Tâm lý nhẫn nhịn cho qua, sợ bị chê cười khiến các vụ bạo hành chỉ được phát hiện khi đã để lại hậu quả khá nghiêm trọng...
Theo đại diện Ban chỉ đạo công tác gia đình TP.HCM, các nạn nhân thường không muốn hoặc không thể tham gia khi BLGĐ trở thành vụ án hình sự. Họ thường rút lại lời khai sau khi cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát .Hệ thống tư pháp, hình sự và hành chính hiện nay chủ yếu tập trung vào hòa giải. Các xử lý phổ biến của lực lượng công an là hòa giải, tránh bắt và tạm giam, chỉ trừ những trường hợp rất nghiêm trọng.
Theo Danviet
500 cán bộ Việt Nam được đào tạo trong khuôn khổ Kế hoạch Colombo Sáng 30/10, tại Hà Nội, Kỳ họp lần thứ 46 Uỷ ban Tư vấn Kế hoạch Colombo (Colombo Plan - CCM46) đã khai mạc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức kỳ họp quan trọng nhất của Kế hoạch Colombo với chủ đề "Bình đẳng giới". Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Lễ khai mạc Phát biểu...