Phá bỏ di sản Chiến tranh Lạnh: Bàn Môn Điếm và quán tính của tư duy lỗi thời

Theo dõi VGT trên

Thời khắc Moon-Kim tháng 4 năm 2018 là thời khắc một dân tộc thực hiện quyền tự quyết, lên tiếng và hành động theo chi phối của logic nội tại.

Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bước qua biên giới hai miền vào ngày 27/4/2018 để tiến vào khu nhà Hòa bình, Bàn Môn Điếm, chắc chắn gần 77 triệu người Triều Tiên đã trải qua những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của khao khát hòa bình, hòa hợp và của mong ước non sông thu về một mối.

65 năm thăng trầm, sóng gió và chia cắt. Mỗi bên đều có niềm tự hào riêng. Nhưng mỗi khi nghĩ đến vĩ tuyến 38, khu DMZ, Bàn Môn Điếm, chắc chắn họ đều tự thấy sứ mệnh lớn của dân tộc vẫn còn dang dở.

Phá bỏ di sản Chiến tranh Lạnh: Bàn Môn Điếm và quán tính của tư duy lỗi thời - Hình 1

Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bước qua biên giới hai miền vào ngày 27/4/2018 để tiến vào khu nhà Hòa bình, Bàn Môn Điếm, chắc chắn gần 77 triệu người Triều Tiên đã trải qua những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của khao khát hòa bình, hòa hợp và của mong ước non sông thu về một mối.

Chiến Tranh Lạnh và sự thật bị khuất lấp

Ngày 27/7/1953, tại Bàn Môn Điếm, trước đó chỉ như một địa danh ít người biết đến thuộc tỉnh Gyeonggi, nằm trên phần lãnh thổ phía Hàn Quốc ngày nay, các bên liên quan gồm Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên đã ký kết Hiệp định đình chiến sau ba năm giao tranh.

Sau này Bàn Môn Điếm trở nên nổi tiếng đối với du khách quốc tế không chỉ bởi ý nghĩa lịch sử mà còn bởi nó nằm ngay sát biên giới hai miền, nơi được cho là có sự bố trí lực lượng quân sự dày đặc và nguy hiểm nhất thế giới. Tại DMZ, du khách muốn tham quan phải ký kết vào biên bản tự chịu trách nhiệm cho sự an toàn tính mạng của chính bản thân mình.

Hiệp định ngưng chiến tạm thời chấm dứt tiếng s.úng nhưng không phải là một cam kết hòa bình.

Hay nói cách khác, bán đảo Triều Tiên trong hơn 6 thập kỷ qua vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chiến tranh. Mỗi khi miền Bắc thử hạt nhân hay Mỹ-Hàn tập trận quy mô lớn, bóng ma chiến tranh lại trở về.

Trong suốt hơn sáu thập kỷ đó, thù địch là thái độ chính yếu. “Chính sách Ánh dương” về đối thoại và hòa giải của nhà lãnh đạo đạt giải Nobel hòa bình Kim Daejung chỉ như ánh sao băng.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên được định danh khác biệt. Từ “Cuộc xung đột Triều Tiên” đến “Cuộc chiến bị lãng quên” và rồi “Cuộc chiến không được biết”, vì nó đã không gây được sự chú ý như cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Việt Nam do Mỹ tiến hành về sau. Phía Hàn Quốc gọi đó là “cuộc chiến tranh ngày 25 tháng 6″ căn cứ vào ngày khởi phát cuộc chiến. Còn Triều Tiên chính thức ghi là “Chiến tranh giải phóng Tổ quốc” trong khi Trung Quốc nói “Kháng Mỹ viện Triều”.

Dù thế nào, đó cũng là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất thế kỷ 20. Hàng triệu người c.hết và bị thương (dù thống kê các bên không khớp nhau). Kinh tế thiệt hại nặng nề. Hàng trăm nghìn gia đình ly tán. Đất nước bị chia đôi.

Sau năm 1953, Mỹ hậu thuẫn thành lập chính phủ Hàn Quốc còn Liên Xô, Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên. Không khí thù địch, căng thẳng, có lúc như bên miệng hố chiến tranh. Đối đầu Bắc Nam có phần khởi phát từ lịch sử nhưng Chiến tranh Lạnh đã tạo bối cảnh.

Video đang HOT

Trên thực tế, Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh nóng đầu tiên thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nơi đưa đến khái niệm “chiến tranh hạn chế” cho những quốc gia chủ chiến trong thế kỷ 20.

Chiến tranh Lạnh, trạng thái đối đầu không t.iền lệ, mang hàm ý phân biệt chiến tuyến rõ nét. Không dẫn đến xung đột quân sự toàn cầu nhưng hàng chục cuộc chiến cục bộ, khu vực đã xảy ra tại Việt Nam, Triều Tiên, Trung Đông, Mỹ La tinh và châu Phi.

Điểm đáng chú ý khác, Chiến tranh Lạnh không chỉ hàm chứa mâu thuẫn giữa hai thực thể tưởng chừng như nguyên khối. Năm 1966, với chủ trương ly tâm, Charles de Gaulle rút Pháp ra khỏi NATO. Ở bên kia, mâu thuẫn giữa hai “người anh” XHCN đã dẫn đến cuộc chiến biên giới Xô-Trung chớp nhoáng năm 1969.

Vô số những rào chắn đó khiến cách hiểu về Chiến tranh Lạnh phức tạp hơn chúng ta nghĩ.

Những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 hay Hội nghị Bandung năm 1955 tiến bộ ở chỗ đó, tức là thừa nhận vai trò của quyền tự quyết dân tộc. Và bởi vậy, một sự thật, một cách nhìn tự thân từ bên trong cá thể mỗi một quốc gia-dân tộc cần được thừa nhận, vốn có xu hướng bị khuất lấp bởi bức màn đối đầu địa chính trị toàn cầu.

Phá bỏ “khuôn phép”, xây dựng tương lai

Không phải các cường quốc bên ngoài mà chính các quốc gia nhỏ hơn luôn có quyền và có thể tự quyết định vận mệnh. Cùng vì lẽ đó, nhiều quốc gia Á-Phi-Mỹ La tinh sau này đều đi theo con đường của độc lập, tự chủ về đối ngoại.

Thời khắc Moon-Kim tháng 4 năm 2018 là thời khắc một dân tộc thực hiện quyền tự quyết, lên tiếng và hành động theo chi phối của logic nội tại. Tác động từ bên ngoài tuy quan trọng nhưng không quyết định. Bởi vậy, cuộc gặp Trump-Kim tới đây, nếu có, cũng sẽ chẳng có ý nghĩa nhiều nếu Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn chưa vượt qua được não trạng đối đầu trực tiếp.

Di sản Chiến tranh Lạnh không chỉ là Bàn Môn Điếm cho dù đó là một trong những biểu tượng quan trọng cuối cùng. Bức tường Berlin đã đổ nhưng quán tính của “khuôn phép” tư duy kiểu cũ,lỗi thời chưa mất đi. Trong chiến tranh thương mại gần đây, Bắc Kinh cáo buộc Washington quay lạitư duy “kiểu Chiến tranh Lạnh” trong khi Nga, Mỹ vẫn chỉ trích nhau dùng tâm lý chiến như thời lưỡng cực.

Một nhà tâm lý học từng nói, loài người đã đạt nhiều tiến bộ về vật chất ngoài sức tưởng tượng nhưng trong hàng nghìn năm, thậm chí lâu hơn,tâm lý không thay là bao. Vẫn yêu ghét, sợ hãi và hy vọng.

Để nhìn vào mặt tích cực của vấn đề nhiều khi phải đợi đến “cùng tắc biến”, hay giải pháp cuối cùng.

Nhân dân Triều Tiên hai miền lúc này chắc hẳn không muốn đi xa hơn nữa theo tư duy nhị nguyên đó. Họ không muốn dính dáng gì nữa đến trò chơi có tổng số bằng không mang tính loại trừ lẫn nhau.

Bánh xe sẽ không quay lùi. Nhưng với điều kiện là hai bên ký hòa ước, bình thường hóa và bàn giải pháp thống nhất. Bàn Môn Điếm đã là làng đình chiến và sau thượng đỉnh Moon-Kim, nó cơ hội trở thành làng hòa bình.

Nếu không bỏ lỡ, dù muộn, không chỉ nhân dân Triều Tiên mà nhân loại tiến bộ sẽ vượt qua thêm được một lằn ranh lịch sử đầy khó khăn.

Theo Thạch Hà

Vietnamnet

Vì sao Bàn Môn Điếm có thể được chọn cho Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Trên tài khoản Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý: "Thượng đỉnh Mỹ-Triều nên được tổ chức ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm".

Thành công từ Thượng đỉnh liên Triều

Lời gợi ý này tiếp tục được Tổng thống Mỹ nhắc lại sau đó: "Rất nhiều quốc gia đang được cân nhắc làm địa điểm cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, nhưng liệu Nhà Hòa Bình/Nhà Tự Do nằm giữa biên giới liên Triều có mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, quan trọng và lâu bền hơn là ở một bên thứ 3 hay không? Tôi chỉ hỏi vậy thôi!".

Vì sao Bàn Môn Điếm có thể được chọn cho Thượng đỉnh Mỹ-Triều? - Hình 1

Lời chia sẻ đầy ẩn ý của Tổng thống Donald Trump trên tài khoản Twitter cá nhân.

Theo tờ New York Post, Bàn Môn Điếm rất đáng được cân nhắc để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều đặc biệt là sau thành công của Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều diễn ra hồi cuối tuần trước đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Trong bầu không khí lạc quan và các cuộc trao đổi thẳng thắn, cởi mở, hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã nhất trí sẽ tiến tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và ký kết Hiệp ước Hòa bình vào cuối năm nay.

Từ kết quả đầy tích cực của Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều, nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều cũng sẽ được tổ chức tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Thậm chí, một số sự kiện quan trọng sẽ diễn ra tại các khu vực nằm ở phía Triều Tiên.

Cũng theo các chuyên gia, việc lựa chọn Bàn Môn Điếm là nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ mang lại nhiều lợi thế cho cả Mỹ và Triều Tiên. Đầu tiên, các cơ sở vật chất phục vụ cho báo chí đã sẵn có từ Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều và quan trọng hơn, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ "cảm thấy thoải mái hơn" khi không phải di chuyển quá xa khỏi đất nước.

Hơn thế nữa, chính phía Hàn Quốc cũng ủng hộ phương án này. Người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng, Bàn Môn Điếm là địa điểm giàu ý nghĩa để tổ chức các sự kiện nhằm hàn gắn sự chia rẽ và thiết lập một dấu mốc lịch sử cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Chẳng phải Bàn Môn Điếm sẽ là địa điểm mang tính biểu tượng nhất sao?".

Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi chứng kiến những hình ảnh quay trực tiếp từ Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều cũng cảm thấy hào hứng với triển vọng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại khu vực làng đình chiến Bàn Môn Điếm.

Phát biểu sau cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: "Chúng tôi sẽ công bố địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều trong vài ngày tới.

Có một vài điều khiến tôi cảm thấy hào hứng trước viễn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ được tổ chức tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, chúng tôi có thể tổ chức lễ ăn mừng lớn ngay tại địa điểm lịch sử này chứ không phải ở một nước thứ 3".

Các chuyên gia nhận định, ông Trump muốn xuất hiện trong "những khoảnh khắc làm nên lịch sử" khi ông trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ông Trump cũng muốn thực hiện cái bắt tay "xuyên biên giới" như lãnh đạo Hàn-Triều cũng như khoảnh khắc ông được nhà lãnh đạo Kim Jong-un mời "bước chân sang lãnh thổ Triều Tiên".

