PGS.TS. Trương Thanh Hương: Nhà khoa học cống hiến hết mình vì sức khỏe cộng đồng
PGS.TS. Trương Thanh Hương là một trong những nhà khoa học, giảng viên hàng đầu trong lĩnh vực y khoa tại Việt Nam.
Chị đã có nhiều nghiên cứu khoa học mang lại giá trị lớn cho ngành y khoa. Hiện chị là Giảng viên cao cấp tại Trường Đại học Y Hà Nội, thuộc Bộ Y tế.
PGS.TS. Trương Thanh Hương khám thiện nguyện tại Mường Lát
Đồng thời, PGS.TS. Trương Thanh Hương từng trải qua nhiều vị trí công tác quan trọng tại Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai. Năm 2020, chị được đề cử giải thưởng Kovalevskaia.
Những công trình khoa học đồ sộ
Với định hướng nghiên cứu chính là lĩnh vực Bệnh lý tim mạch bẩm sinh và di truyền, Dược lý học di truyền trong cá thể hóa điều trị bệnh tim mạch, Phát triển các kỹ thuật mới về siêu âm tim, điện tim, PGS.TS. Trương Thanh Hương từng tham gia và chủ trì 19 đề tài khoa học các cấp, công bố 75 bài báo khoa học trong và ngoài nước. Chị cũng tham gia đào tạo cho nhiều học viên, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa và là chủ biên và thành viên soạn thảo của 20 giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu y khoa có giá trị.
Những công trình nghiên cứu khoa học nổi bật của TS. Trương Thanh Hương có thể kể đến là công trình “Xây dựng bản đồ đột biến gen bệnh tăng cholesterol máu gia đình và đề xuất mô hình quản lý bệnh tại Việt Nam” và công trình “Khảo sát một số đa hình thường gặp của gen CYP2C19 liên quan đến đáp ứng thuốc clopidogrel ở người mắc bệnh động mạch vành tại Việt Nam”.
PGS.TS. Trương Thanh Hương
Kết quả nổi bật của công trình “Xây dựng bản đồ đột biến gen bệnh tăng cholesterol máu gia đình và đề xuất mô hình quản lý bệnh tại Việt Nam” là quy trình sàng lọc, chẩn đoán, xét nghiệm gen, hướng dẫn tư vấn di truyền và mô hình quản lý bệnh tăng cholesterol máu gia đình tại Việt Nam. Các kết quả này đã chuyển giao đến các cơ sơ y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cần biết rằng, tăng cholesterol máu gia đình là di truyền ảnh hưởng đến các thế hệ trong gia đình, từ người lớn đến trẻ nhỏ, gây biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở người trẻ tuổi.
Đáng lo ngại khi tại Việt Nam có gần 500 nghìn bệnh nhân mắc bệnh này, nhưng trước đây hầu như rất ít người bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Nhờ công trình nghiên cứu này, bệnh nhân và gia đình họ có thể có cơ hội được tiếp cận việc chẩn đoán, điều trị tối ưu, nhờ đó có thể hạn chế xảy ra các biến chứng tim mạch, nhất là ở thanh thiếu niên, qua đó giúp bảo vệ sức khỏe cho người dân, góp phần bảo toàn năng suất lao động, ổn định kinh tế – xã hội cho đất nước.
Video đang HOT
PGS.TS. Trương Thanh Hương khám thiện nguyện phát hiện tim bẩm sinh tại Yên Bái
Công trình thứ hai là “Khảo sát một số đa hình thường gặp của gen CYP2C19 liên quan đến đáp ứng thuốc clopidogrel ở người mắc bệnh động mạch vành tại Việt Nam” của chị đã được chuyển giao để chế tạo chíp sinh học chẩn đoán nhanh đa hình gen CYP2C19 liên quan đến đáp ứng thuốc Clopidogrel đặc hiệu cho người Việt Nam. Điều này có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn, mở ra cơ hội hiện thực hóa việc cá thể hóa điều trị thuốc chống ngưng tập tiểu cầu Clopidogrel tại Việt Nam.
Với hàng trăm nghìn bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, việc sử dụng chíp sinh học này trong cá thể hóa điều trị hứa hẹn góp phần giảm tối đa biến chứng và tử vong cho người bệnh. Từ đó có thể tiết kiệm đáng kể chi phí chăm sóc y tế hàng năm cho đất nước.
PGS.TS. Trương Thanh Hương là một trong những nhà khoa học, giảng viên hàng đầu trong lĩnh vực y khoa tại Việt Nam
Hết mình trong công tác đào tạo
Là giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, bên cạnh việc giảng dạy, PGS.TS. Trương Thanh Hương còn tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Y tế, thông qua hướng dẫn khoa học cho hơn 40 tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ nội trú và trực tiếp giảng dạy, chuyển giao các công nghệ tiên tiến cho hàng trăm bác sỹ, nhân viên y tế tại các cơ sở y tế trong cả nước.
