Phà biển nối TP HCM – Vũng Tàu sắp hoạt động
Phà biển nối TP HCM và TP Vũng Tàu ngoài việc kích thích phát triển du lịch còn là tuyến giao thông công cộng, thuận tiện giao thương hàng hóa
Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, cho biết hiện việc đầu tư hạ tầng của tuyến phà biển đầu tiên tại TP, từ huyện Cần Giờ qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cơ bản hoàn thiện, dự kiến sẽ đưa vào khai thác dịp 2-9 năm nay.
Giảm chi phí, rút ngắn thời gian đi lại
Tuyến phà biển theo kế hoạch hoạt động trên cự ly khoảng 15 km, đáp ứng cả việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Với thời gian hành trình dự tính chỉ khoảng 30 phút, tuyến phà ngoài việc rút ngắn thời gian di chuyển so với nhiều loại hình khác, còn tăng sự lựa chọn trong việc đi lại. Theo Sở GTVT TP HCM, điều kiện thuận lợi để hình thành tuyến phà nêu trên là bến Tắc Suất tại Cần Giờ đã có nên thời gian qua, các bên nghiên cứu và xây dựng luồng tuyến sẵn sàng để đưa tuyến vận tải vào hoạt động. Theo quy mô, mỗi ngày sẽ có khoảng 24 chuyến đi về, cứ 60 phút có 1 chuyến. “Đây là tuyến phà được đầu tư từ nguồn xã hội hóa và đơn vị khai thác hiện đề nghị giá vé là 50.000 đồng/người/lượt. Tuy nhiên, để công bố chính thức với các thông số cụ thể sẽ được thông qua từ các bên liên quan như Sở Tài chính, sau đó trình HĐND TP xem xét” – ông Bùi Hòa An thông tin.
Phà Bình Khánh đang là tuyến “độc đạo”, nối khu nội thành TP HCM tới huyện Cần Giờ để đến bến Tắc Suất
Lãnh đạo Sở GTVT cũng cho biết hiện việc đầu tư phương tiện trên tuyến đã hoàn thành, với tổng cộng 6 phà, trong đó loại nhỏ nhất có thể vận chuyển được khoảng 500 khách, tương đương với 30 xe 16 chỗ; loại lớn có thể chở trung bình 350 khách, 20 ôtô các loại cùng 100 xe máy. Kế đến, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên tuyến như cầu dẫn, bến bãi… cũng đã hoàn thiện và vừa qua, các đơn vị mới khởi công thi công bến tàu và có thể hoàn thành trong khoảng 30 ngày. “Khi đi vào hoạt động, tuyến phà biển này mang tính chất là tuyến vận tải hành khách công cộng kết hợp du lịch nhằm tạo điều kiện cho nhu cầu đi lại với thời gian di chuyển nhanh, giá vé phù hợp…” – ông Bùi Hòa An thông tin.
Theo đó, ngoài việc hình thành thêm một tuyến vận tải mới, còn kích thích sự phát triển các dịch vụ, nhất là du lịch tại huyện Cần Giờ – vốn có nhiều lợi thế nhưng chưa được phát huy. Mặt khác, tại Cần Giờ, việc kết nối giao thông cũng khá hạn chế, trong khi khu vực này hiện hầu hết là các tuyến tàu du lịch, không thích hợp cho một số đối tượng như người lao động bởi liên quan đến giá vé, thời gian hoạt động… Do đó, khi tuyến phà đưa vào hoạt động, người dân sẽ có thêm nhiều lựa chọn trong việc đi lại, đặc biệt cũng thuận tiện hơn khi giao thương hàng hóa.
Video đang HOT
Muốn hiệu quả phải tăng kết nối
Theo một số chuyên gia giao thông và người hoạt động trong lĩnh vực du lịch đường thủy, tuyến phà biển nêu trên là một mô hình khá hay. Tuyến phà sẽ góp phần giảm áp lực giao thông trên các tuyến đường kết nối giữa TP HCM và TP Vũng Tàu bởi hiện không chỉ các tuyến đường bộ mà ngay cả cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng liên tục quá tải, thường xuyên ùn tắc vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ, Tết. Trong khi đó, hiện nhu cầu tham quan, giải trí tại huyện đảo Cần Giờ cũng tăng cao, vì vậy khi tuyến vận tải này hình thành có thể tạo điều kiện cho người dân vui chơi, di chuyển qua lại giữa 2 địa phương.
Ủng hộ việc xây dựng tuyến phà biển nhưng theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch HĐQT Lửa Việt Tours – người có nhiều hoạt động trong lĩnh vực du lịch, giao thông thủy, để tuyến phà hoạt động hiệu quả, phát huy hết lợi thế thì cần đồng bộ các giải pháp kết nối. Hiện nay, bến Tắc Suất tại Cần Giờ cách xa trung tâm TP HCM, trong khi việc di chuyển tới khu vực này cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nếu không có sự thuận tiện trong việc kết nối giao thông đến tuyến phà thì khó hiệu quả. Đặc biệt, cũng theo ông Mỹ, việc thêm hạ tầng kết nối từ khu nội đô TP HCM đến huyện Cần Giờ cũng sẽ kích thích nhu cầu đầu tư phát triển đô thị tại đây, kéo người dân tới tham quan Cần Giờ – một huyện đảo với nhiều cảnh quan đẹp ở TP HCM nhưng không phải ai cũng được biết.