Singapore- phương án dự phòng không tồi

Tuy nhiên, nhiều trợ lý của ông Trump lại bày tỏ lo ngại vì sự "hào hứng có phần quá mức" của Tổng thống Mỹ về khả năng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều được tổ chức tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Giới chức Mỹ cho rằng, điều này khiến ông Trump trở nên "nhượng bộ quá đà" với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Chính vì thế, giới chức Mỹ vẫn đang thảo luận về khả năng coi Singapore là phương án dự phòng và cho rằng, điều này sẽ giúp Tổng thống Trump "có được một lựa chọn mang nhiều tính trung lập hơn".

Ngoài ra, Singapore cũng là một lựa chọn không tồi khi quốc gia Đông Nam Á này vừa là đồng minh thân cận của Mỹ vừa có quan hệ ngoại giao mật thiết với Triều Tiên. Điều này đặc biệt quan trọng bởi hiện trên thế giới không có nhiều nước có Đại sứ quán đặt tại Triều Tiên.

Tuy nhiên, phương án Singapore bộc lộ điểm bất cập rất lớn, đó là khoảng cách từ Triều Tiên đến Singapore là khá xa và sẽ rất khó để thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên rời khỏi đất nước để đến một quốc gia mà việc bảo đảm an ninh cho ông vẫn là một câu hỏi lớn.

Ulan Bator - địa điểm kỳ lạ nhưng rất đáng cân nhắc

Một địa điểm thoạt nghe có vẻ bất thường nhưng lại được cả Mỹ và Triều Tiên từng đề xuất trước đó là thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ nằm ở phía Tây Bắc Triều Tiên.

Theo các chuyên gia, điều này xuất phát từ việc, cũng như Singapore, Ulan Bator có quan hệ ngoại giao với cả Bình Nhưỡng và Washington khiến địa điểm này mang tính trung lập với cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ngoài ra, Ulan Bator đặc biệt gần với Bình Nhưỡng và nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chỉ phải di chuyển quãng đường rất ngắn để đến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Bà Jenna Gibson- Giám đốc Truyền thông của Viện Kinh tế Hàn Quốc- nhận định: "Mông Cổ rất hào hứng trước khả năng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Họ đã công khai tuyên bố muốn làm nước chủ nhà cho sự kiện này. Mông Cổ muốn trở thành Thụy Sĩ của châu Á [ám chỉ mang tính trung lập cao-ND] và muốn trở thành một đối tác tốt với cả Mỹ và Triều Tiên".

Tuy nhiên, Mông Cổ cũng không phải là địa điểm lý tưởng bởi như vậy, ông Trump sẽ phải di chuyển xa hơn ông Kim Jong-un rất nhiều và điều này có thể bị coi là Tổng thống Mỹ buộc phải "xuống nước" trước đối thủ.

Ông Jean Lee, chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Wilson, kết luận: "Lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên cần một địa điểm có thể vừa đảm bảo an ninh cho họ, vừa giúp họ thoải mái gặp gỡ nhau. Rõ ràng, không có nhiều địa điểm thỏa mãn được cả 2 yêu cầu này".

Theo Trần Khánh

VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Hãng dược phẩm Kobayashi điều tra thêm 76 trường hợp t.ử v.ong liên quan thực phẩm chức năng
20:09:25 28/06/2024
UAE rút ngắn bài giảng tại các thánh đường Hồi giáo để tránh nắng nóng
07:02:22 29/06/2024
Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể
12:09:29 29/06/2024
Đức, Pháp và Ba Lan hợp lực để hồi sinh Tam giác Weimar
19:58:58 28/06/2024

Tin đang nóng

Lan Ngọc "quậy" nhất đám cưới Midu: Tung ảnh không chỉnh sửa cô dâu chú rể, loạt mỹ nhân Vbiz thành "nạn nhân"
13:51:39 30/06/2024
5 chi tiết đậm mùi hào môn trong đám cưới Midu: Màn cắt bánh "độc nhất vô nhị" chưa khủng bằng việc dùng 1 thứ đắt nhất thế giới!
16:10:47 30/06/2024
Người mẹ 3 con đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Puerto Rico ở độ t.uổi U40
13:16:24 30/06/2024
Động thái của "vua cá Koi" Thắng Ngô sau khi ném nhẫn cưới dứt tình với Hà Thanh Xuân
13:59:44 30/06/2024
Thái tử đế chế LVMH hẹn hò ai trước Lisa? Hết tiểu thư tài phiệt đến luật sư đa tài bảo sao em út BLACKPINK bị so sánh
14:08:37 30/06/2024
Mỹ nhân được bạn trai bế thốc để giật hoa cưới Midu, lộ hint muốn cưới dù chưa công khai?
16:22:11 30/06/2024
Sammy Đào: Chị gái song sinh Mèo Simmy, nghi bị "em trai" Mr.Vịt cắm sừng?
14:58:04 30/06/2024
Phương Oanh tiết lộ cuộc sống thời con gái, có một điểm khác hẳn sau khi sinh con cho shark Bình
14:04:02 30/06/2024

Tin mới nhất

Đảo chính, bạo loạn và nổi dậy: 'Ngọn núi lửa chính trị' Bolivia liên tục phun trào

19:00:20 30/06/2024
Ông Archondo lập luận rằng chưa có cuộc đảo chính nào kể từ khi trật tự chung được duy trì ở Bolivia, ngay cả trong cuộc khủng hoảng năm 2019 hoặc vụ việc hôm 26/6. Ông nói, quân đội chưa hề cai trị đất nước dù chỉ một phút .

Ai Cập: Lo ngại giá nông sản tăng vọt do khủng hoảng phân bón

18:51:29 30/06/2024
Thời tiết nắng nóng gay gắt đã buộc Chính phủ Ai Cập tạm dừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nhà máy phân bón để chuyển nguồn cung cho các nhà máy phát điện nhằm giải quyết tình trạng mất điện kéo dài tới 4 giờ mỗi ngày ở một số khu ...

Giao lưu cộng đồng các nước ASEAN tại Argentina

18:40:12 30/06/2024
Trao đổi thương mại giữa Argentina và ASEAN tăng trưởng đều trong những năm qua. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Argentina tới các nước thành viên ASEAN vượt 5 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD.

Vùng Caribe đối mặt với cơn bão lớn, nguy hiểm đầu tiên trong năm

18:01:53 30/06/2024
Tại thủ đô Bridgetown của Barbados, hàng dài ô tô xếp hàng chờ mua xăng, trong khi các siêu thị và cửa hàng tạp hóa chật kín người mua thực phẩm, nước uống và đồ dùng.

Lở đất tại Kyrgyzstan, ít nhất 1.300 người phải sơ tán

17:43:41 30/06/2024
Bộ Tình trạng khẩn cấp Kyrgyzstan cho biết tỷ lệ lở đất tại nước này trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6/2024 tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủ tướng Ai Cập hoàn tất kế hoạch thành lập chính phủ mới

16:41:28 30/06/2024
Đây là cuộc cải tổ nội các thứ tư dưới thời ông Madbouly, người giữ chức Thủ tướng Ai Cập kể từ tháng 6/2018. Lần cải tổ gần đây nhất diễn ra vào tháng 8/2022, với 13 bộ trưởng được thay thế.

Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?

11:05:53 30/06/2024
Tất cả các công trình đều được làm thành mô hình Lego. Mỗi công trình sẽ có 3 bộ Lego, chính vì vậy những nhà tài trợ có thể trúng thưởng 1 trong 15 bộ Lego. Các nhà tài trợ có thể chọn bộ Lego họ muốn được nhận.

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Có thể bạn quan tâm

Những mỹ nhân từng là "người tình tin đồn" của Kim Soo Hyun

Sao châu á

19:15:44 30/06/2024
Ahn So Hee, Bae Suzy, Kim Ji Won, Nana, Yoona... là những mỹ nhân từng vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Kim Soo Hyun.

"Anh trai say hi" tập 3: HIEUTHUHAI lần đầu "hơn thua" vì áp lực đội trưởng

Tv show

19:12:44 30/06/2024
Tập 3 Anh Trai Say Hi là màn công bố đội trưởng và lập team mới cho Livestage 2. Lần này, HIEUTHUHAI bất ngờ trở thành đội trưởng.

Tử vi hôm nay thứ 2 ngày 1/7/2024 của 12 con giáp: Dần dễ vướng vào chuyện thị phi, Ngọ bớt sống ích kỷ

Trắc nghiệm

19:05:42 30/06/2024
Xem tử vi 12 con giáp hàng ngày để biết tài lộc, tình yêu, sự nghiệp, vận hạn tốt xấu... giúp bạn làm chủ các vấn đề trong cuộc sống.Tuổi Tý: Đón nhận vận may t.iền bạcTuổi Sửu

Ảnh vui 30-6: Muốn 'nghỉ hưu' mà cũng không được!

Lạ vui

18:47:10 30/06/2024
Người thành công luôn có lối đi riêng , một người trêu.Những hìnhảnh hài hước sau giúp bạnđọc giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả.

FVPL Summer 2024: Hủy diệt SevenTV, SOLO giành vé đi FC Pro Champions Cup 2024

Mọt game

18:08:38 30/06/2024
Trong trận chung kết nhánh thắng giải FC Online vô địch quốc gia Việt Nam - FVPL Summer 2024, đội tuyển SOLO đã không gặp nhiều khó khan để đ.ánh bại STV với tỷ số 3-0, qua đó giành vé vào chung kết tổng và suất dự FC Pro Champions Cup 2...

Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ

Góc tâm tình

18:04:57 30/06/2024
Khi xem xong, chồng tôi quay sang người phụ nữ đang mang thai kia cho cô ta 1 cái tát trời giáng, cô ta vội vàng bỏ chạy mất hút còn mẹ chồng thì ngồi sụp xuống đất khóc lóc than trời.

Diện đầm không n.ội y, Hoa hậu Mai Phương Thúy hút mọi ánh nhìn tại đám cưới Midu

Phong cách sao

18:00:48 30/06/2024
Sự xuất hiện cùng chiều cao khủng Hoa hậu Mai Phương Thúy tại đám cưới Midu đã thu hút sự chú ý rất lớn của cư dân mạng.Sau nhiều ngày trông mong, ngóng chờ, đám cưới của cặp đôi tân lang tân nương Midu và Minh Đạt đã diễn ra vô cùng ấn...

"Chiến thần" Hà Linh review mẫu áo hot TikTok: Chê tả tơi, mặc phát ngượng!

Thời trang

17:55:32 30/06/2024
Ý nghĩa đặc biệt đằng sau mẫu áo Jisoo diện, còn có 1 chi tiết liên quan đến concert Born Pink Hà Nội 4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu 5 chiêu phối đồ giúp phụ nữ Paris sành điệu hóa áo p...

Vụ Phanh nè: Luật sư vào cuộc, phê phán "bé đường", kênh Chưa biết "xin lỗi"

Netizen

17:51:22 30/06/2024
Những ngày qua, ồn ào của Hùng Didu - Phanh nè và tài khoản Chưa biết nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Hiện tại, sau hơn 2 ngày mất tích, nữ tiktoker đã lộ diện với vẻ ngoài tiều tụy.

Tránh lạm dụng kem chống nắng trong mùa hè

Làm đẹp

17:32:51 30/06/2024
Tuy nhiên, không ít người đã và đang lạm dụng kem chống nắng với suy nghĩ sai lầm: Càng bôi nhiều, bôi liên tục thì làn da sẽ được bảo vệ tối đa, tránh đen sạm trong mùa hè.

Truy tìm đối tượng mở xưởng cơ khí để chế tạo s.úng quân dụng trái phép

Pháp luật

17:03:39 30/06/2024
Trước đây, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương khám phá chuyên án tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và đã khởi tố bắt tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 21 đối tượng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nư...