PGS. TS. Trương Thanh Hương góp phần là cầu nối của ngành y tế Việt Nam với quốc tế, thông qua các đóng góp ngang tầm trong nghiên cứu khoa học và hợp tác sáng tạo với các nhà khoa học, các tổ chức khoa học uy tín trên thế giới từ Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản… Nhờ đó, nhiều bác sĩ, nhà khoa học trẻ đã có cơ hội tiếp cận môi trường khoa học quốc tế để học tập và phát triển năng lực tối ưu, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Việt Nam.
PGS Trương Thanh Hương (ngoài cùng bên phải) trong buổi hướng dẫn nghiên cứu sinh tốt nghiệp xuất sắc
Trong công tác đào tạo, chị luôn đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy hướng đến tăng cường tính chủ động, tích cực, khả nặng tự học của sinh viên. Đặc biệt, chị đã áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại được đào tạo tại Úc như phương pháp giảng dạy tăng cường năng lực lâm sàng như Objective Structural Clinical Examination (OSCEs), Mini Clinical Evaluation Excerise (Mini-CEX) cho sinh viên ngành y, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Với 35 năm công tác tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai và Bộ môn Tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội, PGS. TS. Trương Thanh Hương đã được giao phó nhiệm vụ quản lý nhiều phòng ban chuyên sâu. PGS. TS. Trương Thanh Hương đã phát huy tính chủ động sáng tạo, kết nối và động viên các đồng nghiệp để cùng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, thực hiện nhiều đề tài khoa học có giá trị và áp dụng thành công vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Điển hình như những đóng góp phát triển kỹ thuật ghi điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm phát hiện các rối loạn lipid sinh xơ vữa và xét nghiệm sinh học phân tử.
PGS. TS. Trương Thanh Hương đã thực hiện nhiều đề tài khoa học có giá trị và áp dụng thành công vào công tác chăm sóc sức khỏe người dân
Với quan niệm giúp đỡ kiến thức cho mọi người để họ có thể tự sống bằng nghị lực, có khả năng tự làm việc là sự giúp đỡ hiệu quả nhất, PGS. TS. Trương Thanh Hương luôn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Trong những năm qua, PGS. TS. Trương Thanh Hương đã tổ chức hàng chục Đoàn khám bệnh thiện nguyện đến các trường học và khu dân cư ở các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, với đối tượng ưu tiên là trẻ em.
Trong suốt chặng đường hơn 35 năm nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân, PGS.TS. Trương Thanh Hương luôn quan tâm đến sự phát triển của phụ nữ Việt Nam, tham gia tích cực vào phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao là phụ nữ, đặc biệt là trực tiếp đào tạo, hướng dẫn cho hơn 20 nhà khoa học nữ.
- PGS.TS. Trương Thanh Hương đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III với những thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2014 đến năm 2018
- Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc năm 2016.
- Được trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” vào năm 2014. Đồng thời, chị nhận được hàng chục Bằng khen của các cấp, ngành, cùng nhiều danh hiệu Chiến sĩ thi đua ở mọi vị trí công tác.
Ảnh: NVCC
Nanocovax vaccine Covid-19 của Việt Nam - liệu có tạo nên kỳ tích?
Nanocovax - vaccine Covid-19 đầu tiên trong nước khởi động giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Liệu đã có thể lạc quan trong một tương lai gần có vaccine "made in" Việt Nam sử dụng đại trà?
Nanocovax khởi động giai đoạn thử nghiệm lâm sàng là một dấu mốc với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cũng là tin vui với người dân. Nhưng những gì đạt được ở thời điểm hiện tại còn quá sớm để biến ước mơ thành hiện thực trong cuộc chiến chống dịch bệnh này.
Trao đổi với VOV, TS. Đỗ Minh Sĩ, Giám đốc Nghiên cứu phát triển - Công ty Nanogen chia sẻ: với thời gian siêu tốc trong nghiên cứu và tạo điều kiện hết mức về thủ tục hành chính thì phải giữa sang năm (2021) mới có thể sử dụng đại trà vaccine "made in" Việt Nam. Trong thời điểm hiện nay, việc chủ động các biện pháp y tế cộng đồng vẫn là biện pháp phòng chống Covid-19 hiệu quả nhất.
TS. Đỗ Minh Sĩ, Giám đốc nghiên cứu phát triển, Công ty Nanogen
PV: Thưa ông, quy trình và quy mô thử nghiệm vaccine sẽ diễn ra như thế nào sau quá trình tuyển chọn tình nguyện viên?
