PGS. TS Trần Đức Tuấn: Tích hợp làm yếu đi định vị môn Sử
“Nước Mĩ họ rất coi trọng lịch sử, nên nước này tích hợp môn Sử vào các môn khác để giảm bớt số môn học cho học trò đỡ phải học nhiều. Còn ở nước ta có thể làm cho môn Sử yếu đi định vị của nó”, PGS. TS Trần Đức Tuấn cho biết.
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT dự kiến tích hợp môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc. Xung quanh vấn đề này, PV Infonet có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đức Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu sách và Học liệu Giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.
PGS. TS Trần Đức Tuấn cho biết: “Lịch sử là một trong những môn thuộc khoa học xã hội, tuy nhiên vẫn có cách tích hợp môn này với các môn học khác mà nó vẫn giữ vững được tính độc lập”.
PGS. TS Trần Đức Tuấn cho biết: “Lịch sử là một trong những môn thuộc khoa học xã hội, tuy nhiên vẫn có cách tích hợp môn này với các môn học khác mà nó vẫn giữ vững được tính độc lập. Chẳng hạn ở nước Mỹ, người ta tích hợp Lịch sử với môn Giáo dục Công dân và môn Giáo dục Quốc phòng (GDQP) thành môn bắt buộc, vì vậy mà không mất đi vị thế của môn Lịch sử dù nó tích hợp.
Khi dạy tích hợp môn Sử vào với môn khoa học xã hội khác thì mọi người có cảm giác lo sợ vị thế của môn Sử sẽ yếu đi. Việc lo sợ vị thế của môn Sử là đúng, nhưng vấn đề không phải tích hợp mà là tích hợp như thế nào. Ở nước ta chưa học hết tất cả kinh nghiệm dạy tích hợp của các nước trên thế giới. Tức là nhiều nước tích hợp theo hướng Lịch sử độc lập.
Chẳng hặn như nước Mỹ họ rất coi trọng lịch sử, nên nước này tích hợp môn Sử vào các môn khác để giảm bớt số môn học cho học trò đỡ phải học nhiều. Nhưng họ vẫn giữ định vị, tính bắt buộc học sinh phải học. Còn ở nước ta có thể làm cho môn Sử yếu đi định vị của nó. Vừa rồi chúng ta học kinh nghiệm tích hợp của Hàn Quốc.
Nhưng việc dạy tích hợp của Hàn Quốc bắt đầu từ năm 2009. Tuy nhiên, đến lúc này Hàn Quốc cũng đang xem xét lại việc tích hợp lịch sử độc lập và đang có ý định tách khỏi tích hợp, đưa lịch sử quay trở lại có tính chất độc lập. Vì vậy, khi chúng ta tiến hành học họ thì Hàn Quốc đã dạy tích hợp cách đây 5-7 năm và họ đang quay lại thôi rồi”.
Video đang HOT
“Vấn đề bây giờ là làm sao cho môn Sử độc lập hoàn toàn thì cần nâng vị thế của môn Lịch sử lên. Hiện nay, Bộ mới đưa ra các phương án khác nhau cho nên mọi người lo lắng, nhưng đó là lo lắng có giải pháp, không đến nỗi bi quan.
Giải pháp là bây giờ có thể hướng theo 1 cách tiếp cận của nền giáo dục nước Mỹ, tức là tích hợp môn Sử vào trong môn GDQP, vì môn GDQP là 1 trong 4 môn bắt buộc. Tích hợp có nhiều mức độ khác nhau, nhưng theo kiểu của Hàn Quốc, tức là 2 môn đó mới kết hợp với nhau, tính phân môn của nó vẫn còn rõ ràng. Còn đến cái mức thứ 2, là nó trộn lẫn 2 môn đó, ranh giới không rõ”, PGS. TS Trần Đức Tuấn chia sẻ.
Theo PGS. TS Trần Đức Tuấn, hiện nay chúng ta chọn phương pháp liên môn tốt hơn tích hợp. Tích hợp đôi khi nhầm lẫn môn Sử hòa trộn với các môn khác. Khi tích hợp môn Sử sẽ trở thành bộ phận cấu thành, chứ nó không phải là môn độc lập, nếu nó là môn độc lập thì bây giờ nó sẽ trở lại cái mà chúng ta không giải quyết được, tức là vấn đề quá tải.
Theo Infonet
ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử
Ông Dương Trung Quốc: "Để Lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?".
Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến, dự kiến tích hợp môn Lịch sử với môn Đạo đức - Công dân và Quốc phòng - An ninh thành môn mới là "Công dân với Tổ quốc" đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Trao đổi với PV bên lề kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) đã cho rằng đây chỉ là dự án của một nhóm tác giả do Bộ GD-ĐT chỉ đạo, chưa từng được lấy ý kiến rộng rãi mà đã tuyên bố như công cụ để thay thế.
ĐBQH Dương Trung Quốc trao đổi với PV tại hành lang Quốc hội
"Không phải giới lịch sử chúng tôi đề cao môn học này, mà trong bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình. Do vậy, nếu muốn thay đổi thì cần làm hết sức cẩn trọng, không thể làm đơn giản", đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ.
Đại biểu cho hay, kết quả là nhiều người thất vọng với ý tưởng "khai tử" môn Lịch sử. Thất vọng không phải vì mọi người không ủng hộ Bộ GD-ĐT tìm ra phương hướng phát triển trong sự nghiệp trồng người, mà thất vọng vì 2 điều.
Thứ nhất, những gì mà Bộ GD-ĐT đã làm, tạo nên thực trạng dạy và học Sử hiện nay. Thứ hai là cách làm, cách triển khai. "Bộ GD-ĐT luôn lập luận không bỏ môn Lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ", đại biểu Dương Trung Quốc nêu vấn đề.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, Bộ GD-ĐT cần hết sức thận trọng. Dường như những người đưa ra ý tưởng và triển khai sự đổi mới này đã quá tự tin vào việc vận dụng mô hình tích hợp theo hướng giảm nhẹ áp lực học cho học sinh, đi sâu vào trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản.
Vấn đề dạy và học Lịch sử đã được báo động cách đây 2 thập kỷ, ở thời điểm năm 1996. Khi đó, báo chí cũng đã nhắc nhiều về vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn Lịch sử ngày càng trầm trọng.
"Mặc dù có nhiều lý do để dẫn đến tình cảnh này nhưng lẽ ra, thay vì Bộ GD-ĐT tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế để thúc đẩy môn Lịch sử, thì nay lại chủ trương thay đổi bằng một phương thức hoàn toàn mới. Dù môn Lịch sử vẫn được dạy ở một số môn học tích hợp, nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất là bậc THPT thì lại tích hợp gộp 3 môn lại. Hơn nữa, mục tiêu đặt ra trong việc tích hợp môn Lịch sử cũng chưa được những người soạn thảo trình bày một cách thấu đáo" - đại biểu bức xúc.
Đại biểu Dương Trung Quốc thắc mắc, mục tiêu của tích hợp là gì thì Bộ GD-ĐT chưa lý giải được thấu đáo, hay chỉ đơn thuần là con số cộng. Mặt khác, để Lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?
Hơn nữa, Bộ GD-ĐT muốn thay đổi bất cứ điều gì cũng cần căn cứ trên cơ sở luật pháp. Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh có hẳn Bộ luật riêng là Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, có thể gọi riêng, được định vị rõ ràng, nay lại xóa cả môn học như không có gì. Vì vậy, nhiều nhà sử học không tán thành cách ứng xử với môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT theo kiểu "cái gì không làm được thì bỏ đi".
"Chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT nên tham khảo, tranh thủ ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng như nhiều tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ngay trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có riêng một bộ phận giảng dạy Lịch sử.
Giáo sư Phan Huy Lê thất vọng với cách thức tích hợp môn Lịch sử
VOV.VN -Lắp ghép một ít nội dung lịch sử rồi cho là môn Lịch sử đã được tích hợp, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học.
Ngay cả tại hội thảo, những người tham dự trong đó có tôi, rất lấy làm thất vọng khi những ý kiến đóng góp từ giới sử học được đáp lại bằng việc đại diện bên soạn thảo luôn khẳng định cách làm của họ là đúng, không có gì sai" - ông Dương Trung Quốc nói.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ lắng nghe và sẽ cho ý kiến rõ ràng trong buổi hội thảo riêng về vấn đề này vào giữa tháng 11/2015./
Lại Thìn
Theo_VOV
Học sinh chán Sử thì mới phải "bắt buộc" Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông mới của Bộ ghi Lịch sử vào danh sách các môn tự chọn gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo tôi, lịch sử là môn bắt buộc vì học sinh đã quá chán học. Vừa mấy hôm trước, tôi phấn khởi đọc báo thấy thông tin về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông...