PGS-TS Nguyễn Thành Lợi: Mạng xã hội là đối thủ, cũng là đối tác
Sự phát triển của mạng xã hội là xu thế tất yếu. Thay vì cạnh tranh, các tờ báo cần học cách sống chung, hòa nhập và tận dụng ưu thế của mạng xã hội để mở rộng đối tượng và số lượng độc giả cho tờ báo của mình. Muốn tồn tại, hãy tìm một lối đi riêng cho mình.
Đi trước sẽ chiếm lĩnh không gian ảo
Chia sẻ về xu thế phát triển của báo chí, đặc biệt là loại hình báo điện tử trong thời gian tới trước “cơn bão” khó lường mang tên mạng xã hội, PGS-TS Nguyễn Thành Lợi – Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam – Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo cho rằng, mạng xã hội (MXH) là một thành quả của nhân loại trong thế kỷ 21.
Thay vì chờ đợi như trước đây, độc giả có thể trực tiếp truyền tải thông tin qua mạng xã hội chỉ với một chiếc điện thoại thông minh (Smarphone) hoặc máy tính bảng (Ipad)
Khi các trang MXH phát triển, chúng nghiễm nhiên trở thành “đối thủ” của báo chí truyền thống vì MXH cũng có nhóm công chúng nhất định. Nếu báo chí không thể cung cấp thông tin kịp thời và toàn diện, công chúng có thiên hướng chuyển sang đọc tin trên MXH để thỏa mãn nhu cầu về thông tin. Dù báo điện tử có thể cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, có khả năng tương tác trực tiếp với công chúng, song MXH vẫn đang dần chiếm lĩnh “không gian ảo” trên Internet. Bởi chúng cho phép người dùng được sản xuất thông tin theo nhu cầu và sở thích của họ. Người dùng có thể dễ dàng viết, đăng hình ảnh, video, dòng trạng thái cung cấp thông tin.
PGS-TS Nguyễn Thành Lợi phân tích: “Khi đang đi trên đường bắt gặp một đám cháy, ngay lập tức, mọi người có thể sử dụng điện thoại để quay lại, rồi chia sẻ trên MXH. Chính những thông tin họ đưa lại thu hút sự chú ý của người dân, bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới những người đang sinh sống tại khu vực đó. Những người sử dụng MXH khác sẽ chia sẻ, lan truyền những thông tin này một cách nhanh chóng”. Từ đây, theo TS Lợi sẽ đặt ra một vấn đề là nếu báo điện tử không thể đăng tải kịp thời những thông tin chính thống về sự kiện đó, mà cứ mãi đi sau MXH thì sẽ gặp nhiều khó khăn. “Bởi trong cuộc cạnh tranh thông tin đầy khốc liệt như hiện nay, thông tin đi trước luôn chiếm lĩnh không gian ảo. Thậm chí, có thể nắn dòng và định hướng được thông tin” – TS Lợi nhấn mạnh.
Theo đó, báo điện tử sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Đầu tiên, khi phải chịu sức ép về thời gian, một số nhà báo đã lấy thông tin từ mạng xã hội và những nguồn tin không chính thống, chưa được kiểm chứng “chính thống hóa” thành bài báo của mình. Điều này rất dễ dẫn tới thông tin sai sự thật.
Tiếp theo, mạng xã hội có chức năng cuộn tin (scrolling news), liên tục cập nhật tin mới. Nhờ chiếc điện thoại thông minh, một người dùng mạng xã hội có thể quay phim, chụp ảnh, phát hình ảnh trực tiếp từ hiện trường xảy ra sự kiện, rồi liên tục chia sẻ, tương tác trực tiếp với rất nhiều người dùng MXH khác. Vậy nên, khi có thông tin nóng, mọi người thường có xu hướng vào MXH đọc tin trước. Rõ ràng, khả năng cập nhật thông tin và đa dạng hóa thông tin của mạng xã hội tốt hơn báo điện tử…
Ngoài ra, còn rất nhiều thách thức về kỹ năng tác nghiệp của người làm báo, vấn đề luật pháp, đạo đức nghề nghiệp… trong cuộc chạy đua với MXH.