TS. Đỗ Minh Sĩ : Phần thử nghiệm lâm sàng sẽ có 3 pha. Pha 1 và pha 2 sẽ thử nghiệm song song. Pha 1 gồm 45 đối tượng từ 18- 50 tuổi và chia làm 3 nhóm liều là 25mcg - 50mcg- 75 mvg; pha 2 gồm 600 đối tượng chia ra từng nhóm tuổi khác nhau: 12-17 tuổi; 18-45 tuổi từ 45- 60 tuổi và trên 60. Từ lúc khởi động dự án đến khi thử nghiệm là 6 tháng, với một loại thuốc mới thì đây là thời gian siêu tốc
PV: Công nghệ sản xuất vaccine mà Nanogen lựa chọn và lý do chọn cách tiếp cận này là gì, thưa ông?
TS. Đỗ Minh Sĩ : Trên thế giới đang có 4 công nghệ sản xuất vaccine Covid gồm: vaccine bất hoạt, vaccine DNA và RNA, vaccine virus và vaccine tái tổ hợp. Nanogen chọn công nghệ protein tái tổ hợp vì chúng tôi đã làm chủ công nghệ này 10 năm. Ngoài ra, Nanogen sử dụng trí tuệ nhân tạo với sự hỗ trợ của các robot hàng đầu trong nghiên cứu công nghệ sinh học để hỗ trợ quá trình nghiên cứu.
Một công đoạn trong quá trình nghiên cứu sản xuất vaccine chống Covie-19 tại Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen.
PV: Thách thức lớn nhất của điều chế vaccine tại Nanogen là gì?
TS. Đỗ Minh Sĩ : Thách thức lớn nhất là vấn đề thời gian, thời gian quá gấp gáp. Thêm nữa là vấn đề đầu tư, phải cân bằng giữa đầu tư và lợi nhuận của công ty và thách thức nữa là sự biến đổi liên tục của Sars-CoV 2. Nhóm nghiên cứu của Nanogen đã mất rất nhiều thời gian chỉnh sửa lại các đoạn gene để vaccine có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
PV: Tích hợp chất xám nội địa và nghiên cứu quốc tế - là cách làm của Nanogen đối với các chế phẩm sinh học trước đây. Với Nanocovax thì sao, thưa ông?
TS. Đỗ Minh Sĩ : Xin khẳng định, đây là sản phẩm Việt Nam 100%. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các đối tác, chuyên gia của ĐH Harvard, của các nước châu Âu và các chuyên gia trong nước. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn cực kỳ chân thành đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - không có họ có lẽ dự án vaccine này không thành công.
PV: Trên thế giới, nhiều vaccine Covid-19 có kết quả về an toàn và tính sinh miễn dịch nhưng không có hiệu lực bảo vệ. Nanogen có tự tin với vaccine Nanocovax?
TS. Đỗ Minh Sĩ : Dựa trên kết quả tiền lâm sàng thì chúng tôi tự tin nhưng hiệu quả bảo vệ thì cần phải đợi quá trình thử nghiệm. Hy vọng Nanogen thành công.
PV: Thưa ông, ngoài giá thành, Nanocovax còn có lợi thế gì so với vaccine Covid-19 khác?
TS. Đỗ Minh Sĩ : Chúng tôi không có lợi thế gì cả vì tất cả vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng điều kiện bảo quản của Nanocovax đang là 1 ưu điểm. Vaccine Nanocovax được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường (2-8 độ) chứ không phải -80 độ như các vaccine RNA, điều này rất khó để đi đến các vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. Về giá cả - theo tôi là phù hợp với số đông. Hiện Nanocovax có giá 120.000 đồng/1 liều; mỗi người tiêm 2 liều là hết 240.000đ.
PV: Nếu thành công, Nanocovax sẽ tạo nên kỳ tích, nhưng nếu rủi ro, quyền lợi của tình nguyện viên tham gia thử nghiệm ra sao, thưa ông?
TS. Đỗ Minh Sĩ : Đối với những thử nghiệm lâm sàng khác, người tình nguyện sẽ được bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên đây là vaccine Covid-19 và Việt Nam không nằm trong 20 Trung tâm thử nghiệm lâm sàng của Thế giới nên không được bảo hiểm chấp thuận. Nhưng chúng tôi đã đạt được thỏa thuận của bảo hiểm: Nanogen trích ký quỹ ngân hàng, block phong tỏa tài khoản và toàn bố số tiền đó sẽ được dùng để chi trả nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
PV: Xin trân trọng cám ơn ông!
Đề xuất công khai đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt Chủ đầu tư công khai lần một, cơ quan thẩm định phải công khai lần hai báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt. Chiều 5/11, tại cuộc họp trao đổi về Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đề nghị cần xác định...