PGS Nguyễn Thị Bay: ‘Đông y như một cái vườn hoang, đầy cỏ dại và sâu bọ’
Theo PGS Nguyễn Thị Bay, nguyên Trưởng bộ môn Y học cổ truyền (ĐH Y Dược TP.HCM), Đông y trên mạng xã hội giờ như một cái vườn hoang, đầy cỏ dại và sâu bọ.
Chỉ cần gõ từ khóa “đông y”, “ thuốc gia truyền” trêm công cụ tìm kiếm Google, Youtube, lập tức ra hàng loạt quảng cáo về công dụng, loại bệnh chữa, thầy lang của những phương thuốc này.
Không ít người tin vào những quảng cáo này mà “nhắm mắt nhắm mũi” mua uống dù không biết mức độ an toàn và công dụng chữa bệnh ra sao. Mới đây nhất, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cấp cứu hai bệnh nhân trong tình trạng suy gan, suy thận do nhiễm độc thuốc nam chỉ vì tin vào quảng cáo thuốc trên mạng mua về uống.
Tin quảng cáo, bệnh không khỏi còn nặng thêm
Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, chị N.T.N. (26 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) đã tìm đến thuốc đông y và trở thành nạn nhân của một bài thuốc gia truyền rao bán trên mạng.
Chị T. bị mụn trứng cá nhiều ở mặt, cổ, là con gái nên chị rất tự ti mỗi khi ra ngoài. Mặc dù đã chạy chữa ở nhiều phòng khám da liễu nhưng không khỏi, chị đã tìm đến đông y với hi vọng nhan sắc được cải thiện, nhưng cuối cùng phải nhập viện trong tình trạng nặng hơn.
” Từ lúc dậy thì đến giờ là tôi nổi mụn nhiều ở mặt, lưng và nổi hạch, chữa hoài không hết mụn, nghe theo giới thiệu của người quen tôi lên Youtube mua thuốc Bắc về sắc uống. Người bán nói nguyên liệu thuốc là lá cây giúp bổ gan, tiêu mụn nhọt, không độc hại. Sau một tuần sử dụng, mụn mọc dữ dội hơn, sưng tấy, đỏ lên khắp mặt, khắp người, tôi phải ngưng và đi bệnh viện ngay” , chị T. nói.
Tin vào quảng cáo thuốc đông y trên mạng, nhiều người “tiền mất tật mang”.
Nhiều người bệnh khi tự mua thuốc trên mạng để điều trị bệnh thường có xu hướng tham khảo các ý kiến phản hồi của những người đã từng sử dụng thuốc đó, đặt niềm tin vào truyền thông, quảng cáo. Do vậy, một số người bán thuốc dùng chiêu bỏ tiền ra mua lượt tương tác, thuê người viết những đánh giá, bình luận trên các trang bán hàng khen ngợi công hiệu của thuốc, nhằm tạo độ tin tưởng cho người bệnh. Chính vì lẽ đó, không ít người đã bị các “gian thương” lừa dối để trục lợi.
Video đang HOT
Anh V.C.T. (ngụ Quận 7, TP.HCM) bị viêm xoang mãn tính, thấy quảng cáo thuốc chữa viêm xoang trên một trang mạng nhận được nhiều bình luận tốt và có gắn mác “quảng cáo truyền hình”, anh đã tìm mua thuốc và uống. Anh T. cho biết, sau gần nửa tháng uống thuốc, anh thấy bệnh không thuyên giảm. Sau đó anh phát hiện gan men gan tăng cao bất thường có dấu hiệu suy gan do uống thuốc nam lâu ngày.
“Tôi thấy quảng cáo như trên đài truyền hình nhiều người khen nên mua, uống được chừng đâu nửa tháng gì đó thì ngưng vì không thấy bệnh bớt. Cũng nghĩ ngưng là không sao, ai ngờ mấy bữa thấy đau đau, khó thở đi khám mới biết gan men lên cao, tổn thương đúng là mình dại thì mình chịu” , anh T. nói.
PGS TS BS Nguyễn Thị Bay.
“Đông y như một cái vườn hoang”
Theo PGS TS BS Nguyễn Thị Bay, Nguyên Trưởng bộ môn Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP.HCM, Đông y cũng phải dựa trên bằng chứng khoa học, chứng minh hiệu quả các bài thuốc, các công thức huyệt châm cứu, các phương pháp tập luyện và hiệu quả của nó… chứ không chỉ dựa trên kinh nghiệm gia truyền.