Hãy hòa nhập, không hòa tan
Trước sự “lấn sân” mạnh mẽ của các MXH, nhiều tờ báo lớn trên thế giới đã chọn cách thay đổi để tồn tại trong môi trường số. Theo PGS Nguyễn Thành Lợi, điều này nằm trong xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại. Độc giả hiện nay đã không còn bị động như trước, chỉ cần có kết nối mạng là họ có thể tiếp cận với thông tin trên toàn cầu chứ không còn chờ đợi tới giờ để nhận báo, xem truyền hình như trước đây.
Cùng một sự kiện nhưng có rất nhiều tờ báo cùng làm, độc giả họ chỉ cần đọc 1, 2 tờ thôi rồi sẽ không đọc tờ khác. Nhưng độc giả sẽ tìm ở tờ báo những điểm mới, mang tính phát hiện. Đằng sau sự kiện đó, tờ báo cung cấp cho họ thông tin gì”. PGS -TS Nguyễn Thành Lợi
Video đang HOT
Trên thế giới, tờ New York Times đã thành công khi thay đổi vai trò của độc giả, giúp độc giả “trở thành một phần lớn hơn trong hoạt động đưa tin”. Khi đọc một bài báo trên tờ The New York Times, trải nghiệm không chỉ dừng lại khi hết bài viết. Di chuyển xuống phía dưới, độc giả sẽ tiếp tục được đọc những nhận xét thấu đáo vốn xuất hiện trên các trang tin tức. Kể từ những ngày đầu tiên khi đăng tải các bài viết trực tuyến, The New York Times đã nổi tiếng với cộng đồng online mạnh mẽ của mình. Đây là một trong số ít những nguồn tin biết làm dấy lên những cuộc hội thoại phong phú, nơi mà độc giả quan tâm và chia sẻ suy nghĩ của họ. Trong khi đó, tạp chí Times lại chọn cách đăng tải những bài viết phân tích, định hướng, mổ xẻ vấn đề xã hội.
Còn tại Việt Nam, một số tờ báo điện tử lớn đã đi đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào báo chí, tạo ra nhiều sản phẩm báo chí đa phương tiện. PGS-TS Nguyễn Thành Lợi chia sẻ: “Muốn làm báo hiện đại, tờ báo phải sở hữu nền tảng công nghệ và kỹ thuật tốt. Từ nền tảng đó, mới có thể phát triển về mặt nội dung và hình thức thể hiện. Nhiều tờ báo đã mở rộng thêm nhóm công chúng mục tiêu nhờ phát triển thêm kênh mạng xã hội, chuyên trang đặc biệt cho chính tờ báo của mình như Vietnam Plus, VnExpress, Dân Trí… Điều này giúp các tờ báo có thêm độc giả, tăng lượng tương tác, chia sẻ”.
Cũng theo TS Lợi, nhiều tờ báo điện tử thậm chí đã đầu tư cả trang tiếng nước ngoài, bởi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với toàn cầu. Nhiều người nước ngoài mong muốn tìm hiểu tin tức về Việt Nam mà các tờ báo chỉ có trang tin tiếng Việt thôi thì độc giả quốc tế không thể đọc được. Họ cần các bản tin tiếng Anh, Nga, Trung hay Tây Ban Nha. “Tôi cho rằng, tờ báo nào sở hữu nền tảng công nghệ, kỹ thuật tốt, đa dạng hóa ngôn ngữ sẽ khẳng định được vị thế của mình”-ông Lợi khẳng định.
Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Thành Lợi cũng cho rằng, thay vì đầu tư vào tất cả các mảng, nên tập trung chuyên sâu vào những mảng thông tin thế mạnh của tờ báo. Ở những mảng đó, cần tạo ra tiếng nói nhất định trong lòng công chúng. Ngoài ra, không nên tập trung quá nhiều vào tin tức giật gân, câu khách để cạnh tranh với MXH dù chúng là tin đúng sự thật. MXH đóng vai trò vừa là đối tác, vừa là đối thủ của báo chí. Phải chấp nhận rằng, sự phát triển của MXH là xu thế tất yếu, không thể kìm hãm được. Các tờ báo cần học cách sống chung, tận dụng ưu thế của mạng xã hội để mở rộng thêm nhóm độc giả mục tiêu, rồi kéo họ về với tờ báo của mình. Không nên coi MXH là một đối thủ, tìm cách xa lánh, cạnh tranh với chúng.
PGS Lợi tiết lộ: Sắp tới, trên báo điện tử, chúng tôi sẽ tập trung vào xu hướng phát triển của báo chí, truyền thông hiện đại. Tôi mong muốn xây dựng một tờ báo dành cho công chúng nói chung, những người quan tâm tới báo chí nói riêng hiểu và xây dựng mối quan hệ tốt với báo chí, có nhiều hơn sự tương tác, chia sẻ với báo chí để họ tin báo chí hơn.
“Sức ép cạnh tranh với MXH và các tờ báo khác khiến nhiều phóng viên, biên tập viên quá chú trọng tới kỹ năng rút tít cho báo điện tử, dễ dẫn tới tít bài một đằng, nội dung một nẻo. Điều này dẫn đến sự xô lệch không đáng có giữa báo chí truyền thống và báo chí hiện đại. Có thể thấy hiện nay ngôn ngữ báo chí hiện đại đã khác hơn nhiều so với trước kia”.
Theo Danviet
Thực chất trào lưu thành lập "NATO phẩy"
Sau khi các nước Ả rập và Hồi giáo thành lập Liên minh "NATO Ả rập", Đức cũng thúc đẩy thành lập Liên minh "NATO châu Âu".
Đức thúc đẩy thành lập NATO châu Âu
Tạp chí Mỹ Foreign Policy (FP) vừa có bài phân tích cho rằng, tuy còn chưa thể khẳng định chắc chắn, nhưng có những dấu hiệu cho thấy quốc gia được coi là thủ lĩnh của NATO ở châu Âu là Đức hiện đang thúc đẩy các đồng minh theo hướng phát triển quân đội chung châu Âu.
Cứ vài năm một lần giới truyền thông lại nhắc đến vấn đề thành lập quân đội EU, mặc dù khái niệm về một lực lượng quân sự như vậy được nhiều người coi là chuyện tưởng tượng hay cổ tích khủng khiếp. Tuy nhiên, truyện cổ tích này đang trở thành hiện thực.
Tác giả Elizabet Bro viết trên tạp chí Foreign Policy rằng, có nhiều người ủng hộ ý tưởng này tại Brussels cũng như có nhiều người cho rằng, sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh của Khối Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương ở châu Âu là một "điều kinh hoàng".
Nhưng năm nay, có những hành động theo chiều hướng này đã không hề phô trương với giới báo chí. Đức và các đối tác là Cộng hòa Séc và Romania đã thực hiện những bước đi quyết liệt hướng tới một "đội quân riêng của Liên minh châu Âu".
Những quốc gia này công bố hội nhập lực lượng vũ trang của họ với các đơn vị của Quân đội Đức (Bundeswehr).
Theo đó, Lữ đoàn cơ giới 81 của Romania sẽ kết hợp với sư đoàn phản ứng nhanh của Đức, Lữ đoàn 4 phản ứng nhanh của Séc gia nhập Sư đoàn tăng số 10 của Đức. Như vậy, Séc và Romania đã theo gương Hà Lan, nước đã hợp nhất ba lữ đoàn vào quân đội Đức.
Tuy nhiên, những cái tên mới không nói lên điều gì, khái niệm Quân đội chung châu Âu (phiên bản NATO châu Âu) là một ý tưởng lớn, tập hợp các quân đội châu Âu nhỏ do Đức đứng đầu, nhưng nhằm mục đích rất "tầm thường" so với cái tên của nó.
Mục đích thành lập khối NATO mới là nhằm vào những "đối thủ cứng đầu" như Nga?
Nhà phân tích an ninh của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông là Iustina Gotkovskaya nhận xét rằng, sáng kiến này xuất phát từ sự yếu kém của Bundeswehr. Người Đức nhận ra rằng họ cần lấp đầy khoảng trống trong lực lượng lục quân để giành ảnh hưởng chính trị và quân sự trong NATO.
Sự hỗ trợ của các đối tác nhỏ hơn có thể giúp Đức tăng cường đáng kể tiềm năng quân sự trong thời gian ngắn nhất và quân đội mini do Đức đứng đầu có thể đảm bảo an ninh cho châu Âu - Elizabet Bro viết trên FP.
Được biết, Đức thúc đẩy việc thành lập một quân đội chung châu Âu diễn ra trong bối cảnh các quốc gia Hồi giáo và Ả rập ở Trung Đông và Bắc Phi cùng với một số quốc gia châu Á khác vừa thành lập một Liên minh chống khủng bố, được coi là phiên bản "NATO Ả rập".
"NATO Ả rập" được thành lập
Tại Hội nghị thượng đỉnh Ả-rập-Hồi giáo-Mỹ vừa kết thúc vào ngày 21/5 tại Riyadh, nhiều quyết định quan trọng đã được thông qua, tiêu biểu là việc thành lập một Liên minh chống khủng bố, với nòng cốt là các quốc gia nằm ở Trung Đông nói riêng và châu Á nói chung.
Hội nghị thượng đỉnh có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo của 55 quốc gia Hồi giáo, bao gồm thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh; Vua Abdullah của Jordan; Vua Morocco Muhammed; Tổng thống Algeria và Tunisia cùng Thủ tướng Iraq Haydar al-Abadi...
Giới chức lãnh đạo các nước vùng Vịnh cho rằng, hội nghị thượng đỉnh được tổ chức để đánh dấu việc mở rộng quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Ảrập và Hồi giáo cho một cuộc chiến tranh tổng lực chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Các nhà lãnh đạo đã nhất trí thành lập một trung tâm chống khủng bố tại Riyadh, nhằm giám sát và chỉ huy chiến đấu chống khủng bố và cực đoan trong khu vực. Liên minh sẽ quy tụ số lượng ban đầu là khoảng 34.000 binh sĩ, con số này có thể được tiếp tục bổ sung.
Nét khác biệt lớn nhất của Liên minh này là nó sẽ do Saudi Arabia lãnh đạo với thành viên chủ chốt là các quốc gia Ả rập và một lực lượng lượng quân sự cụ thể, để sẵn sàng tung vào cuộc chiến chống khủng bố, không phụ thuộc vào các lực lượng quân sự sở tại.
NATO phẩy vẫn là những tổ chức phục vụ lợi ích phương Tây?
Về vấn đề này, Tehran cáo buộc các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Saudi Arabia đang xúc tiến kế hoạch này chỉ nhằm mục đích chống lại người Shii'te ở Iran, Iraq và Syria (tức người Alawites cầm quyền, một nhánh của người Shii'te) và Hezbollah ở Lebanon.
Giới phân tích nhận định rằng liên minh này được thành lập với mục đích để tung vào Syria, đánh bại khủng bố IS để chiếm đất Syria và đuổi các cố vấn quân sự Iran và nhóm vũ trang được Tehran hậu thuẫn như lực lượng Hezbollah của Lebanon, về nước.
Hiện nay, trong giới quan sát cũng có khá nhiều luồng quan điểm về việc các biến tướng của Liên minh NATO liên tiếp ra đời.
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy sự lỗi thời của Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương và sự bất lực của nó trong việc giải quyết các sự vụ quốc tế.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, những phiên bản NATO mang tính khu vực chỉ là những tổ chức được thành lập tạm thời, để giải quyết các sự vụ mang tính cấp bách mà không cần đến sự tham gia của cả khối NATO.
Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng, những tổ chức "NATO phẩy" chỉ là hiện tượng "bình mới, rượu cũ", vẫn mang bản chất của NATO, là một tổ chức quân sự cấp thấp hơn NATO và được thành lập vẫn để phục vụ cho lợi ích của Mỹ các các nước phương Tây.
Những biến tướng của NATO hiện nay đơn thuần là những tổ chức mang tính khu vực của Liên minh này, được lập ra để "chuyên đối phó với những nước không theo định hướng của phương Tây" trong khu vực đó, ví dụ như Nga hay Syria, Iran...
Theo Huy Bình
Đất Việt
Một số bí kíp 'trị' chồng gia trưởng cho các bà vợ Tự chủ về kinh tế và tình cảm, mềm dẻo nhưng không đầu hàng, tỉnh táo nhận ra tính gia trưởng của chồng ... giúp bạn có cuộc sống dễ chịu hơn. ảnh minh họa Rất nhiều phụ nữ đang phải chung sống với người chồng gia trưởng. Hầu hết chị em đều không muốn mình cả đời gắn bó với người đàn...