PGS Trần Đắc Phu: ‘Không tiêm vaccine COVID-19 ồ ạt’
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Bộ Y tế sẽ không tiêm vaccine ngừa COVID-19 ồ ạt để đảm bảo đưa vaccine an toàn nhất cho người dân.
Tại cuộc họp sáng 23/2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 thảo luận một số vấn đề liên quan đến tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Ông Trần Đắc Phu, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế) khẳng định: “Vấn đề vaccine ngừa COVID-19 được Cục Y tế dự phòng thực hiện phối hợp với Cục Dược cấp phép, lên kế hoạch phân phối và Cục Đào tạo (Bộ Y tế) theo dõi đánh giá hiệu quả. Chúng ta sẽ không phải tiêm ồ ạt và không theo dõi. Đây là cách làm khôn ngoan để vừa chống dịch vừa kiểm soát độ an toàn để đảm bảo đưa vaccine ngừa COVID-19 an toàn nhất cho người dân”.
Vị chuyên gia này cũng cho biết, các loại vaccine khi về Việt Nam, như trước đây là Quinvaxem hay ComBE Five, đều được thử nghiệm đánh giá an toàn.
Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đây là tình huống khẩn cấp nên Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị để tiêm vaccine này cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng nguy cơ theo đúng kế hoạch.
Cuộc họp sáng 23/2 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19. (Ảnh: VGP/Đình Nam)
Video đang HOT
Cũng theo ông Trần Đắc Phu, ở những nước đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên diện rộng như Israel, hiện vẫn khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, các biện pháp khử khuẩn và giữ khoảng cách.
“Virus SARS-CoV-2 lây theo giọt bắn, do đó, đây vẫn luôn là các biện pháp phòng dịch hữu hiệu đầu tiên. Chúng ta phải hiểu rõ vaccine khi tiêm vào sẽ không tạo miễn dịch ngay và đặc biệt chúng ta còn phòng ngừa biến chủng virus, hướng tới miễn dịch cộng đồng với 70% dân số” , ông Trần Đắc Phu nói thêm.
Ban Chỉ đạo cho rằng chúng ta đã rất cố gắng, khẩn trương để sớm có vaccine ngừa COVID-19, nhưng không có đầy đủ ngay một lúc nên phải phân theo các nhóm đối tượng ưu tiên.
Tuy nhiên, tới đây vaccine ngừa COVID-19 sẽ được hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ, tiến tới cơ bản về lâu dài người dân sẽ được tiêm miễn phí giống như trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh đó có phần nhỏ vaccine dịch vụ dành cho những người có khả năng chi trả cao hơn.
Theo các chuyên gia, vaccine Astra Zeneca đang được nhập về Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định chất lượng. Theo đó, về nguyên tắc, khi về đến Việt Nam vaccine có thể tiêm ngay được.
Các thành viên Ban Chỉ đạo khẳng định Chính phủ đang chỉ đạo để triển khai vaccine COVID-19 sản xuất trong nước. Theo đó, sẽ rút ngắn các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo các khâu an toàn và hiệu quả trong sản xuất, phát triển vaccine.
Người Hà Nội về quê ăn Tết có phải cách ly 21 ngày?
Nhiều người Hà Nội đang lo ngại về việc về quê ăn Tết sẽ phải cách ly 21 ngày để phục vụ công tác phòng chống dịch.
Ngày 4/2, PGS. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định hiện nay thì người đi từ vùng dịch về các địa phương sẽ phải cách ly tập trung 21 ngày.
Vùng dịch là nơi được cơ quan thẩm quyền xác định là có dịch và được phong toả chặt chẽ. Vì vậy, theo ông Phu, căn cứ vào tình hình dịch hiện nay thì chưa cấm việc người Hà Nội không nằm trong vùng dịch đi các nơi. Nghĩa là không phải cứ người ở Hà Nội đi về các địa phương là phải thực hiện biện pháp cách ly tế (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) trong 21 ngày.
(Ảnh minh hoạ)
Người Hà Nội hay bất kỳ địa phương nào về quê ăn Tết đều phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh bằng việc không đi lại những chỗ không cần thiết, có thể di chuyển bằng phương tiện xe riêng hoặc thuê xe là tốt nhất.
"Nếu đi bằng các phương tiện công cộng thì phải chấp hành theo quy định của đơn vị vận chuyển (nhà xe, hãng hàng không, bến tàu...) như ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn...", ông Phu nói.
Vụ việc vừa qua cho thấy nguy cơ lây lan dịch bệnh ở Việt Nam rất lớn khi chúng ta vừa nới lỏng một số hoạt động... Do đó, để hạn chế nguy cơ lây lan và tăng hiệu quả trong công tác phòng chống dịch, người dân cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của chính quyền.
Mỗi người cần có trách nhiệm hơn trong phòng chống dịch, tuân thủ khai báo y tế đầy đủ, thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế về thông điệp 5K: "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế".
"Trong dịp Tết này nhu cầu đi lại của mọi người rất lớn nên cần đặc biệt tuân thủ các biện pháp phòng bệnh. Tôi nghĩ, trong lúc này chúng ta không nên tổ chức những việc không cần thiết như liên hoan tất niên, gặp gỡ tổ chức ăn uống, nhậu nhẹt không cần thiết vì sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Hy vọng, chúng ta sẽ khống chế được dịch để người dân đón Tết an lành" , ông Phu nói.
Theo quy định, việc cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19 hiện bao gồm các hình thức sau:
Cách ly tại nhà, nơi cư trú theo quyết định 879.
Tại cơ sở cách y tế tập trung theo quyết định 878.
Tại khách sạn theo quyết định 1246.
Cách y y tế vùng có dịch theo quyết định 3986.
Cách ly y tế tại cơ sở khám chữa bệnh theo quyết định 151.
Người Việt Nam cần làm gì khi COVID-19 đang lây lan trong cộng đồng? Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, người dân không nên quá lo lắng, nhưng cũng không được chủ quan vì cơ quan chức năng chưa tìm được nguồn lây bệnh. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt...