PGS.TS Lê Tuấn Lộc làm Chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế – Luật
Ngày 22/6, tại Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã diễn ra Hội nghị đại biểu bầu chọn Hội đồng trường. Tại đây, PGS.TS Lê Tuấn Lộc được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch hội đồng trường của Trường ĐH Kinh tế – Luật (UEL).
PGS.TS Lê Tuấn Lộc (người cầm hoa) được bầu làm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế – Luật nhiệm kỳ 2020 – 2025
Hội nghị do PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì và có sự tham gia của cán bộ chủ chốt, đại diện viên chức, người lao động các đơn vị của trường.
Tại đây, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã trình bày về quy trình, tiêu chuẩn và giới thiệu về các nhân sự dự kiến tham gia Hội đồng trường.
Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng trường gồm 25 thành viên, bao gồm: Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, đại diện Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên là người học của trường; đại diện giảng viên, viên chức, người lao động và các thành viên bên ngoài trường.
Thực hiện bầu chọn thành viên Hội đồng trường
Video đang HOT
Đại hội đã tiến hành trao đổi, thảo luận và thực hiện bầu chọn thành viên Hội đồng trường một cách nghiêm túc, đúng quy trình và đã bầu ra Hội đồng trường UEL nhiềm kỳ 2020 – 2025 gồm 25 thành viên.
Trong đó 9 thành viên bên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM; đại diện cộng đồng xã hội gồm: nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động.
Tiếp đó, Hội đồng trường lần thứ nhất đã họp bầu các chức danh Chủ tịch hội đồng Trường, Phó Chủ tịch Hội đồng trường và Thư ký hội đồng trường.
Hội đồng trường UEL nhiệm kỳ 2020 – 2025 ra mắt Hội nghị
Tại phiên họp, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã trình bày điều kiện của chức danh Chủ tịch Hội đồng trường và điều hành phần giới thiệu nhân sự đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng trường. Các thành viên hội đồng với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, minh bạch đã thảo luận, lựa chọn giới thiệu và tiến hành bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng trường.
Được sự tín nhiệm cao của Hội đồng, PGS.TS Lê Tuấn Lộc sinh năm 1970, là Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025, Phó Hiệu trưởng đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng trường -Trường ĐH Kinh tế – Luật nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, (có hiệu lực 01/7/2019), Chủ tịch hội đồng trường có trách nhiệm và quyền hạn chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường;
Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của hội đồng trường; ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường;
Sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường ĐH để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường; thực hiện nhiệm vụ của thành viên hội đồng trường, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH.
Bộ trưởng Nhạ: Từng vị trí trong Hội đồng trường phải "đúng vai, thuộc bài"
"Người cao nhất trong các trường đại học công lập là Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Luật 34 và Nghị định 99 đặc biệt chú trọng đến vai trò của Hội đồng trường. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, khác với trước, Hội đồng trường bây giờ phải thực quyền. Do vậy, không chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà chính cơ quan chủ quản các cơ sở giáo dục phải thay đổi nhận thức.
Tại hội nghị triển khai Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Nghị định 99), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý các nhà trường cần có kế hoạch nâng cao năng lực quản trị, trước hết là hội đồng trường, từng vị trí phải rõ vai trò, "đúng vai, thuộc bài".
Cùng với đó, cần tăng cường năng lực quản trị nội bộ của Ban giám hiệu, các vị trí chức năng, phòng, ban, khoa. Lãnh đạo nhà trường cần bám sát các mục tiêu đã được Hội đồng trường thông qua để đưa ra quyết định quản lý, không phải dễ làm trước, khó làm sau.
"Người cao nhất trong các trường đại học công lập là Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh. (Ảnh: Kim Hiền)
"Chủ tịch Hội đồng trường và Hội đồng trường có vai trò quyết định các quyết sách lớn chứ không phải là nơi thông qua cho hiệu trưởng. Và khi lựa chọn thành viên và cơ cấu của Hội đồng trường, ngoài thành phần đương nhiên thì thành phần mở rộng hết sức quan trọng. Chủ tịch Hội đồng trường phải thực sự có đủ năng lực, đủ trách nhiệm. Trước kia vị trí này có thể kiêm nhiệm, nhưng bây giờ là chuyên trách.
Theo tinh thần của Nghị quyết 19 Trung ương, Chủ tịch, Bí thư đảng ủy sẽ kiêm Chủ tịch Hội đồng trường. Như vậy, người cao nhất trong các trường đại học công lập là Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của Hội đồng trường tuy nhiên Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Cần Thơ - Giáo sư Nguyễn Thanh Phương có thắc mắc: "Đối với Hội đồng trường có nhiệm kỳ còn dài nhưng không đủ điều kiện quy định phải xử lý thế nào? Các trường có được thực hiện tiếp không hay bắt buộc phải làm lại ngay?".
Về vấn đề này Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng thông tin, nếu như Hội đồng trường chưa được thực hiện đúng quy định của Luật số 34, tức là cơ cấu thành phần chưa đúng thì khi Nghị định này có hiệu lực, các cơ sở giáo dục đại học phải thành lập mới.
Nghị định 99 quy định tối đa trong thời hạn 6 tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực là 15/2/2020, các cơ sở giáo dục đại học phải thành lập Hội đồng trường theo đúng quy định. Như vậy, đến 15/8/2020, việc thành lập Hội đồng trường tại các cơ sở phải hoàn tất.
"Nửa đầu của năm sau sẽ là Đại hội Đảng ở tất cả các cơ sở giáo dục đại học. Đây cũng là điều kiện để chúng ta khớp nối giữa các quy định của Đảng và với quy định của Nghị định này. Khi thành lập Hội đồng trường sẽ là một hội đồng mới, nhiệm kỳ mới, thực hiện tất cả các chức năng, nhiệm vụ mà Luật quy định", bà Phụng nhấn mạnh.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Bữa tiệc tất niên nhà Hiệu trưởng, những chuyện khó nói nhưng không im được Bữa tiệc của hiệu trưởng nên không ai bảo ai, cũng ngầm hiểu rằng phải có gì chút đỉnh gọi là "tỏ lòng thành" với hiệu trưởng. Thông thường, bữa tiệc tất niên mà hiệu trưởng tổ chức tại nhà, có mời nhiều thành phần đến dự nhằm củng cố tinh thần đoàn kết, tình cảm gắn bó mọi người trong cùng một...