Ông Trần Song Hải, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP – đơn vị đang vận hành tuyến tàu cao tốc TP HCM – Vũng Tàu, cũng đánh giá ý tưởng hình thành tuyến phà biển kết nối giữa 2 địa phương này là phù hợp. Theo ông Hải, hiện nhu cầu đi lại giữa TP HCM và TP Vũng Tàu khá lớn, không chỉ riêng vui chơi, tham quan mà còn giao thương thường xuyên. Vì vậy, khi khai thác tuyến phà biển, người dân qua lại được thuận tiện hơn vì có thể mang theo xe, hàng hóa… Lý do là hiện nay, một số tuyến du lịch với các tàu cao tốc theo thiết kế không vận chuyển xe hay một số loại hàng hóa cồng kềnh.
Nhiều địa phương được hưởng lợi
Khi tuyến phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu đi vào hoạt động kết hợp với các tuyến phà hiện hữu như phà Bình Khánh (nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ), phà Cần Giờ – Cần Giuộc (nối huyện Cần Giờ của TP HCM tới huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An) sẽ tạo điều kiện phát triển cho không chỉ riêng huyện Cần Giờ mà huyện Nhà Bè và huyện Cần Giuộc cũng có thêm nhiều điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ…
LƯU Ý: Những điều người dân TP HCM cần biết từ ngày 28-3 đến hết ngày 5-4
Riêng với hoạt động taxi và ôtô dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ, Sở GTVT TP HCM cho biết vẫn duy trì hoạt động. Nhưng hành khách bắt buộc phải khai báo y tế, không chấp hành sẽ được quyền từ chối.
Trong báo cáo về tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn TP HCM trước diễn biến phức tạp mới của dịch Covid-19, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM đề xuất ngưng hoạt động 54 tuyến xe buýt đang hoạt động tại TP từ ngày mai (28-3) đến hết ngày 5-4, trừ khi có chỉ đạo mới.
Trong số đó gồm 27 tuyến xe buýt không trợ giá kết nối với các tỉnh liền kề (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu), 9 tuyến xe buýt không trợ giá nội tỉnh và 18 tuyến xe buýt có trợ giá nhưng nhu cầu đi lại thấp.
Như vậy, hệ thống xe buýt tại TP dự kiến từ ngày 28-3 sẽ có tổng cộng 78 tuyến có trợ giá hoạt động, với số chuyến giảm 50% so với kế hoạch, tương ứng khoảng 6.700 chuyến/ngày (giảm 65% so với ngày thường).
54 tuyến xe buýt tại TP HCM được đề xuất ngưng hoạt động từ ngày mai (28-3) đến 5-4
Lãnh đạo Sở GTVT cho biết để hỗ trợ các đơn vị vận tải khi phải tạm ngưng tuyến, giảm chuyến hoạt động, Sở sẽ làm việc cụ thể với từng đơn vị và tham mưu UBND TP xem xét, hỗ trợ một phần chi phí...
Hiện Sở GTVT cũng đề xuất tuyến buýt thủy tạm ngưng hoạt động, còn tàu du lịch nếu hoạt động cũng phải đảm bảo không quá 20 người/chuyến và chở không quá 50% năng suất thiết kế.
Trong khi đó, với vận tải hành khách tuyến cố định, trước diễn biến mới của dịch bệnh, Sở GTVT đề xuất giảm 60% số chuyến so với kế hoạch trên tất cả tuyến từ TP HCM đến các tỉnh, TP trực thuộc trung ương từ ngày 28-3 đến hết 5-4.
Tất cả các chuyến xe khách được yêu cầu chở không quá 50% sức chứa của xe, không quá 20 người mỗi chuyến. Hành khách cũng bắt buộc phải mang khẩu trang, khai báo y tế...
Xe khách cũng được đề xuất giảm 60% số chuyến
Tương tự, với những xe khách hoạt động theo dạng hợp đồng, du lịch, trung chuyển, các chuyến xe cũng không được chở quá 20 người và khách phải đeo khẩu trang.
Tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Sở GTVT kiến nghị hạn chế tối đa các chuyến bay quốc nội đến và đi từ sân bay này, trừ những trường hợp thực sự cần thiết. Trong khi tại ga Sài Gòn, các đơn vị liên quan cũng phải kiểm soát chặt hành khách theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GTVT.
Riêng với hoạt động taxi và ôtô dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ, Sở GTVT cho biết vẫn duy trì hoạt động. Nhưng hành khách bắt buộc phải khai báo y tế, không chấp hành sẽ được quyền từ chối.
Sở GTVT hiện yêu cầu các nhà xe, nhà ga, phà, trạm trung chuyển phải bố trí người dân đứng cách nhau 2 m, tránh tụ tập thành các nhóm trên 10 người.
Hôm qua (26-3), tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đề nghị Sở GTVT đề xuất Cảng vụ Hàng không Việt Nam và Bộ GTVT có biện pháp hạn chế hành khách quốc nội tới sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, số lượng du khách đến TP HCM bằng đường sắt cũng cần kiểm soát chặt.
Trong đó, Chủ tịch UBND TP cũng đề nghị tạm dừng hoặc tổ chức rất ít các chuyến đi của các phương tiện vận tải hành khách như xe buýt, xe khách liên tỉnh trong thời gian 2 tuần.
Bài và ảnh Gia Minh
Những quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới Những ngày qua, nhiều người thắc mắc việc mua bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới sẽ được hưởng những quyền lợi gì; bởi vậy, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh để làm rõ về vấn đề này. PV: Thưa luật sư, việc mua bảo hiểm...