PGS. TS. Trần Đình Thiên: Nhà đầu tư sẵn tiền mặt sẽ có cơ hội thắng lớn trong thời gian tới
Nếu 2 năm trước, dòng tiền đổ vào bất động sản rất dễ, đầu tư mở rộng với nhiều hoạt động thì hiện nay thị trường địa ốc đang trong giai đoạn huy động tiền mặt khó.
Thị trường địa ốc khó khăn
Tại talkshow Đầu tư bất động sản thời kỳ trầm lắng – Thách thức, thời cơ và động lực bứt phá diễn ra mới đây, đánh giá về thị trường địa ốc Việt Nam, PGS. TS. Trần Đình Thiên nhận định: Tại thời điểm hiện nay, kinh tế Việt Nam ổn định trong khi cả thế giới còn đang khó khăn. Tuy nhiên, vị chuyên gia này đặt ra các câu hỏi: Kinh tế ổn định nhưng tại sao doanh nghiệp bất động sản và thị trường bất động sản lại khó?
Theo ông Thiên, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 trong thời gian 3 năm. Mặc dù có những hỗ trợ nhưng thị trường vẫn chưa thể bứt phá. Mặt khác, dòng vốn đầu tư công còn đang “dậm chận tại chỗ”, chưa có phương án tháo gỡ. Dòng vốn đầu tư cho tư nhân như trái phiếu, lãi suất, chứng khoán đều đang bị kiểm soát chặt chẽ, ắch tắc. Ngoài ra, để tiếp cận được các quỹ đầu tư cũng rất khó.
Hiện nay, thị trường địa ốc đang trong giai đoạn huy động tiền mặt khó. Trong khi đó, 2 năm trước, dòng tiền đổ vào bất động sản rất dễ, đầu tư mở rộng với nhiều hoạt động. Sau hàng loạt các vấn đề, dòng tiền bị buộc phải siết chặt. Thời đại dòng tiền khó đã bắt đầu và đây là thời điểm khó chung trên toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam.
Trên cơ sở đó, ông Thiên dự báo, năm 2023, dòng vốn nói chung cho thị trường bất động sản sẽ còn khó khăn hơn năm 2022. Nguyên do, dòng vốn trên thế giới đang khó và việc kiểm soát lãi suất của thế giới sẽ ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam.
“Tôi cho rằng, Việt Nam đang có thế, có đà tốt nên cần giữ vững lợi thế để thu hút đầu tư. Đặc biệt, các vấn đề vĩ mô phải ổn định để các doanh nghiệp bất động sản có thể vực dậy và chớp được thời cơ”, ông Thiên nói.
Ông Nguyễn Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đông Tây Land đánh giá, thị trường bất động sản năm 2022 hiện nay đã khác xa so với thị trường khủng hoảng cách đây 10, 15 năm.
Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Bình cho rằng: Quy mô thị trường hiện giờ rất lớn. Hiện nay có thể thấy đa số các tỉnh thành đều hình thành thị trường bất động sản, xuất hiện các nhà đầu tư bất động sản.
Video đang HOT
Về các loại hình bất động sản hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm từ công nghiệp, du lịch, đô thị, shophouse… nên quy mô thị trường hiện giờ là cực kỳ lớn so với giai đoạn trước.
Ngoài ra, tín dụng bất động sản đang khó khăn do bị siết chặt gây ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch bất động sản. Ông Bình nói: “Nhìn chung, thị trường được đánh giá là trầm lắng nhưng do sự phân hóa thị trường nên nhiều nơi vẫn có tín hiệu tích cực”.
Theo ông Bình, các nhà đầu tư không đầu cơ bất động sản mà dành sự quan tâm cho những sản phẩm tạo ra dòng tiền, pháp lý an toàn và chủ đầu tư uy tín. Thị trường có sự phân hóa rõ rệt và thể hiện ngay trong các sản phẩm.
“Là những nhà đầu tư thông thái, chúng ta cần có những lựa chọn sáng suốt. Không hẳn là chỉ có bất động sản giá rẻ được ưu tiên, mà sự ưu tiên là dành cho những sản phẩm chất lượng”, ông Bình nhấn mạnh.
Cơ hội cho đầu tư địa ốc
Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, trong bối cảnh chung, đầu tư ở kênh nào cũng cần phải cân nhắc.
“Cần nhìn thấy “cơ trong nguy”, trong khó khăn vẫn tìm thấy các cơ hội mới. Ở góc độ vĩ mô, trong khi kinh tế thế giới có nhiều “nguy” thì sẽ xuất hiện “cơ” cho Việt Nam. Riêng về bất động sản, nhìn ở tầm dài hạn, có “cơ” nào không? Tôi cho rằng, nhà đầu tư cần có tiền mặt và có tiền mặt là thắng.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Thái Bình đặt ra câu hỏi: “Trong thời buổi lạm phát tăng, chúng ta giữ tiền mặt có an toàn hay không?”
“Với những nhà đầu tư lớn có nhiều tiền mặt, bất động sản là thị trường an toàn để đầu tư. Bất động sản có sổ đỏ, chủ đầu tư uy tín, đa tiện ích thì đương nhiên sẽ thu hút người dân đến ở và được nhà đầu tư quan tâm trong thời kỳ lạm phát”, ông Bình nói.
Ở góc nhìn lạc quan, ông Bình dự đoán, thời gian qua kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt, đặc biệt cuối năm 2022 nguồn tiền ngoại hối đổ về, đầu tư công, dòng vốn để xây dựng bến cảng, hạ tầng, sân bay đang rất tích cực. Chiều hướng thị trường do đó cuối năm 2022 và năm 2023 sẽ rất sáng sủa.
“Trong bối cảnh đầy sự lo âu về thị trường, dòng tiền… chúng ta cần thận trọng hơn trong việc xem xét thị trường tuy nhiên những nhà đầu tư có nguồn lực tiền mặt lớn sẽ lựa chọn được những sản phẩm tốt và dự án của chủ đầu tư chất lượng cũng sẽ có cơ hội rất lớn”, ông Bình nói thêm.
Cái kết thảm khi chạy theo 'giấc mơ tỷ phú' nhờ bán đất
Từ nghèo khó bỗng thành tỷ phú sau khi bán đất, vài năm sau ông Kiên (thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) phải tha phương cầu thực, làm thuê trả nợ.
Hơn chục năm trước, xã Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) trải qua cơn "sốt đất" đầu tiên. Khi làn sóng này qua đi, hệ lụy nó để lại vẫn là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người đến tận bây giờ. Điển hình nhất là câu chuyện của ông Nguyễn Trung Kiên (ở thôn Chóng), người mà hàng chục năm trước nổi lên như một đại gia của xã khi thu được vài tỷ đồng tiền bán đất.
Xã Yên Bài, huyện Ba Vì được coi là "thủ phủ" sốt đất vùng ven Hà Nội bởi những mức giá khó tin. (Ảnh: Đức Thiện)
Theo lời kể lại của nhiều người, khi bán đất có tiền, ông Kiên trở nên hào sảng, những cuộc ăn chơi diễn ra đều đặn, bạn bè cũng nhiều lên và hiển nhiên ông luôn là "bao sạch" những cuộc ăn chơi này.
Ông Kiên khiến không ít người ngưỡng mộ, ghen tị vì không chỉ bán đất mà ông còn đầu tư tiền vào đất. Có vốn nhờ bán đất, ông Kiên cũng học đòi đi đầu tư để "ăn theo" cơn sốt đất mỗi ngày mỗi nóng. Ông dồn hết số tiền bán đất trước đó rồi vay thêm cả bên ngoài để đi mua đất ở Hòa Bình. Nhưng do chỉ là "tay ngang", không có kinh nghiệm, ông phải nhận trái đắng khi bị lừa mua đất với giá cắt cổ.
Lúc những khoản nợ đến hạn phải trả, ông Kiên phải bán tống bán tháo những lô đất tiền tỷ bên Hòa Bình với giá chỉ vài trăm triệu. Hết tiền, những người bạn từng ăn chơi với ông cũng không còn bên cạnh. Từ một "tỷ phú", ông Kiên lâm vào cảnh nợ nần, phải bán nốt những mảnh đất còn lại để trả nợ.
Giấc mơ tỷ phú đến nhanh và đi cũng nhanh, ông Kiên và vợ rời làng đi làm thuê kiếm sống, chỉ để lại một ngôi nhà nhỏ để hai người con trai thi thoảng đi về.
"Nghe đâu ông ấy làm lái xe đưa đón công nhân ở dưới Hà Nội. Căn nhà của ông ấy cũng mới nhờ tôi rao bán hộ rồi", một người dân bản địa nói khi thấy chúng tôi gặng hỏi về chủ của ngôi nhà khoảng 30m3 đang rao bán.
Dọc đường làng ngõ xóm của "thủ phủ sốt đất" Yên Bài, nhừng dòng chữ bán đất nguệch ngoạc, những biển bán bất động sản xuất hiện dày đặc. (Ảnh: Đức Thiện)
Không chỉ ở xã Yên Bài, tại vùng đất Đông Anh, chúng tôi cũng nghe thấy những câu chuyện tương tự. Huy, một tay "cò đất" ở xã Kim Chung (Đông Anh) thao thao bất tuyệt: " Các anh về đây tìm đất mà gặp em là gặp đúng người rồi. Em là thổ địa ở đây cả chục năm".
Sau đó Huy liên tục giới thiệu về những mảnh đất, trong số đó không ít mảnh là do chủ nhân cần phải bán gấp để gán nợ.
Huy kể, hồi năm 2018, một người đàn ông tên Lục buộc phải bán rẻ mảnh đất khoảng 200 m2. Giá ngày đó khoảng hơn 4 tỷ đồng nhưng ông Lục phải bán gấp để có tiền trả nợ với giá 3,8 tỷ đồng.
Theo Huy, nhà ông Lục vốn có rất nhiều đất và đã giàu lên nhờ đất từ cách đây khoảng chục năm, nhưng sau đó vì làm ăn thua lỗ và nghe đâu có dính đến chơi bời, cờ bạc nên tiền của cứ đội nón ra đi, sau này mới phải bán nốt mảnh đất vuông vức đó để gán nợ.
"Khách mua được mảnh đất đó bây giờ lãi to. Nếu em có tiền mà ôm mảnh đấy thì bây giờ cũng có trong tay 5 - 6 tỷ đồng", Huy tiếc nuối.
Huy cũng kể về nhiều người hiện không còn đất mà bán, trong khi tiền "vớ bẫm" từ những cơn sốt đất đã tiêu hết từ đời nào, giờ thậm chí còn ngập trong nợ nần, vì đất nông nghiệp còn đâu để mà làm ăn, trong khi chỉ có thể làm việc vặt để cầm cự.
Có lẽ chính vì những bài học "xương máu" này nên một số người dân trong những "thủ phủ" sốt đất ven Hà Nội hiện vẫn nhất quyết giữ đất hoặc nếu cần kíp lắm thì cũng chỉ cắt ra bán một phần vừa đủ để trang trải. Họ cho rằng những cơn "sốt đất" rồi sẽ nhanh chóng qua đi nhưng những cánh đồng trồng hoa, trồng rau xanh, hay những trang trại bò sữa vốn nuôi sống họ... sẽ không còn nữa, nếu không được giữ gìn.
Phát triển nhà ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Bài cuối: Cần sự đồng hành của doanh nghiệp Một nghị quyết gỡ được nhiều vấn đề nan giải cho chính quyền địa phương và "hợp lòng dân" nên được kỳ vọng sẽ triển khai thành công, khơi thông các nguồn lực, ách tắc để tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển. Tuy nhiên, một lực lượng quan trọng là doanh nghiệp hiện vẫn chưa thể tham gia đồng hành. Chung cư nhà...