PGS-TS Ngô Trí Long: Chịu thêm thuế tài sản, dân khó bảo đảm cuộc sống
“Với mức chịu thuế như vậy, trong bối cảnh thu nhập bình quân của người Việt Nam còn thấp. Ngoài phải lo cho đời sống hàng ngày còn phải chịu thêm thuế tài sản liệu có bảo đảm được cuộc sống không?” – PGS – TS Ngô Trí Long (ảnh) đặt câu hỏi.
Xung quanh dự thảo Luật Thuế tài sản của Bộ Tài chính đang được công chúng rất quan tâm, NTNN đã có cuộc trao đổi với PGS – TS Ngô Trí Long – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) về những đề xuất được đưa ra.
Theo ông, việc đánh thuế tài sản với đất, nhà liệu có hợp lý?
PGS – TS Ngô Trí Long dự báo, nhiều gia đình sẽ mất cơ hội mua nhà nếu áp dụng Luật Thuế tài sản. Ảnh: D.V
“Ở các quốc gia khác, giá nhà gấp 4 – 5 lần so với thu nhập bình quân của người dân. Nhưng ở Việt Nam, khoảng cách này là gấp 20 – 25 lần. Việc áp mức thuế suất cao sẽ làm thui chột ý định mua nhà của nhiều người”. PGS – TS Ngô Trí Long
- Điều 53, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người dân chỉ có quyền sử dụng đất và chỉ có thể đấu giá quyền sử dụng đất. Nhưng những tài sản trên đất là tài sản của người dân, họ có quyền sở hữu. Ở đây, đối với thuế tài sản với đất có thể hiểu là đánh vào quyền sử dụng đất, với thuế tài sản nhà là đánh vào quyền sở hữu nhà.
Nhưng câu hỏi đặt ra lúc này là có nên đánh thuế tài sản hay không? Người dân ở căn hộ chung cư vốn đã chịu rất nhiều loại chi phí rồi, giờ phải chịu thêm thuế tài sản nhà nữa tôi e họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tiếp nữa, cách đánh thuế như thế nào, mức đánh thuế là bao nhiêu phần trăm? Nếu muốn thí điểm thì nên để mọi người quen với thuế tài sản, áp dụng mức thuế suất thấp mới có thể thu được.
Ông đánh giá như thế nào về đề xuất đánh thuế tài sản với nhà từ 700 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng trở lên với mức thuế suất 0,3 – 0,4% trong bối cảnh thu nhập bình quân của người Việt Nam còn đang ở mức khá thấp?
Video đang HOT
- Trước hết, cần phải đặt câu hỏi mục đích ban hành chính sách thuế này là gì, tính toán thu như vậy liệu có đạt được mục tiêu không? Từ đây, mới có thể trả lời việc ban hành Luật Thuế tài sản xuất phát từ nhu cầu về nguồn thu ngân sách hay bảo đảm sự công bằng giữa người nghèo, thu nhập thấp với những người sở hữu nhiều tài sản lớn. Hoặc vì tình trạng đầu cơ nhà, đất nên phải đánh thuế tài sản.
Hiện nay, việc thu thuế tài sản ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển là một xu hướng, nhiều nơi đã áp dụng sắc thuế này. Song không phải nơi nào cũng vậy, các quốc gia xung quanh Việt Nam không áp dụng sắc thuế này.
Ông có lo lắng điều này sẽ làm giảm cơ hội mua nhà của người thu nhập trung bình và thấp trong xã hội?
- Mục tiêu của thuế nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội, đảm bảo sự công bằng. Không thể dựa vào hiện vật để đánh thuế mà phải dựa trên cơ sở giá trị. Bộ Tài chính dựa trên quy định của pháp luật về xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở bình quân khoảng 7,3 triệu đồng/m2 để tính thuế là vô lý. Giá trị nhà ở phải căn cứ theo giá thị trường. Một căn nhà nhỏ diện tích chỉ 15 – 20m2 nhưng nằm ở khu vực trung tâm Hà Nội thì giá trị phải khác một căn nhà cùng diện tích nằm ở vùng sâu, vùng xa. Cách tính thuế này không công bằng, không phản ánh đúng giá thị trường.
Cách tính thuế tài sản với nhà, đất của Bộ Tài chính cũng đồng thời làm mất cơ hội mua nhà của nhiều đôi vợ chồng trẻ. Bản thân một ngôi nhà, căn hộ, mảnh đất vốn đã chịu rất nhiều loại thuế.
Ông đánh giá như thế nào về cách tính thuế tài sản nhà theo suất đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành, phân loại thành các cấp, hạng nhà?
- Ở đây, giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá 1m2 đất tính thuế. Giá 1m2 đất tính thuế là giá 1m2 đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố tại thời điểm tính thuế. Nhưng rõ ràng giá 1m2 đất tính thuế chưa theo sát biến động giá trên thị trường. Mặc dù vậy, ở một nền kinh tế thị trường, phải tính thuế tài sản theo giá trị thực tế trên thị trường, không thể đánh theo chi phí thực tế.
Anh xây một căn biệt thự, nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 hết bao nhiêu tiền, đó là chi phí thực tế. Còn thực tế, anh sở hữu một căn nhà cấp 2 ở khu đất “vàng”, giá trị vẫn có thể gấp 10 lần một căn nhà cấp 1 nằm ở vị trí xa trung tâm. Cách tính thuế dựa vào định mức chi phí thực là không công bằng.
Việc tính toán chi phí thực để sau này tính toán, phân chia phần chi phí bỏ ra khi 2 hay nhiều người cùng góp tiền xây chung một căn nhà. Mỗi một mục đích tính toán giá trị nhà vào mục đích bảo hiểm, cho vay, cho thuê lại phải tính theo một cách khác nhau và cho ra một mức giá khác nhau.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Hà Nội: Đánh thuế tài sản nhà 700 triệu làm "nóng" buổi tiếp xúc cử tri
Mặc dù Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã thay mặt Chính Phủ khẳng định việc chưa xem xét đề nghị xây dựng dự thảo Luật thuế tài sản, tuy nhiên nhiều cử tri Hà Nội vẫn chưa hết băn khoăn, lo lắng về quy định đánh thuế nhà trên 700 triệu mà dự luật này đưa ra.
Ngày 18.4, đoàn đại biểu quốc hội TP.Hà Nội đã có cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Tham dự có bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội.
Tại đây, các cử tri được nghe báo cáo cáo trả lời kiến nghị từ các kỳ họp trước, tham khảo dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV. Đồng thời, các cử tri tiếp tục đặt các câu hỏi, kiến nghị tới thành phố và đại biểu Quốc hội.
Theo đó, đã có 11 ý kiến của cử tri nêu kiến nghị chủ yếu liên quan đến các vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường, quản lý chung cư, giải tỏa chợ cóc, quản lý nhân hộ khẩu để giảm áp lực cho đô thị, giải quyết chế độ cho người có công...
Trong đó, cử tri một số phường ở chung cư phản ánh nhiều tòa đã hoạt động lâu và thành lập ban quản trị (BQT) nhưng chưa được bàn giao diện tích sử dụng chung, quỹ bảo trì; nhiều thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) hỏng...
Cử tri quận Cầu Giấy, Hà Nội phát biểu ý kiến tại cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV ngày 18.4.2018
Cụ thể, cử tri Lê Thị Tuấn (phường Quan Hoa) nêu về vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực dọc sông Tô Lịch, phần nước của dòng sông chưa được xử lý hiện vẫn còn rất đen, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của dân cư sống ven sông.
Cử tri Đặng Văn Đạt (phường Dịch Vọng Hậu) bức xúc về chợ xanh phố Phan Văn Trường tràn ra nửa đường, gây ách tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ... "TP quyết lập lại trật tự hè đường nhưng quận chưa có hành động gì để giải tỏa chợ cóc này, chứng tỏ "trên động dưới không động" - cử tri Đạt nói.
Đáng chú ý, liên quan đến vấn đề đánh thuế tài sản nhà 700 triệu khiến gây bất đồng dư luận trong những ngày vừa qua, cử tri Nguyễn Duy Kim (phường Trung Hòa) nêu ý kiến cho rằng, những ngày vừa qua Bộ Tài chính lấy ý kiến về Dự án Luật Thuế tài sản với 2 phương án về ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng, dự luật này nhận được nhiều ý kiến băn khoăn của dư luận, nhiều người cho rằng chính sách đưa ra chưa hợp lý và tạo gánh nặng cho người dân.
"Đại đa số người dân thu nhập thấp nhưng giá đất, giá nhà thì lại rất cao. Đa số người dân tiết kiệm cả đời chưa chắc đã mua được một cái nhà. Mặt khác, đánh thuế như vậy là tình trạng thuế chồng thuế. Do vậy cử tri rất băn khoăn và bức xúc về vấn đề này" - cử tri Kim nói.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến thể hiện lo lắng về tình trạng dân di cư vào nội đô ngày càng đông, gây khó quản lý nhân hộ khẩu, áp lực lớn cho TP về giao thông đô thị, giáo dục... Nói như cử tri Thái Ngọc Oanh (tổ 23, phường Dịch Vọng Hậu): "Hà Nội là nơi văn minh mà đi lại lại khó khăn ở cả những vùng quê. Quãng đường thì ngắn mà thời gian đi lại thì dài".
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri.
Theo đó, cử tri Oanh đặt vấn đề cho rằng "Vấn đề quy hoạch của thành phố về quy mô dân số dự kiến như thế nào? Trong khi nhiều khu chung cư vẫn cứ mọc lên, áp lực lên hạ tầng như thiếu bệnh viện, trường học, tắc nghẽn giao thông... Vậy tầm nhìn dài hạn ra sao và thành phố có phương án gì để giải quyết những bất cập này không?"
Thay mặt lãnh đạo quận Cầu Giấy, Chủ tịch UBND quận Bùi Tuấn Anh trả lời các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của quận và cam kết báo cáo Quốc hội, TP về những vấn đề không thuộc thẩm quyền..
Tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh: "Qua các ý kiến chúng tôi thấy một số vấn đề nổi cộm đó là việc bố trí giao thông, quản lý chung cư, vấn đề an toàn PCCC, quản lý, cấp phép chợ, vệ sinh môi trường... Chúng tôi rất trân trọng và tiếp thu ý kiến của nhân dân. Phó trưởng đoàn Đại biểu quốc hội TP Hà Nội cũng đề nghị, UBND quận Cầu Giấy và UBND các phường trên địa bàn phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện rà soát những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình để giải quyết ngay theo đúng quy định".
Theo Danviet
Thủ tướng: Thuế nhà Bộ Tài chính đưa ra chưa phải là quyết định cuối cùng Làm việc với UB Trung ương MTTQ Việt Nam sáng 17/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập chuyện thời sự về đề xuất thuế tài sản mà Bộ Tài chính đưa ra ít ngày qua. Thủ tướng cho biết, đây chưa phải là kết luận cuối cùng. Bộ Tài chính đang lấy ý kiến người dân và sẽ tiếp tục lắng nghe....