Theo PGS Bay, khi có bệnh, người bệnh cần đi khám bệnh, bác sĩ sẽ quyết định nên chữa trị như thế nào, dùng phương pháp gì, là con đường ngắn nhất giúp phục hồi sức khoẻ, không nên tin qua truyền miệng, qua quảng cáo mà không có cơ sở (không qua nghiên cứu, không qua kiểm định và cho phép của Bộ Y tế).
” Đông y như cái vườn hoang, ở đó đầy cỏ dại và sâu bọ”, tôi muốn nói thêm là tự do nhận là thầy thuốc, quảng cáo tràn lan, có người chỉ dựa vào hiểu biết cá nhân (chưa có cơ sở khoa học), kinh nghiệm truyền miệng mà tự cho mình là thầy thuốc lừa người bệnh.
Vẫn còn đâu đó những con sâu làm rầu nồi canh, vẫn chạy theo tiền bạc lại thiếu hiểu biết nặng nề bỏ thêm tân dược vào trong thuốc Đông y để tăng tác dụng…và quảng cáo, làm mất mặt Đông y, hại người bệnh. Cần đào tạo, giáo dục để không còn là vườn hoang, mà là vườn thuốc” , BS Bay nói.
Cũng theo PGS Bay, theo quy định hiện hành, để được chứng nhận là cơ sở đông y gia truyền thì cơ sở đó phải có 3 đời làm nghề đông y, được trạm y tế, chính quyền địa phương xác nhận. Sau đó Sở Y tế cấp phép, cấp giấy chứng nhận lưu hành thì mới đủ điều kiện mở cửa hàng kinh doanh thuốc chữa bệnh.
Tình trạng không phải là cơ sở đông y nhưng bán thuốc núp dưới danh nghĩa “bài thuốc gia truyền 3 đời” để lừa người cả tin, đang là mối nguy lớn cho người bệnh và cộng đồng.
Loạn "thần y" trên mạng xã hội
Nhiều bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do tin lời quảng cáo của các "thần y", thuốc gia truyền... trên các trang mạng
Trong thời gian gần đây khi xem các chương trình trên mạng (nhiều nhất là chương trình ca nhạc, kể cả chương trình thiếu nhi) người xem rất bực mình khi phải xem những nội dung quảng cáo về "thần y" chữa bệnh khắp nơi từ Bắc chí Nam.
"Nhà tôi 3 đời chữa bệnh"
Nội dung các quảng cáo này rất sốc như "Tin bão khẩn cấp", sau đó giới thiệu nội dung quảng cáo chữa bệnh. Theo lời quảng cáo thì các "thần y" có thể chữa bách bệnh như yếu sinh lý, hiếm muộn, vô sinh, xương khớp, suy thận, tiểu đường... Nội dung quảng cáo cam kết chữa khỏi, không khỏi sẽ trả lại tiền, hay "nhà tôi đã 3 đời chữa bệnh".
Thế nhưng không ít người đã phải nhập viện trong tình trạng thập tử nhất sinh vì nghe theo lời quảng cáo này. Mới đây, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết BV đang điều trị cho bệnh nhân N.T.Đ, 73 tuổi, ở Hà Nam được đưa vào cấp cứu trong tình trạng mê man, suy hô hấp. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định, bà Đ. bị suy gan, suy thận nặng.
Gia đình bệnh nhân cho biết bà Đ. mắc viêm gan B và viêm đa khớp nhiều năm nay. Mặc dù vẫn đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thế nhưng khi nghe thông tin ở đâu có loại thuốc nam "chữa bệnh hay" là bà Đ. lại tìm mua để sử dụng thêm.
Một trường hợp nguy kịch cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương sau khi uống thuốc nam trôi nổi Ảnh: HẢI ANH
Theo bác sĩ Nguyễn Viết Nam, Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới trung ương, thời gian qua BV liên tục tiếp nhận các trường hợp ngộ độc do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Trung bình, mỗi tháng tiếp nhận khoảng 20 trường hợp, hầu hết các bệnh nhân đều bị suy gan, suy thận.
Bác sĩ Nam cho rằng các loại thuốc nam gia truyền từ xưa có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh nhưng phải là các sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép. Với các sản phẩm trôi nổi không loại trừ việc thuốc có thể bị trộn thêm các chất khác từ tây y, thậm chí là các chất cấm sử dụng. Phổ biến nhất là thuốc nam trộn corticoid với liều cao để giảm đau, kháng viêm, giúp bệnh nhân viêm khớp giảm triệu chứng đau rất nhanh nhưng hậu quả lâu dài hết sức nặng nề.
Trước đó, BV Bệnh Nhiệt đới trung ương cũng đã tiếp nhận 1 bệnh nhân (63 tuổi, có tiền sử bệnh đái tháo đường 20 năm) trong tình trạng nguy kịch, vật vã, tụt huyết áp. Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân bị suy thận, suy đa tạng, toan chuyển hóa, toan lactic rất nặng. Theo các bác sĩ, nhiễm toan lactic là tích tụ acid lactic trong máu. Sau hồi sức tích cực, sức khỏe bệnh nhân khả quan hơn, song tiên lượng vẫn nặng.
BV gửi túi thuốc nam do người nhà cung cấp tới Viện Pháp y quốc gia để phân tích thành phần. Kết quả, thuốc viên có thành phần phenformin, đây là nguyên nhân chính khiến người đàn ông rơi vào tình trạng nguy kịch. "Chất này giúp hạ đường huyết nhanh nhưng có nhiều tác dụng phụ. Ngộ độc phenformin gây tỉ lệ tử vong lên tới 60%. Nhiều năm qua, Việt Nam và các nước trên thế giới đã cấm lưu hành phenformin" - bác sĩ Nam thông tin.
Chỉ giảm triệu chứng, có thể tái phát
Theo lãnh đạo Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế), trong thời gian gần đây cục đã tiếp nhận nhiều phản ánh của các cơ quan truyền thông, báo chí về các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền, kinh doanh dược cổ truyền và quảng cáo sai sự thật về khám chữa bệnh y học cổ truyền trên mạng, cụ thể là các ứng dụng YouTube, Facebook... tại các địa phương.
Rất nhiều "lang băm" không có bằng cấp đã tự tôn vinh mình là "thần y", lương y "3 đời", quảng cáo thuốc chữa các bệnh mãn tính không thể chữa khỏi như: gout, đái tháo đường, khớp, thậm chí chữa khỏi cả ung thư giai đoạn cuối.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y dược cổ truyền khẳng định những quảng cáo thuốc đông y chữa dứt điểm nhiều bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo lan tràn trên mạng xã hội hiện nay là không đúng sự thật. Đối với một số bệnh mãn tính như xương khớp, tiểu đường, thoái hóa đốt sống thuốc đông y hay tây y đều không thể chữa khỏi mà chỉ giảm triệu chứng và có thể tái phát sau một thời gian. Đặc biệt, thuốc đông y, thuốc nam không chữa được các bệnh sùi mào gà, lậu, giang mai. Bệnh nhân bị bệnh này đều phải đi khám và điều trị bằng thuốc tây mới có thể khỏi bệnh.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thông tin "thần y" trên mạng xã hội. Văn bản nêu rõ, Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan kiểm tra, có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp với tình trạng loạn "thần y" tự xưng trên mạng xã hội hiện nay.
Ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền, cho biết cục đang họp bàn để đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động khám chữa bệnh y dược cổ truyền tại địa phương, cũng như quảng cáo "thần y" lan tràn trên mạng xã hội. Sau khi có phương án, cục sẽ trình Bộ Y tế xem xét, triển khai thực hiện.
GS-TS Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, cho biết có khoảng 40 trang mạng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của ông cắt ghép vào các video quảng cáo thuốc đông y chữa khỏi bệnh gây hiểu lầm. "Tôi đã nhiều lần phản ánh, gửi khiếu nại về các trang web này nhưng họ vẫn dùng hình ảnh của tôi" - GS Bình bức xúc.
Quảng cáo thuốc gia truyền ba đời: Chữa bệnh bằng... niềm tin? Với những chiêu quảng cáo hiệu quả 'trên trời,' nhiều người nghĩ rằng 'thuốc ba đời gia truyền' được quảng cáo ra rả trên YouTube sẽ tốt nhưng thực chất, thuốc chỉ chữa được bệnh bằng... niềm tin. Ảnh minh họa "Bà con ai đang gặp các vấn đề về xương khớp gọi cho tôi. Tôi cam kết chữa khỏi 100%." "Nhà tôi...