PGS.TS Vũ Hải Quân làm Giám đốc ĐHQG TP.HCM
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Vũ Hải Quân giữ chức Giám đốc ĐHQG TP.HCM.
PGS.TS Vũ Hải Quân- tân Giám đốc ĐHQG TP.HCM.
Trước đó, tại kỳ họp lần thứ nhất của Ban chấp hành Đảng bộ ĐHQG TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025, PGS.TS Vũ Hải Quân đã được bầu làm Bí thư Đảng ủy đơn vị này.
Ông Vũ Hải Quân (sinh năm 1974) tốt nghiệp Khoa Toán – tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) năm 1996 với khóa luận đạt điểm tuyệt đối và được trao giải nhất – Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học. Cùng năm đó, ông ở lại trường làm trợ giảng và tiếp tục nghiên cứu.
Video đang HOT
Từ năm 2001 đến 2005, PGS.TS Vũ Hải Quân làm nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Tổng hợp Trento (Ý) và đạt học vị tiến sĩ tại đây. Sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường ĐH Leuven (Bỉ).
Trở về nước năm 2007, PGS.TS Vũ Hải Quân lần lượt giữ nhiều chức vụ như: Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế ITEC và Trưởng phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo AILab, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM). PGS.TS Vũ Hải Quân là chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Ngày 5/10/2017, ông được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, sau đó giữ vị trí Phó giám đốc thường trực ĐHQG TP.HCM.
4 trường đại học của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ điều chỉnh học phí
Từ năm 2021, bốn trường đại học (ĐH) là ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Kinh tế - Luật và ĐH Quốc tế sẽ được điều chỉnh học phí theo cơ chế tự chủ.
Ngày 29-12, ĐH Quốc gia TP.HCM đã tổ chức Hội nghị thường niên năm 2020 với chủ đề "Mô hình tự chủ - vươn tầm thế giới".
Tại đây, PGS.TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc thường trực của ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng ĐH Quốc gia TP.HCM luôn xác định tự chủ đại học là chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước để phát triển giáo dục đại học, trong đó đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng đại học quốc tế.
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, trong 25 năm hình thành và phát triển, ĐH Quốc gia TP.HCM đã có nhiều thành tựu trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Chỉ tính trong giai đoạn 2016-2020, ĐH Quốc gia TP.HCM đã đào tạo và cung cấp cho TP.HCM cũng như các tỉnh phía Nam hơn 60.000 cử nhân, kỹ sư, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ.
PGS.TS Vũ Hải Quân cho rằng, thời gian tới sẽ tiếp tục tiên phong trong việc nghiên cứu mô hình tự chủ phù hợp với bối cảnh Việt Nam, làm tiền đề cho sự hội nhập và khẳng định vị trí của giáo dục ĐH Việt Nam đối với thế giới, cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng quốc tế.
PGS.TS Vũ Hải Quân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: PA
Theo báo cáo, năm 2020, Hội đồng đại học của ĐH Quốc gia TP.HCM đã phê duyệt đề án đổi mới cơ chế hoạt động của bốn trường đại học thành viên, gồm: ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Kinh tế - luật và ĐH Quốc tế.
Cùng với đó, các đơn vị này từ năm 2021 sẽ triển khai áp dụng cơ chế tự chủ tài chính. Từng đơn vị sẽ điều chỉnh học phí theo lộ trình tự chủ trên cơ sở đề án tự chủ và định mức kinh tế - kỹ thuật của các đơn vị đã được duyệt và quy định của pháp luật.
Được biết, trước đó, bốn trường ĐH này đã xây dựng lộ trình áp dụng học phí dự kiến mới từ năm 2021 đến năm 2025. Mức trung bình dự kiến từ 20,5 đến 66 triệu đồng/năm, tức sẽ tăng gấp 2-3 lần so với hiện tại để đảm bảo định mức kinh tế - kỹ thuật và chi phí dịch vụ giáo dục đào tạo.
Lộ trình học phí dự kiến của các trường khi thực hiện cơ chế tự chủ.
Tuy nhiên, cùng với chính sách áp dụng học phí theo cơ chế mới, các trường cũng tính toán sẽ trích 8-10,8% học phí để hỗ trợ học bổng cho sinh viên.
Sinh viên thời 4.0 phải nghĩ khác, làm khác! Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khiến cho những chủ nhân trẻ của đất nước, những sinh viên thời 4.0 cũng thấy mình không thể đứng yên. Những sinh viên đầy nhiệt huyết và sức trẻ tại đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM - MỸ QUYÊN Tại Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM...