PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Hàng triệu người dân và lực lượng chức năng hoạt động trên biển đang đói thông tin

Theo dõi VGT trên

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN cho rằng, hàng triệu người dân và các lực lượng chức năng khác hoạt động trên biển đang thiếu đói thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

VTC News xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN chia sẻ quan điểm về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Nước ta có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; bờ biển dài 3.260km. Biển, đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh tồn của dân tộc, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Nhận thức rõ điều này, tròn 10 năm trước, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã bàn và ra Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020″ (Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/2/2007).

Nghị quyết 09-NQ/TW xác định quan điểm chỉ đạo, định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Hàng triệu người dân và lực lượng chức năng hoạt động trên biển đang đói thông tin - Hình 1

Biển, đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

1. Những nỗ lực, kết quả quan trọng

1.1. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW, các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đã có sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, nhận thức, hành động đối với biển, hướng mạnh ra biển, làm giàu từ biển, canh giữ và bảo vệ Tổ quốc từ biển, đảo.

Kết quả nổi bật là chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của ta được giữ vững. Công tác an ninh, an toàn trên biển được bảo đảm. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên biển được tăng cường. Chiến lược quốc phòng, chiến lược phòng thủ được điều chỉnh, nâng cao.

Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế chủ động, tích cực, sáng tạo, hiệu quả. Môi trường hòa bình để phát triển đất nước được giữ vững. Kinh tế biển có nhiều khởi sắc (10 năm qua, đóng góp của 28 tỉnh, thành phố ven biển vào GDP của cả nước luôn ở mức trên 60%). Hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển và trên các đảo được đầu tư thỏa đáng hơn.

Công tác nghiên cứu khoa học; bảo vệ môi trường biển; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng được coi trọng. Thể chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo được tăng cường. Việc thực thi luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế trên biển có nhiều tiến bộ.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Hàng triệu người dân và lực lượng chức năng hoạt động trên biển đang đói thông tin - Hình 2

1.2. Về công tác thông tin, tuyên truyền, chúng ta đã tập trung thực hiện mấy nhiệm vụ trọng điểm, cấp thiết: Đấu tranh, phản đối âm mưu hiện thực hóa yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông. Phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam (ngày 26/5/2011); tàu cá Trung Quốc tiếp tục làm đứt cáp tàu Viking (9/6/2011); Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (từ 01/5/2014); sử dụng các thực thể nhân tạo do họ bồi đắp như những căn cứ quân sự – dân sự lâu dài nhằm tăng cường sự hiện diện của họ trên Biển Đông, kiểm soát các thực thể này và các không gian hàng hải lân cận.

Bằng các lực lượng, phương tiện, phương thức tuyên truyền làm cho việc cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, tin tưởng, ủng hộ chủ trương, quan điểm, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Khẳng định việc Trung Quốc đưa tàu thuyền, giàn khoan, máy bay vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; bồi đắp, xây dựng các thực thể nhân tạo trên biển đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm DOC, vi phạm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc và các thỏa thuận liên quan khác

Góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về quyết tâm của Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân ta về việc giữ gìn sự toàn vẹn của lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, kiên trì giải quyết sự việc bằng biện pháp hòa bình. Biểu dương, khích lệ các lực lượng chức năng của ta, ngư dân ta đang kiên cường, dũng cảm, mưu trí đấu tranh trên thực địa, trên mặt trận ngoại giao, tuyên truyền, kinh tế và các lĩnh vực khác. Tăng cường khối đoàn kết toàn dân, toàn quân, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, tranh thủ mức cao nhất sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.

Video đang HOT

Báo chí bám sát tình hình thực địa, các kênh đấu tranh ngoại giao, chính trị, dư luận, thông tin đầy đủ, chính xác, đúng định hướng về nội dung các hoạt động, các biện pháp đấu tranh của ta; đăng tải các bài bình luận, ý kiến các chuyên gia về thái độ và việc làm sai trái của phía Trung Quốc.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, chú trọng thông tin bằng tiếng Trung, tiếng Anh làm cho nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc hiểu rõ, chính xác, đầy đủ về lập trường chính nghĩa của Việt Nam; phản đối việc làm sai trái của phía Trung Quốc.

Cung cấp tài liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với thực tế lịch sử và luật pháp quốc tế; Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán tiến tới kí kết và thực hiện Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC);

Nâng cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những phần tử cơ hội chính trị lợi dụng việc Trung Quốc đưa Giàn khoan Hải Dương-981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc chính sách đối ngoại và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo; gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuyên truyền, giáo dục kiến thức, nhận thức về pháp luật; trình độ, kỹ năng sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các lực lượng thực thi nhiệm vụ trên biển.

2. Những hạn chế, bất cập

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Hàng triệu người dân và lực lượng chức năng hoạt động trên biển đang đói thông tin - Hình 3

2.1. Bên cạnh những nỗ lực và kết quả quan trọng đã nêu (chủ yếu là thực hiện trên đất liền), chúng ta cũng bộc lộ không ít yếu kém, bất cập khi thông tin, tuyên truyền về biển đảo, thực thi chủ quyền về thông tin trên vùng biển đảo của ta.

Thông tin phục vụ các lực lượng trên biển của ta còn quá yếu, thiếu, không chuyên biệt; ta thiếu cả máy phát công suất lớn và máy thu cho người nghe đài; thiếu thông tin phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động về các vấn đề thuộc chủ quyền biển, đảo.

Hàng ngày, nước ta có hàng triệu người dân và các lực lượng chức năng khác hoạt động trên biển: Ngư dân, hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư, vận tải biển, thăm dò – khai thác dầu khí, các hoạt động dịch vụ trên biển… Họ thường thiếu đói thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, văn hóa, giáo dục, giải trí…

Do đặc tính kỹ thuật nên các loại hình truyền thông như truyền hình, điện thoại di động, Wifi, Internet không thể phủ sóng tới các vùng biển xa bờ. Các lực lượng chức năng trên biển chỉ có thể dùng máy thông tin vô tuyến điện để liên lạc khi cần thiết. Ngư dân ta khi ra khơi cũng có máy bộ đàm, nhưng tính năng rất hạn chế, đi xa bờ thì khó liên lạc hoặc mất.

Việc cung cấp thông tin cho các lực lượng trên biển lâu nay có hai loại hình chủ yếu: (1) Các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam được phủ sóng ra biển Đông trên làn sóng ngắn từ năm 2009 nhưng do đặc tính truyền sóng (sóng ngắn) nên chất lượng thấp, không ổn định, tần số thay đổi theo mùa nên rất khó bắt sóng và khó nghe; (2) Hệ thống thông tin duyên hải (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) phát trên các dải sóng MF/ HF/ VHF và vệ tinh nhưng hệ thống này chỉ làm nhiệm vụ thông tin liên lạc và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

2.2. Trong khi đó, các đài phát thanh của nước ngoài phát sóng vào các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của nước ta rất mạnh về công suất, nhiều về thời lượng, rộng về phạm vi phủ sóng, phức tạp, bất lợi về nội dung.

Theo thống kê sơ bộ, hiện có các đài phát thanh sau của nước ngoài: “Vịnh Bắc bộ 360″ (Nam Ninh); “Nguồn sống” phát bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số; “Đáp lời sông núi 51″ (Đài Loan); Tiếng nói Nam Hải 360 (Nam Ninh); “Chân lý Á Châu 93″ phát tiếng dân tộc thiểu số (Manila); Phật giáo VN105 (Phía Palau); Lào Mông (Vàng Chứ) phát tiếng dân tộc thiểu số (Manila); RFA-Guam…

Cuối tháng 7/2018, Trung Quốc cho tổ chức các hoạt động kỷ niệm 6 năm thành lập cái họ gọi là “thành phố Tam Sa”, tiếp đến lắp đặt và đưa vào sử dụng phao đèn quan trắc sóng biển ở Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cho phép kênh Thiếu nhi Đài Phát thanh, Truyền hình Trung ương Trung Quốc tổ chức chương trình phát thanh, truyền hình thực tế cho thiếu nhi ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ chiếm đóng trái phép.

3. Một số định hướng và giải pháp

3. 1. Tiếp tục rà soát, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương: Chỉ thị 26-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 10/9/2008 về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”; Kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 14/2/2012 về chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020″; Nghị định số 72/ NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển; Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 về Đề án đảm bảo mạng lưới thông tin biển, đảo; Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 về Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam…

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam…

3.2. Đài Tiếng nói Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính Phủ đề án phủ sóng Biển Đông, cấp phát máy thu thanh có thêm tính năng trực canh cho ngư dân và các lực lượng đang hoạt động trên biển.

Theo đó, Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ xây dựng một đài phát sóng AM công suất khoảng 400 KW đặt tại Ninh Thuận, kết hợp với đài phát sóng AM 100 KW đã có tại Đà Nẵng phủ sóng chất lượng tốt ra Biển Đông, bao gồm toàn bộ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các khu vực thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.

Đài Tiếng nói Việt Nam cũng xây dựng một kênh phát thanh chuyên biệt về biển đảo nhằm tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, luật pháp và các công ước, quy ước, quy tắc quốc tế về biển đảo; phát triển kinh tế biển đảo; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền; tăng cường quốc phòng, an ninh; kỹ thuật nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; xây dựng đời sống văn hóa vùng biển đảo…

Đài cũng sản xuất các máy thu thanh kiêm chức năng trực canh cho ngư dân và các lực lượng trên biển. Loại máy thu thanh kiêm trực canh này chỉ thu được các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam (không thu được chương trình của các đài nước ngoài), có chức năng cảnh báo khẩn cấp.

Mỗi khi dự báo có bão, thiên tai, định họa hay sự cố trên biển thì trung tâm phát sóng ở đất liền chỉ cần phát một tín hiệu khẩn cấp là tất cả các máy thu sẽ tự động phát còi/chuông báo động và được bật lên (nếu đang tắt) hoặc tự động chuyển sang kênh ưu tiên (nếu đang nghe ở kênh khác) với âm lượng to nhất để nghe tin báo bão hoặc thiên tai, địch họa. Việc sản xuất, cấp phát máy thu thanh kiêm trực canh cho ngư dân sẽ dựa một phần vào ngân sách Nhà nước, một phần khác là sự giúp đỡ, tài trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.

Làm được những điều trên, mong muốn của chúng ta về tăng cường dung lượng, chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền về biển đảo, thực thi chủ quyền thông tin trên vùng biển đảo của ta sẽ có bước chuyển mạnh mẽ, vững chắc, tiếp tục thực hiện tốt hơn Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

(Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN)

PGS.TS NGUYỄN THẾ KỶ

Theo VTC

Đến bao giờ quyền lợi của thuyền viên mới được bảo vệ?

Thuyền viên - những người lao động cần cù trên biển thực sự đang "vận hành" bộ máy cực kỳ to lớn của nền kinh tế toàn cầu.

Không khó để hình dung một con số vô cùng ấn tượng: Trên 90% lượng hàng hóa gồm lương thực, nhiên liệu, nguyên liệu thô và hàng chế tạo trên thế giới được luân chuyển trong nền kinh tế của thế giới đều thông qua ngành công nghiệp đặc biệt này - ngành vận tải biển. Tuy nhiên hiện nay, họ đang phải đối mặt với nhiều bất công và thiệt thòi.

Đến bao giờ quyền lợi của thuyền viên mới được bảo vệ? - Hình 1


Muôn trùng sóng gió

Đội ngũ thuyền viên hiện nay được coi là một trong những nhân tố quyết định trong việc thực hiện chiến lược biển, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo. Theo đó, thuyền viên là nghề đặc thù đòi hỏi phải có kiến thức và tay nghề cao, cường độ lao động vất vả, chịu ảnh hưởng của môi trường độc hại, khắc nghiệt, rủi ro. Các con tàu chứa đầy hàng hóa với giá trị kinh tế cao là đối tượng không thể bỏ qua của cướp biển. Đã có nhiều vụ tàu bị cướp biển tấn công, bắt bớ, giam cầm, thậm chí g.iết c.hết thuyền viên để đòi t.iền chuộc.

Tuy nhiên, những thử thách nói trên vẫn không thấm vào đâu so với nỗi chịu đựng về tinh thần mà mỗi thuyền viên phải đối mặt, không có cách thay thế nào khác. Đó là sự xa cách gia đình, vợ con, người thân khi họ phải lênh đênh trên biển cả, có khi vài năm chưa được về nhà.

Chính vì những thiệt thòi lớn này, nhiều nước trên thế giới đã có chính sách ưu đãi riêng đối với thuyền viên như: Chế độ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế, chế độ phúc lợi và an sinh xã hội, chính sách ưu đãi về thuế... Trong khi đó, thuyền viên Việt Nam lại chưa thực sự được quan tâm. Hiện nay, họ đang chịu nhiều thiệt thòi, nhiều điều bất hợp lý trong khi hành nghề.

Thực tế cho thấy, thuyền viên Việt Nam, đặc biệt là thuyền viên tàu ven biển bị ép trả lương thấp, chế độ ăn ở, đời sống hàng ngày, y tế trên tàu không đảm bảo. Chế độ quản lý an toàn trên các tàu chạy ven biển nội địa chưa thực sự tối ưu khiến nhiều t.ai n.ạn xảy ra, không những ảnh hưởng đến tài sản doanh nghiệp mà làm nhiều thuyền viên thương vong.

Tình trạng các chủ tàu nợ lương, thậm chí quỵt lương thuyền viên rất đáng lo ngại. Nhiều đơn thư gửi các cơ quan chức năng về việc số lượng các doanh nghiệp chủ tàu, các công ty môi giới đang nợ lương thuyền viên ngày càng gia tăng. Các công ty môi giới tuyển người cho các doanh nghiệp vận tải không những cắt xén đồng lương vốn đã rất thấp của thuyền viên mà còn nợ lương của họ. Một số thuyền viên sau khi bị nợ lương muốn rời tàu cũng không được, vì chủ tàu đòi hỏi phải kiếm người thay thế thì họ mới trả giấy tờ, bằng cấp cho thuyền viên. Cũng có trường hợp thuyền viên ký vào những bảng bản hợp đồng không công bằng mà trong đó quy định khi tìm được người thay thế mới được rời tàu. Thực tế hiện nay, nhiều chủ tàu chỉ thuê thuyền viên theo thời vụ để tránh mua bảo hiểm xã hội, trong khi thuyền viên không nhận thức rõ ràng việc này nên sẽ thiệt thòi về sau vì không có chế độ hưu trí.

Đặc biệt, mặc dù từ năm 2015 đã có luật miễn thuế thu nhập từ t.iền lương, t.iền công của thuyền viên nhưng trên thực tế họ còn chưa nhận được đầy đủ các chính sách bảo vệ lợi ích cho mình, chưa có một tổ chức đại diện đầy đủ quyền lực đứng ra đấu tranh đòi thực thi các chế tài bồi thường liên quan đến quyền lợi mà họ đáng được hưởng phát sinh khi họ làm việc trên tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài kể cả các trường hợp thuyền viên hồi hương, bị thương hoặc t.ử v.ong. Không có một tổ chức nào hỗ trợ thuyền viên khi các điều khoản trong Thỏa ước Lao động tập thể CBA theo quy định Công ước Lao động Hàng hải (MLC) năm 2006 thiếu công bằng hoặc không được thực thi.

Cần được bảo vệ

Trao đổi về vấn đề này, ông Tiếu Văn Kinh - Chủ tịch Câu lạc bộ Thuyền trưởng Việt Nam chia sẻ, hiện nay có một câu hỏi đặt ra cần được các cơ quan chức năng quan tâm là thuyền viên nằm ở tổ chức công đoàn nào? Trong thực tế, thuyền viên Việt Nam được coi là đang sinh hoạt tại các công đoàn cơ sở ở các công ty vận tải doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, tư nhân. Các tổ chức công đoàn này được tổ chức theo hình thức trực thuộc các tỉnh, thành phố về danh nghĩa.

Thực tiễn cho thấy, các tổ chức công đoàn này không có bất kỳ hoạt động nào đối với thuyền viên, chỉ có các hoạt động dành cho nhân viên công ty, thậm chí nhiều công ty tư nhân không có tổ chức công đoàn. Thực chất công đoàn các công ty lại là những tổ chức đối lập với quyền và lợi ích của lao động thuyền viên.

Thuyền viên Việt Nam không có tổ chức công đoàn của mình, vì vậy khi hợp đồng lao động giữa thuyền viên và công ty bị vi phạm thì không có cơ quan nào đứng ra giải quyết. Thuyền viên chỉ còn cách gửi đơn thư lên các cơ quan chính quyền, các tổ chức hội, đoàn không có quyền lực và cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề đó. Vì vậy, đến nay tồn động rất nhiều vụ việc về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thuyền viên không được giải quyết.

Đồng thời, không có tổ chức công đoàn của thuyền viên nên Việt Nam không thể tham gia các tổ chức bảo vệ người lao động quốc tế và không được bảo hộ, khiến thuyền viên Việt Nam lao động trên các tàu nước ngoài phải chịu rất nhiều thiệt thòi so với các đồng nghiệp ở các nước khác. Khi phát sinh vấn đề mâu thuẫn quyền lợi, đặc biệt là khi thương lượng về lương bổng, chế độ đãi ngộ, thuyền viên Việt Nam không biết bấu víu vào tổ chức nào ở Việt Nam để yêu cầu hỗ trợ giải quyết, phần thua thiệt bao giờ cũng thuộc về thuyền viên Việt Nam. Đây cũng là một trong các lý do khiến thuyền viên Việt Nam khó chen chân vào thị trường lao động quốc tế.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định liên quan đến chức trách thuyền viên, nhưng các quy định liên quan đến t.iền lương, bảo hiểm, y tế, chế độ đãi ngộ thuyền viên được điều chỉnh bởi nhiều luật như Luật Lao động, Luật Bảo hiểm y tế... và thuộc sự quản lý của các bộ, ngành liên quan khác nhau (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ GTVT, Bộ Tài chính). Thực tế là không có một tổ chức nào đứng ra kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định nói trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên khi các quy định đó bị vi phạm.

"Cũng cần nói thêm, với một quốc gia biển như Việt Nam, để khuyến khích phát triển và bảo vệ người đi biển, nhà nước ta cũng nên có một sắc luật riêng cho thuyền viên do Quốc hội thông qua và Chính phủ ban hành quy định chi tiết về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý và lợi ích hợp pháp, địa vị xã hội, trách nhiệm xã hội, quản lý, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhân tài... đối với thuyền viên nhằm phát triển ngành Hàng hải, đảm bảo an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường biển. Với tất cả lý do nêu trên, chúng tôi kiến nghị Nhà nước cho phép thành lập một tổ chức công đoàn cho thuyền viên Việt Nam, có thể lấy tên là Liên hiệp Công đoàn Thuyền viên Việt Nam hoặc Công đoàn Thuyền viên Việt Nam", ông Tiếu Văn Kinh đề nghị.Theo đó, Liên hiệp Công đoàn Thuyền viên Việt Nam này sẽ quy định các cơ chế pháp lý để giải quyết tất cả các vấn đề đặt ra ở trên và sẽ là đầu mối kết nối, giám sát, thanh kiểm tra, kiến nghị và giải quyết những vấn đề liên quan nhiều bộ, ngành phụ trách như nói trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên.

"Sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với thuyền viên - một nghề nghiệp đặc thù là nguồn động viên khích lệ thanh niên không ngại ngần tiến ra biển lớn, dốc lòng kiến tạo một quốc gia biển hùng mạnh. Một tổ chức công đoàn như vậy được thành lập sẽ giúp duy trì sự phát triển của nghề đi biển, đó là nguồn nhân lực để phát triển vận tải biển Việt Nam", thuyền trưởng Tiếu Văn Kinh nhìn nhận

LIÊN HẠ

Theo tapchigiaothong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
17:13:14 17/09/2024
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10
05:56:39 18/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi
20:57:09 17/09/2024
Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành trên Biển Đông, khả năng hướng vào miền Trung
14:22:02 17/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Miền Trung lên phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4
14:37:58 17/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay
09:24:13 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
Sen Vàng lại dính thị phi: Cuộc thi mới của "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung bị Á hậu Thúy Vân "réo tên"
06:22:57 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024
Một Anh tài lại spoil Anh Trai Chông Gai, netizen: "Ekip khóc ròng anh ơi!"
07:23:25 19/09/2024

Tin mới nhất

Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh

12:30:34 19/09/2024
Khoảng chiều nay, bão số 4 (Soulik) đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị với sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10-11. Một số khu vực thuộc Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh tiếp tục mưa rất lớn.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Sạt lở tại miền núi Quảng Nam, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

12:21:28 19/09/2024
Trưa 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.

Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển

06:43:55 19/09/2024
Tàu hàng chở 4.000 tấn đá bột chìm trên vùng biển Quảng Nam, 8 thuyền viên trên tàu lên bè cứu sinh. Cảnh sát biển đã ứng cứu thành công trong điều kiện xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Cụ bà 80 t.uổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

06:34:00 19/09/2024
Theo Công an huyện Đức Cơ, vào ngày 12/9 bà C. (80 t.uổi, trú tại địa phương) đến cơ quan công an trình báo về việc nhận được một cuộc gọi lạ. Người này tự xưng là cán bộ của Công an huyện Đức Cơ, thông báo bà C. có liên quan đến một vụ ...

Bão không quá mạnh nhưng có thể gây lụt

06:03:39 19/09/2024
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão số 4 hình thành ngay sát bờ. Đặc biệt quan ngại là đợt mưa khá lớn tập trung từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, không loại trừ tương tự như đợt mưa gây ra trận lụt tồi tệ năm 2020.

Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn

22:49:05 18/09/2024
8 thuyền viên gặp nạn trên tàu hàng bị chìm ở vùng biển Quảng Nam đã được cơ quan chức năng cứu hộ đưa vào bờ an toàn.

Áp thấp mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới, tăng tốc vào miền Trung

20:49:22 18/09/2024
Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam

Quảng Nam mưa không ngớt, nhiều tuyến đường ngập sâu, học sinh được nghỉ học

20:42:17 18/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ sáng 18-9, nhiều nơi ở Quảng Nam mưa không ngớt. Cơn mưa kéo dài cả ngày, khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Tam Kỳ ngập cục bộ, gây ách tắc giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Mái tóc rụng lả tả của tôi đã thực sự được "cứu rỗi" nhờ 5 tuyệt chiêu này

Làm đẹp

12:34:38 19/09/2024
Bây giờ, tôi thường buộc tóc một cách nhẹ nhàng hơn, hoặc thỉnh thoảng để tóc xõa tự nhiên. Hạn chế buộc tóc chặt không chỉ giúp tóc khỏe mạnh mà còn mang lại cảm giác thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn

Sao châu á

12:28:48 19/09/2024
Đây là lần đầu tiên tài tử Bi Rain chia sẻ hình ảnh của bà xã Kim Tae Hee lên mạng xã hội sau 7 năm kết hôn và có 2 con gái.

Mẹo chọn quần hack dáng thêm 5cm chiều cao

Thời trang

12:28:31 19/09/2024
Nhờ sự ôm sát ở phần trên, kiểu quần này giúp kéo dài đôi chân, che bớt khuyết điểm như chân cong và tôn lên vòng 3 đầy đặn cùng vòng eo thon gọn.

NPH kiếm được nhiều t.iền nhất từ game thủ, miHoYo chỉ xếp thứ 5

Mọt game

12:12:24 19/09/2024
2024 đã đi qua nửa chặng đường và tính tới nay, làng game quốc tế đã được chứng kiến vô số nốt thăng, trầm của nhiều bom tấn đình đám.

Hình ảnh vợ chồng bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát

Pháp luật

12:12:24 19/09/2024
Sáng 19/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tiểu đường

Sức khỏe

12:01:52 19/09/2024
Ăn một quả táo mỗi ngày là thói quen tuyệt vời để có trái tim khỏe mạnh vì pectin trong táo giúp giảm cholesterol, polyphenol có tác dụng hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.

Nhà tôi thỉnh thoảng làm món này: Ăn mềm, ngon và bổ dưỡng, rẻ hơn thịt bò lại tốt cho sức khỏe hơn thịt lợn

Ẩm thực

11:56:59 19/09/2024
Sau khi món ăn hoàn thành, bạn mở nắp nồi ra, mùi thơm của các nguyên liệu tỏa ra thơm lừng. Bề mặt các miếng cá có màu hơi vàng và tỏa độ bóng hấp dẫn.

Đang ăn bánh Trung thu, cô gái phải bỏ vội khi thấy hiện tượng "đáng sợ": "Ăn vào thì chỉ có t.iền mất tật mang"

Netizen

11:56:46 19/09/2024
Tết Trung thu đã qua, thế nhưng chủ đề về những chiếc bánh Trung thu vẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Như mới đây, một bài đăng về chiếc bánh Trung thu có hiện tượng lạ đã gây sự chú ý của cộng đồng mạng

Đạt G và Cindy Lư kết hôn?

Sao việt

11:53:20 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư công khai chuyện yêu lại từ đầu vào tháng 11/2023. Sau khi xác nhận quay trở lại bên nhau, cặp đôi này thường đăng khoảnh khắc hạnh phúc trên mạng xã hội.

Hoa sữa về trong gió - Tập 16: Khánh đã "nắm thóp" được Trang?

Phim việt

11:49:37 19/09/2024
Khánh tỏ ra vênh váo, đắc thắng như thể bản thân đã nắm thóp được Trang. Vì việc Khánh làm, Trang đành phải đồng ý nói chuyện với anh để giải quyết vấn đề.

Ancelotti hết lời ca ngợi thần đồng 18 t.uổi Endrick

Sao thể thao

11:28:39 19/09/2024
Huấn luyện viên Real Madrid, Carlo Ancelotti ca ngợi thần đồng 18 t.uổi - Endrick sở hữu tài năng đặc biệt khiến anh trở nên khác biệt.